Hệ số NIM là gì? Cách tính chỉ số NIM

NIM là chỉ số được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong ngành kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, đây là một trong những thuật ngữ cơ bản nhất mà hầu hết các nhà đầu tư cần biết tới.

NIM là viết tắt của từ tiếng Anh “Net Interest Margin”, nghĩa là tỷ lệ thu nhập lãi thuần hay tỷ lệ biên lãi ròng, được hiểu đơn giản là tỷ lệ chênh lệch giữa thu nhập lãi ròng của tổ chức và ngân sách mà tổ chức tài chính đó phải trả.

Hệ số NIM là gì? Vì sao NIM quan trọng đối với ngân hàng?
NIM là một chỉ số quan trọng trong ngành ngân hàng.

NIM được đo lường và biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm, với công thức như sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) = (Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản sinh lời từ lãi bình quân) x 100

Trong đó:

- Thu nhập lãi thuần = (chi phí lãi và thu nhập tương tự) – (chi phí lãi và chi phí tương tự)

- Tổng tài sản sinh lời bình quân = Tổng của các khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, tiền cho vay khách hàng (không bao gồm dự trù rủi ro), tiền chứng khoán đầu tư

Mỗi ngân hàng đều có một chỉ số NIM khác nhau và hệ số này sẽ luôn thay đổi liên tục. Sự khác nhau này xảy ra là bởi vì hệ số NIM còn bị tác động bởi nhiều yếu tố, đó là quy mô, mô hình kinh doanh của từng ngân hàng, thương hiệu, khách hàng, lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn, chất lượng tín dụng, và chi phí hoạt động.

Vì sao NIM quan trọng đối với ngân hàng?

Hệ số NIM phản ánh tốc độ tăng trưởng thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí thông qua đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp.

Như vậy, nếu tỷ lệ NIM thấp hoặc âm, chứng tỏ ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả. Ngược lại, hệ số NIM cao cho thấy ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí từ lãi, hay khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn. Tuy nhiên cũng cần thận trọng khi đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang áp dụng lãi suất cho vay cao, hoặc đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Về tầm quan trọng đối với ngân hàng, chỉ số NIM giúp nhà quản trị ngân hàng đánh giá khả năng sinh lời của chính ngân hàng đó; đồng thời so sánh khả năng sinh lời của các ngân hàng với nhau; xác định mức độ cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường; và giúp ngân hàng đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Vì sao NIM quan trọng đối với nhà đầu tư?

Dựa vào chỉ số NIM, các nhà đầu tư, khách hàng có thể đánh giá được “sức khoẻ” của ngân hàng và xem xét có nên rót vốn đầu tư vào một tổ chức tài chính, ngân hàng nào đó không.

Để đánh giá tỷ lệ NIM của một ngân hàng, nhà đầu tư cần so sánh của các ngân hàng khác và so sánh với chính ngân hàng đó trong quá khứ. Thông thường, ngân hàng có tỷ lệ cao hơn mức trung bình ngành là một dấu hiệu tốt, cho thấy ngân hàng đang quản lý tốt việc cho vay và đi vay tiền để đạt mức độ sinh lời tốt hơn so với các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, một tỷ lệ NIM quá cao có thể báo hiệu cho nhà đầu tư về rủi ro tài chính của ngân hàng, vì nó có thể chỉ ra rằng ngân hàng đang chấp nhận mức rủi ro cao hơn từ việc cho vay để tăng doanh thu.

Mặt khác, hệ số NIM không đánh giá tất cả các yếu tố đầu tư của một công ty, các nhà đầu tư nên xem xét nhiều khía cạnh và thông số khác để đưa ra quyết định chính xác nhất.