Tại tờ trình gửi UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố, Sở Tài chính vừa đề xuất UBND TP tăng giá nước sạch từ trung bình 8.300 đồng/m3 lên 11.911 đồng/m3 trong 6 tháng cuối năm nay và 13.323 đồng/m3 trong năm 2024.

Dự kiến giá bán lẻ nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024; Cụ thể:

Với mức sử dụng 10-20m3 (hộ/tháng) tăng từ 7.052 đồng/m3 lên 8.800 đồng/m3 và lên 9.900 đồng/m3 tương ứng.

Với mức sử dụng từ 20-30m3 (hộ/tháng) tăng từ 8.669 đồng/m3 lên lần lượt mức 12.000 đồng/m3 và 16.000 đồng/m3.

Mức giá nước sinh hoạt cao nhất trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 khi sử dụng trên 30m3 (hộ/tháng).

Hà Nội dự kiến tăng giá bán lẻ nước sinh hoạt lên 1.500 đồng/m3
Hà Nội dự kiến tăng giá bán lẻ nước sinh hoạt lên 1.500 đồng/m3

Sở Tài chính cho biết, với các phương án trên, trung bình giá nước điều chỉnh 6 tháng cuối năm 2023 là 11.911 đồng/m3 (bằng 104% so với giá bình quân). Còn năm 2024, giá điều chỉnh trung bình là 13.323 đồng/m2, mức điều chỉnh tăng 12% so với 6 tháng cuối năm 2023.

Sở đề xuất TP Hà Nội tăng giá nước sạch từ trung bình 8.300 đồng/m3 lên hơn 11.900 đồng/m3 trong 6 tháng cuối năm 2023 và 13.323 đồng/m3 năm 2024.

Theo tính toán của Sở Tài chính, với nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100-150 lít/ngày/người thì một gia đình sẽ sử dụng 10-16 m3/tháng. Nghĩa là số tiền phải chi thêm là 15.000-26.000 đồng/tháng.

Tại khu vực nông thôn, với mức tiêu dùng 50-70 lít/ngày/người thì một hộ gia đình sẽ là 6-8m3/tháng và số tiền phải chi thêm 10.000-13.000 đồng/tháng.

Theo Sở Tài chính Hà Nội, mức tăng theo lộ trình, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt. Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ tại thành thị trong một tháng thì chỉ chiếm 0,72%.

Lý giải nguyên nhân tăng giá nước, Sở Tài chính cho hay, nhu cầu sử dụng nước sạch tại Hà Nội ngày một tăng, đồng thời sản lượng và chất lượng nước sạch ngày càng cao, trong khi nguồn nước ngầm suy giảm và có dấu hiệu ô nhiễm, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách rất hạn chế.

Tổ công tác thẩm định phương án điều chỉnh giá nước gồm cán bộ của 6 sở ngành đã tính toán nhu cầu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100-150 lít/ngày/người.

Như vậy, mỗi hộ gia đình sẽ dùng 10-16 m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm là 15.000 - 26.000 đồng/tháng. Tại khu vực nông thôn, mức dùng 50-70 lít/ngày/người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8 m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm là 10.000 - 13.000 đồng/tháng.

Sở Tài chính Hà Nội nêu rõ: "Mức tăng thiết kế theo lộ trình hai đợt, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt vì tiền nước chỉ chiếm 0,72% tổng thu nhập và chi tiêu mỗi tháng của một hộ gia đình tại khu vực thành thị”.

Thông tin tới báo chí về lộ trình tăng giá nước sạch sinh hoạt, ông Nguyễn Xuân Sáng, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, hiện chi phí cấu thành giá nước sạch như tiền lương, nhân công... tăng dẫn đến phải tăng giá nước sạch.

“Tại dự thảo phương án giá trình UBND thành phố, Sở cũng đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch đối với các đối tượng sử dụng… Theo tính toán của liên ngành, với phương án giá dự kiến, CPI sẽ tăng khoảng 0,17%, không có tác động lớn đến giá của các hàng hóa, dịch vụ có liên quan”, ông Sáng nói.

Việc điều chỉnh giá nước sinh hoạt dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2023.