Đất thổ cư là gì?

Đất được chia làm 3 nhóm gồm: Đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
Đất được chia làm 3 nhóm gồm: Đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

Đất được chia làm 3 nhóm gồm: Đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

Đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ…

Đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác.

Đất chưa sử dụng gồm: các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Tuy nhiên, theo pháp luật đất đai thì không có loại đất nào có tên gọi là đất thổ cư, đất thổ cư không phải là loại đất theo quy định của pháp luật đất đai mà đây là cách thường gọi của người dân.

Theo khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).

Thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư

thì tất cả các loại đất mà không phải là đất ở thì không được xây dựng nhà ở, muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Tất cả các loại đất mà không phải là đất ở thì không được xây dựng nhà ở, muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 thì tất cả các loại đất mà không phải là đất ở thì không được xây dựng nhà ở, muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ điểm d và điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, tất cả các loại đất muốn chuyển sang đất ở (đất thổ cư) phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, chỉ khi nào có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) thì hộ gia đình, cá nhân mới được xây dựng nhà ở trên các loại đất khác (loại đất trước đó không phải là đất ở).

Hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở khi đủ 02 điều kiện sau: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở (nếu không cho phép thì phải đợi); Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Lưu ý: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được công khai nên người dân có thể tự mình kiểm tra hoặc hỏi ý kiến của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.

Kết luận: Đất thổ cư là đất ở, tất cả các loại đất khác muốn chuyển lên đất thổ cư phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Các bước xin chuyển sang đất thổ cư

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Giai đoạn này thì người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất.

Bước 4. Trả kết quả

Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Khi chọn mua đất thổ cư cần lưu ý điều gì?

Khi chọn mua đất thổ cư cần lưu ý điều gì?
Khi chọn mua đất thổ cư cần lưu ý điều gì?

Tìm hiểu thông tin chung về khu đất

Việc trước tiên nên làm khi quyết định mua một mảnh đất thổ cư đó là cần phải tìm hiểu thật kỹ khu đất đó thuộc khu dân sinh có tốt không, giao thông có thuận tiện không. Nếu như mảnh đất gần trường học, bệnh viện, chợ,. đó sẽ rất thuận tiện.

Bên cạnh đó, cần phải rất chú ý đó là các vấn đề về pháp lý như mảnh đất cần mua có nằm trong diện giải tỏa, vực hay không. Đồng thời, cũng nên kiểm tra hồ sơ địa chính Sở Tài Nguyên và Môi trường hoặc cấp xã, huyện có dự án nào không.

Đất phải có sổ đỏ

Vấn đề vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất. Tốt hơn hết nên mua đất đã có sổ đỏ nhận quyền sử dụng đất) hợp pháp của chính mảnh đất mình cần mua để tránh tranh chấp và dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu có có thu hồi.

Có rất nhiều trường hợp chẳng hạn như mảnh đất chúng ta muốn mua có diện tích chỉ 40m2, tuy nhiên khi yêu cầu xem sổ đỏ thì trong sổ lại có diện tích lớn hơn 40m2 (có thể là 80m2 hoặc lớn hơn, tức là phần đất mà họ rao bán là phần nằm trong sổ lớn này và phần này chưa có tách sổ). Có thể chủ nhà sẽ lấy lí do đang chờ tách sổ và trước mắt bán với hình thức tạm viết tay đến khi có sổ sẽ chuyển cho chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể xác định được thời điểm tách sổ nên khi quyết định vội vàng bạn sẽ có nguy cơ "tiền mất tật mang" bởi pháp luật không công nhận mua bán theo hình thức này.

Vị thế và diện tích mảnh đất

Mảnh đất tốt nhất đó là chiều rộng (thường gọi là mặt tiền) và chiều dài (hay chiều sâu) có một tương quan tỷ lệ (thích hợp nhất là cạnh rộng bằng 2/3 cạnh dài sẽ dễ bố trí được ngôi nhà đẹp).

Nếu bạn là người làm ăn kinh doanh hẳn sẽ rất coi trọng vấn đề về vị thế mảnh đất. Mảnh đất phải nằm ở vị trí đẹp, bằng phẳng, phía trước mặt không nên có cây lớn, cột điện, hay con đường cắm thẳng vào khu đất bởi điều này theo phong thủy là không tốt

Môi trường sống xung quanh

Tuy là đất thổ cư nhưng mảnh đất mà bạn đang định mua nếu rước đó làm bãi rác, nhà tù hay nghĩa trang thì nên tránh. Nếu là đất đất ruộng, đất nông trại hay đất mới khai khẩn thì rất tốt. Những khu đất trong khu vực có dân trí cao, đường rộng hè thoáng ô tô có thể vào được, điện nước đầy đủ,… luôn hấp dẫn người mua.

Mảnh đất, nhà tạm không nằm trên hệ thống cống thoát nước

Có không ít ngôi nhà cũ, đặc biệt là ở những khu tập thể cũ ngày xưa vì nhiều lý do cơi nới, hoặc thay đổi hình dạng mảnh đất nên có những trường hợp mảnh đất nằm trên hệ thống thoát nước thải của khu. Vấn đề này rất nghiêm trọng, bởi nó không những ảnh hưởng không tốt tới vấn đề phong thủy mà còn gây cản trở rất lớn khi bạn có ý đinh xây nhà, tiến hành đào móng....

Cần tìm hiểu kỹ về địa chất mảnh đất

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng nhà sau này. Những khu đất nằm trên các khu vực ao hồ lấp địa chất nền đất thường rất yếu. Do đó, khi mua đất cần tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Địa chất nền đất yếu sẽ dẫn đến rất tốn kém về chi phí gia cố nền đất về sau.

Lối đi vào không có tranh chấp

Thực tế tại những đô thị lớn có rất nhiều mảnh đất mà lối vào đang xảy ra tranh chấp chưa thể giải quyết. Cũng vì nguyên nhân này mà rất nhiều gia đình rao bán đất. Nếu chúng ta không để ý và không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định mua và rồi sau đó mới phát hiện ra thì đã quá muộn. Không ít người mua nhà gặp phải tình huống dở khóc dở cười này.

Phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan trong hợp đồng mua đất

Khi mua đất thổ cư, cần thận trọng trong những vấn đề liên quan tới hợp đồng mua đất, chẳng hạn như hợp đồng phải có chữ ký xác nhận của cả chồng và vợ (bên bán), con cái, bố mẹ, anh chị em trong gia đình (xem trong sổ hộ khẩu gia đình) để tránh tranh chấp về tài sản sau đó. Nhất là hợp đồng này phải có xác nhận của cơ quan công chứng. Với những trường hợp đất là tài sản thừa kế, thì trước khi làm hợp đồng đặt cọc, những thành viên được thừa kế phải cùng ký vào biên bản đồng ý bán đất. Làm như vậy bạn mới chắc chắn và không sợ tranh chấp giằng co.