Công nghệ AI có thể hỗ trợ quá trình khử carbon ở những ngành khó "xanh hóa" nhất, the The Economist.
Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (công nghệ AI) có thể dẫn đến một "cơn khát điện" để lại hệ lụy khôn lường tới môi trường, hệ sinh thái.
Công nghệ AI có thể tác động đến cuộc chiến với biến đổi khí hậu theo cả hai khía cạnh tốt và xấu tùy vào cách nó được sử dụng như thế nào. (Ảnh minh họa: Rose Wong/The Economist)
Ước tính, một truy vấn gửi tới ChatGPT tiêu tốn lượng điện gấp mười lần so với một lượt tìm kiếm truyền thống. Phát thải khí nhà kính của Google đã tăng gần 50% từ năm 2019 đến 2023, khi làn sóng công nghệ AI bùng nổ. Microsoft cũng ghi nhận mức tăng gần 30% kể từ năm 2020. Khi các tập đoàn tiếp tục đổ tiền vào xây dựng trung tâm dữ liệu mới, viễn cảnh lượng điện tiêu thụ tiếp tục leo thang là điều khó tránh.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những lo ngại bi quan có thể đã bị thổi phồng. Xét trên tổng thể, công nghệ AI có thể không tiêu hao năng lượng nhiều như chúng ta tưởng. Quan trọng hơn, AI thực sự có tiềm năng hỗ trợ quá trình phi các-bon hóa ở những ngành vốn rất khó chuyển đổi.
Công nghệ AI có thể "xanh hóa" những ngành khó cải thiện nhất
Xét đến mức độ tiêu thụ điện của AI, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo điện năng tiêu thụ của các trung tâm dữ liệu có thể tăng gấp ba lần trong vòng 5 năm tới.
Nhưng ngay cả khi điều này xảy ra, con số hiện tại vẫn còn khá thấp: trung tâm dữ liệu chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng điện năng tiêu thụ toàn cầu – mà phần lớn trong số đó là do phát video trực tuyến, mạng xã hội và mua sắm online chứ không phải do công nghệ AI.
Hơn thế nữa, một phần năng lượng AI sử dụng có thể được "hoàn vốn" bằng những đóng góp của nó trong việc làm xanh nền kinh tế. Hiện, AI rất giỏi trong việc nhận diện mô hình phức tạp, xử lý tập dữ liệu khổng lồ và tối ưu hóa hệ thống – những điều then chốt để giảm phát thải.
Trên thực tế, AI hiện đã góp phần nâng cao hiệu suất lưới điện, giảm nhiên liệu tiêu thụ trong ngành vận tải biển và phát hiện các rò rỉ khí methane – một loại khí nhà kính mạnh nhưng thường khó nhận biết.
Giải pháp nào để tận dụng AI hiệu quả vì khí hậu?
Theo tờ The Economist, nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp là tối ưu hóa các lợi ích trên, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu. Một giải pháp lý tưởng là đặt mức giá carbon hợp lý để thị trường tự điều chỉnh.
Nhưng trong khi viễn cảnh một mức giá carbon toàn cầu còn xa vời, có ba hướng đi khả thi hơn:
Thứ nhất: Tăng cường minh bạch
Hiện rất khó xác định chính xác lượng điện tiêu thụ của mỗi mô hình AI. Từ tháng 8/2026, Liên minh châu Âu sẽ yêu cầu một số nhà phát triển AI công bố chi tiết mức tiêu thụ năng lượng. Theo đó, cách làm nên được nhân rộng.
Thứ hai: Cải tổ mô hình vận hành trung tâm dữ liệu
IEA cho biết nếu có thể phân bổ linh hoạt tải công việc giữa các trung tâm dữ liệu theo thời gian và địa điểm, hệ thống điện sẽ được vận hành hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp cân bằng tốt hơn với nguồn điện tái tạo có tính chất ngắt quãng như năng lượng mặt trời hay gió.
Thứ ba: Doanh nghiệp cần giữ đúng cam kết môi trường
Microsoft cam kết trở thành doanh nghiệp “âm carbon” vào năm 2030. Một số tập đoàn khác như Amazon sử dụng tín chỉ năng lượng tái tạo để bù đắp lượng điện tiêu thụ từ nguồn không sạch. Dù tín chỉ này có ích, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về tính minh bạch và hiệu quả thật sự.
Cách tiếp cận bền vững hơn là các tập đoàn công nghệ nên tận dụng chính nhu cầu tiêu thụ điện lớn của mình để thúc đẩy quá trình phi carbon hóa lưới điện. Tại Mỹ, họ hiện là nhóm khách hàng lớn nhất mua điện sạch theo các hợp đồng dài hạn.
Các doanh nghiệp có thể tiến xa hơn nữa: đầu tư trực tiếp vào sản xuất điện sạch, hỗ trợ cải cách quy hoạch, và phát triển các nguồn năng lượng thay thế như địa nhiệt, hạt nhân.
Nếu tận dụng tối đa các chiến lược này, công nghệ AI không chỉ là nghi phạm trong cuộc chiến khí hậu mà có thể trở thành một người hùng thực sự.
Cuộc đua phát triển tác nhân AI đang bước vào giai đoạn bùng nổ, khi các tập đoàn công nghệ trong nước và quốc tế không ngừng giới thiệu nền tảng mới, tích hợp AI tạo sinh, thị giác máy tính và trí tuệ đệ quy. Tác nhân AI được kỳ vọng trở thành hạ tầng cốt lõi cho tự động hóa tương lai.
Cảnh sát xác định, từ năm 2021 đến nay, đường dây này đã sản xuất tới 573 nhãn hiệu sữa bột hướng đến nhiều đối tượng đặc biệt như người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai. Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã liên doanh, liên kết với nhiều người khác, lập ra 9 công ty, tạo nên hệ sinh thái sản xuất, phân phối sữa giả.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết, vừa kiểm tra đột xuất 2 cơ sở mang tên 'Thẩm mỹ viện Athena' và 'Bvien Mỹ' hành nghề khám, chữa bệnh thẩm mỹ trái phép.
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW)
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố.
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp là một trong những công cụ then chốt giúp lan tỏa thông tin quý giá, thu hút cộng đồng tham gia vào nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông tạo ra nhiều thách thức trong lĩnh vực an ninh mạng. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam sớm hoàn thiện thể chế, chính sách, đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong tình hình mới.
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã vận hành an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2025 của Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động có giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, song số người thất nghiệp vẫn trên 1 triệu người.
Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Ngày 9/4, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4, tăng 50% so với mức thuế bổ sung 34% đã công bố trước đó.
Cục Quản lý Dược yêu cầu ngừng ngay việc lưu hành lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin vi phạm chất lượng, các cơ sở phải thu hồi và trả lại sản phẩm cho đơn vị cung ứng.
Nhiều người tiêu dùng tại Mỹ đang bắt đầu đổ xô tích trữ hàng hóa trong bối cảnh lo ngại giá cả sẽ tăng mạnh sau khi vòng thuế nhập khẩu mới được chính quyền ban hành chuẩn bị có hiệu lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang “chờ cuộc gọi” từ phía Trung Quốc trước khi mức thuế quan hơn 100% được áp dụng. Đây là một tín hiệu cho thấy Mỹ vẫn để ngỏ khả năng đàm phán vào phút chót với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Asia Life (đơn vị sản xuất sản phẩm kẹo Kera) tổng số tiền hơn 224 triệu đồng.
Nhiều doanh nhân và tỷ phú giàu có đang công khai chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông tuyên bố sẽ áp dụng một loạt mức thuế khổng lồ lên các đối tác thương mại của Mỹ. Động thái này khiến thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc và gây lo ngại sâu rộng về tương lai kinh tế.
Tối 7/4, ngay sau khi chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành về phát triển thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?