Thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa gửi Quốc hội báo cáo thực hiện một số nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng thông tin, từ đầu nhiệm kỳ tới nay (2021 - 6/2023), 41 dự án nhà ở xã hội tại các đô thị đã triển khai xong, với khoảng 19.516 căn; 294 dự án với quy mô 288.499 căn đang tiếp tục triển khai, trong đó có 105 dự án được cấp phép xây dựng mới với quy mô xây dựng khoảng 85.662 căn.

Riêng nửa đầu năm 2023, 9 dự án được khởi công, sẽ cung ứng cho thị trường hơn 18.700 căn nhà khi hoàn thành. Các dự án nhà ở (xã hội, nhà cho công nhân) được đầu tư chủ yếu tại Hải Phòng, Hà Nội, Lâm Đồng, Bình Định và Bắc Giang. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách, khoảng 15.000 người thuộc đối tượng vay, thuê mua nhà ở xã hội, công nhân được giải ngân vay vốn, với tổng số tiền 6.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng nêu hàng loạt khó khăn khiến nhà ở xã hội chưa phát triển mạnh trong khi nhu cầu của người dân rất cao. Đầu tiên là thủ tục đầu tư xây dựng, mua, bán nhà ở xã hội còn phức tạp và kéo dài.

Riêng nửa đầu năm nay, 9 dự án được khởi công, sẽ cung ứng cho thị trường hơn 18.700 căn nhà khi hoàn thành. Các dự án nhà ở (xã hội, nhà cho công nhân) được đầu tư chủ yếu tại Hải Phòng, Hà Nội, Lâm Đồng, Bình Định và Bắc Giang.
Trong nửa đầu năm 2023 có 9 dự án được khởi công, sẽ cung ứng cho thị trường hơn 18.700 căn nhà khi hoàn thành. Các dự án nhà ở (xã hội, nhà cho công nhân) được đầu tư chủ yếu tại Hải Phòng, Hà Nội, Lâm Đồng, Bình Định và Bắc Giang. Ảnh minh họa

Ngoài ra, giá bán nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn của doanh nghiệp, phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định trước khi bán, cho thuê. Việc này, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, làm kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đủ hấp dẫn, có nội dung chưa thực chất nên không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư.

Khó khăn nữa, theo quy định hiện nay, các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng. Song thực tế, nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này, dẫn tới lãng phí; chủ đầu tư không được bán nên không thể thu hồi vốn.

Thêm nữa, luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong khi họ có nhu cầu thuê cho người lao động ở.

Về vốn, ngân sách chưa bố trí đủ vốn ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Nguồn vốn cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay nhà ở xã hội (theo Nghị định 100/2015) đến nay vẫn chưa được bố trí.

Lý do khác được Chính phủ nêu, rất ít địa phương bố trí các quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội. Thủ tục hành chính rườm rà, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Thực tế này dẫn đến thời gian chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, phê duyệt quy hoạch kéo dài.

Giải quyết thực trạng thiếu nhà ở xã hội, Chính phủ cho biết sẽ hoàn thiện tiếp thể chế, chính sách, như bổ sung cơ chế cho nhóm đối tượng thu nhập thấp được mua nhà ở xã hội; quy hoạch, dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; chọn chủ đầu tư dự án.

Các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân; dành quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội.

Nhu cầu mua nhà ở xã hội là rất lớn

Sáng 20-5, tại nhà thi đấu quận Cầu Giấy, hơn 1.300 người đã tham gia bốc thăm mua 149 căn hộ tại dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Sáng 20/5, hàng nghìn người đã có mặt tại nhà thi đấu quận Cầu Giấy để tham gia bốc thăm mua 149 căn hộ tại dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Tháng 4/2023, không ít người đã phải thức trắng đêm đi xếp hàng lấy số mua nhà ở xã hội tại khu N09B1 khu đô thị Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (nơi tiếp nhận hồ sơ mua dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn, đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tình trạng này diễn ra trong không ít ngày, khi chủ đầu tư dự án thông báo bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký.

Dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được xây dựng trên diện tích hơn 2.700 m2 với 32 tầng nổi, hai tầng hầm; 275 căn hộ, trong đó có 225 căn nhà ở xã hội và 50 căn thương mại. Đợt đầu tiên, chủ đầu tư mở bán 157 căn hộ nhà ở xã hội và cho thuê 68 căn.

Theo thông báo của Sở Xây dựng, dự án có 157 căn hộ để bán, 67 căn để thuê. Giá bán căn hộ được duyệt là hơn 19,5 triệu đồng/m2, giá thuê căn hộ khoảng 99.000 đồng/m2/tháng. Đây là mức giá bán dự án nhà ở xã hội lần đầu cao nhất từ trước đến nay tại Hà Nội. Như vậy, để sở hữu căn nhỏ nhất (diện tích 69,9 m2) tại dự án NHS Trung Văn, người mua cần bỏ ra khoảng 1,39 tỷ đồng và 1,52 tỷ đồng cho căn lớn nhất diện tích 76,8 m2. Trong khi đó, người thuê sẽ phải bỏ ra hơn 7 triệu đồng/tháng để thuê căn hộ dự án.

Bà Nguyễn Hoa Hồng Nhung, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng NHS - đơn vị thực hiện dự án, cho hay mỗi ngày tiếp nhận 30-40 bộ hồ sơ xin mua nhà. Đến cuối tháng 4/2023, đơn vị đã tiếp nhận hơn 400 bộ hồ sơ hợp lệ.

Đến sáng 20/5, hàng nghìn người đã đến Nhà thi đấu quận Cầu Giấy (Hà Nội) để tham dự buổi bốc thăm suất mua nhà ở xã hội tại dự án NHS Trung Văn. Theo ghi nhận của phóng viên, dù 10h sáng buổi bốc thăm mới bắt đầu nhưng từ sáng sớm, hàng nghìn người đã tập trung tại đây.

Tháng 8/2023, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội (NƠXH) NHS Trung Văn thông tin phát hiện 7 trường hợp không đủ điều kiện mua nhà. Trong danh sách 149 người bốc trúng suất mua NƠXH Trung Văn có 7 trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại các vị trí khác, hoặc nhà đất vượt quá 10 m2/người, nhưng vẫn tham gia bốc thăm. Điều này làm giảm mất cơ hội bốc thăm trúng suất mua nhà của những người có nhu cầu thật khác. Thậm chí, có trường hợp đã có sổ đỏ 300m2 đất. Các trường hợp trên bị huỷ quyền mua.