Khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chính phủ được giao khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử.
Bộ Công Thương đề xuất 5 tỉnh có tiềm năng ở khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ để xây dựng nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân có thể được xem xét tại ba khu vực: Nam Trung Bộ (dự kiến khoảng 25-30GW), Trung Trung Bộ (khoảng 10GW) và Bắc Trung Bộ (khoảng 4-5GW).
Đặc biệt, trong phần đánh giá khả năng phát triển các nhà máy điện hạt nhân lớn, Bộ Công Thương đã chỉ ra 8 vị trí tiềm năng tại 5 tỉnh, được đề cập trong Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch định hướng phát triển điện hạt nhân, bao gồm:
1. Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
2. Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
3. Thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
4. Vũng La, thôn Phú Hải, xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
5. Thôn Sơn Tịnh, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
6. Bãi Chà Là, thôn Bình Tiên, xã Cống Hải, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.
7. Thôn Gia Hòa, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
8. Thôn Văn Bân, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Mỗi vị trí được đề xuất có khả năng phát triển khoảng 4-6GW nguồn điện hạt nhân.
Hiện tại, chỉ có hai địa điểm là Phước Dinh và Vĩnh Hải (Ninh Thuận) có công bố quy hoạch cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Một số địa phương khác như Quảng Ngãi (hai địa điểm) và Bình Định (một địa điểm) cũng đang được xem xét phát triển 4 tổ máy điện hạt nhân quy mô lớn.
Bên cạnh đó, chưa có quy hoạch chính thức được công bố, các địa điểm này sẽ cần được rà soát và đánh giá lại sau 10 năm, bởi có thể sẽ có nhiều thay đổi về kinh tế xã hội và sự phát triển của các khu vực này.
Sáng 4/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một công trình trọng điểm quốc gia, gồm hai nhà máy: Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Mỗi nhà máy sẽ có hai tổ máy phát điện.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc phát triển điện hạt nhân là một đại sự quốc gia, vừa mang tính chiến lược vừa đòi hỏi sự cẩn trọng, khoa học và trách nhiệm cao. Do đó, cần huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia vào quá trình thực hiện dự án.
Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Petrovietnam đảm nhận vai trò chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Chính phủ được giao khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử.
Công ty có trụ sở tại Đan Mạch đầu tư 52 triệu USD làm nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm may mặc chất lượng cao, kho bãi và trung tâm kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu tại Bình Định.
Ngày 10/4, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức hội nghị công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, tỷ lệ 1/500.
Tiếp nối thành công của Sự kiện Showday 1 được tổ chức trong tháng 3, Đất Xanh Miền Bắc tiếp tục khuấy động thị trường với sự kiện Showday Nam tiến đầu tư bất động sản dòng tiền số 2 chuyên sâu hơn vào từng thị trường tiềm năng. Sự kiện được tổ chức vào sáng Chủ nhật, ngày 13/4/2025 tại Khách sạn Grand Plaza, Trần Duy Hưng, Hà Nội. Đây cũng là sự kiện được đông đảo khách hàng quan tâm và mong chờ, mong muốn tìm kiếm các dự án tại miền Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng từ đầu năm 2024, đà tăng mạnh của mặt bằng giá bán chung cư tại Hà nội có phần chững lại trong quý I/2025.
UBND tỉnh Khánh Hoà thông báo thu hồi hơn 10.000 m2 đất đã giao cho Công ty TNHH Granitvina Nha Trang thuộc dự án Làng biệt thự Cô Tiên.
30 tòa chung cư cũ khu tập thể Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội) hiện cao 5 tầng sẽ được tái thiết bằng 1 tòa nhà 45 tầng và 1 tòa nhà 25 tầng. Với việc tầng một áp dụng hệ số K=2, tầng 2 trở lên là 1,5 thì trung bình mỗi hộ sẽ được đền bù khoảng 70m2 sau tái thiết.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại các toà OXH2, OXH3 thuộc dự án nhà ở xã hội Kiến Hưng, quận Hà Đông đến hết ngày 9/5/2025.
Bộ Xây dựng đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận chủ trương bố trí nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024 để đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai.
Trong số 35 thửa đất được đưa ra đấu giá ở xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai), thửa có giá trúng cao nhất là 119,301 triệu đồng/m2 và thấp nhất 35,301 triệu đồng/m2.
Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị mở đợt đấu giá đầu tiên trong năm 2025 cho 12 lô đất đắc địa, chủ yếu tại TP Thanh Hóa. Đợt đấu giá này dự kiến mang về gần 1.000 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương, đặc biệt là thị trường bất động sản.
UBND TP. Hà Nội vừa có công văn số 1250/UBND – ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi) trên địa bàn TP Hà Nội.
Bộ Xây dựng vừa điều chỉnh quy hoạch sân bay Gia Bình đến năm 2030, từ phục vụ 1 triệu hành khách mỗi năm nâng lên 5 triệu hành khách/năm.
Nhà trong ngõ Hà Nội tăng giá nhẹ, giao dịch "túc tắc", mức giá dưới 5 tỷ đồng/căn được săn đón nhiều nhất
Tập đoàn Vingroup vừa có đề xuất làm dự án khu đô thị có quy mô khoảng 1.470ha tại huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định 1277 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 5918 ngày 4/12/2014 của UBND TP HCM về việc cho Công ty TNHH Một thành viên Thảo Cầm viên Sài Gòn (TCV) thuê đất tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1.
Thanh tra Chính phủ vừa công khai kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng (giai đoạn 2015 - 2022). Đặc biệt, kết luận thanh tra này đã chỉ ra việc Bộ Xây dựng có dấu hiệu "ưu ái" nhiều dự án lớn tại Nha Trang, Bắc Ninh, TP HCM và Vũng Tàu... trong thẩm định, cấp phép, điều chỉnh quy hoạch.
UBND TP giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên , với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 15.000 tỷ đồng, thực hiện năm 2025 - 2027. Tổng chiều dài khoảng 5,15km.
Dự kiến, trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?