Trước tình trạng các CTCK biến tướng huy động vốn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước, dưới các hình thức hợp tác đầu tư, tiết kiệm tiền gửi,…. Bộ Tài chính cho biết đã có văn bản yêu cầu CTCK MB, CTCK VNDirect báo cáo, giải trình về nội dung phản ánh của báo chí nói trên và đã có văn bản yêu cầu CTCK MB dừng thực hiện dịch vụ. Đối với CTCK VNDirect, Bộ Tài chính sẽ có xử lý tương tự sau khi nhận được ý kiến giải trình và tổ chức kiểm tra hoạt động một số CTCK khác.

Biến tướng huy động vốn, 2 công ty chứng khoán bị xử lý
Biến tướng huy động vốn, 2 công ty chứng khoán bị xử lý

Cụ thể, CTCK MB (MBS) có dịch vụ “Hợp tác kinh doanh chứng khoán” áp dụng cho cá nhân lẫn tổ chức. Lãi suất cao nhất 12 tháng lên 7,3%/năm. CTCK VNDirect đang triển khai dịch vụ dạng tiết kiệm tiền gửi, hoạt động tương tự ngân hàng. Công ty này quảng cáo các kỳ hạn linh hoạt từ 1 tuần – 360 ngày, lãi suất lên đến 6.5%/năm. Nhà đầu tư có thể thực hiện dịch vụ này ngay trên nền tảng giao dịch chứng khoán của MBS và VNDirect.

Trong phụ lục hợp tác kinh doanh chứng khoán, CTCK MB giải thích, giá trị góp vốn là khoản tiền của khách hàng góp vốn có kỳ hạn tại MBS nhằm mục đích hợp tác kinh doanh chứng khoán. Tại từng thời kỳ, MBS có thể đưa ra quy định giá trị góp vốn tổi thiểu với cá nhân và tổ chức khác nhau. Ngày 5/5, trang thông tin giới thiệu 2 dịch vụ trên của CTCK MB và CTCK VNDirect không còn truy cập được.

Luật Chứng khoán 2019 quy định, các CTCK chỉ được phép thực hiện 4 dịch vụ gồm: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán. Theo đó, CTCK phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của mình, không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại hay các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật...