Liên minh gần 200 tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Allianz, Nokia, IKEA, vừa kêu gọi EU giữ nguyên các quy định báo cáo và thẩm định bền vững. Họ cảnh báo việc nới lỏng luật có thể làm suy yếu năng lực cạnh tranh và tăng trưởng của doanh nghiệp châu Âu.
Liên minh gồm 198 tổ chức, doanh nghiệp kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu giữ lại các quy định quan trọng trong khung chính sách bền vững của EU. (Ảnh: ESG Today)
Ngay đầu tháng 7, một liên minh gồm
198 tổ chức, trong đó có hơn 150 doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng hàng chục tổ
chức cung cấp dịch vụ và các nhóm tập trung vào phát triển bền vững, đã ra
tuyên bố chung kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu giữ lại các quy định
quan trọng trong khung chính sách bền vững của EU.
Cụ thể, họ đề nghị giữ phạm
vi áp dụng rộng cho Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) và Chỉ thị Thẩm
định Bền vững Doanh nghiệp (CSDDD), thay vì thu hẹp như các đề xuất hiện tại.
Tuyên bố cảnh báo rằng ngoài việc
là nền tảng quan trọng để đạt các mục tiêu kinh tế và bền vững của EU, các quy
định về báo cáo bền vững, kế hoạch chuyển đổi, mục tiêu khí hậu và thẩm định
cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và tạo ra giá trị lâu
dài cho nhà đầu tư.
Trong số các tổ chức ký tên có các
tập đoàn lớn như EDF (năng lượng), Ingka Group (IKEA), Vattenfall (năng lượng),
Nokia (viễn thông), Allianz (bảo hiểm và quản lý tài sản), La Banque Postale
Asset Management (quản lý tài sản) và Nordea (dịch vụ tài chính).
Chúng tôi ủng hộ việc đơn giản hóa CSRD và CSDDD. Nhưng đồng thời, điều quan trọng là giữ nguyên các quy định cốt lõi, để doanh nghiệp cung cấp dữ liệu đầy đủ và tin cậy cho các quyết định đầu tư và hành động chuyển đổi. Doanh nghiệp vẫn phải có kế hoạch chuyển đổi khí hậu và thực hiện các bước phù hợp với mục tiêu giảm phát thải theo Thỏa thuận Paris. Chúng ta có thể đạt được báo cáo hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Tuyên bố được công bố trong bối cảnh
Ủy ban châu Âu đang triển khai sáng kiến Omnibus I, nhằm đơn giản hóa và giảm
gánh nặng tuân thủ cho doanh nghiệp. Gói Omnibus đề xuất nhiều thay đổi cho các
quy định như CSRD, CSDDD, Quy định Phân loại xanh (Taxonomy) và Cơ chế điều chỉnh
carbon biên giới (CBAM).
Một trong những thay đổi lớn nhất
là thu hẹp mạnh phạm vi áp dụng CSRD, chỉ còn áp dụng cho doanh nghiệp có trên
1.000 nhân viên, thay vì mức 250 hiện nay. Việc này sẽ loại khoảng 80% doanh
nghiệp khỏi nghĩa vụ báo cáo bền vững. Một số nghị sĩ châu Âu còn đề xuất nâng
ngưỡng lên 3.000 nhân viên, khiến chỉ còn khoảng 3.000 doanh nghiệp thuộc phạm
vi CSRD.
Tương tự, dù đề xuất của Ủy ban
châu Âu chưa thay đổi ngưỡng 1.000 nhân viên của CSDDD, nhưng Hội đồng châu Âu
đã thống nhất chỉ áp dụng CSDDD cho doanh nghiệp trên 5.000 nhân viên, khiến chỉ
còn khoảng 1.000 doanh nghiệp phải tuân thủ. Hội đồng cũng đề xuất nới lỏng yêu
cầu các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch chuyển đổi khí hậu.
Ngoài ra, dự thảo Omnibus còn giới
hạn lượng thông tin bền vững mà các ngân hàng hay doanh nghiệp lớn có thể yêu cầu
từ các doanh nghiệp nhỏ trong chuỗi giá trị, đồng thời cắt giảm đáng kể số lượng
chỉ tiêu báo cáo bắt buộc trong các Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững châu Âu (ESRS).
Tuy nhiên, các bên ký tên cảnh báo
rằng việc làm suy yếu các quy định bền vững có thể gây tổn hại tới năng lực cạnh
tranh và tăng trưởng của EU, đồng thời nhấn mạnh rằng “có thể đơn giản hóa quy
định mà không phải hy sinh nội dung cốt lõi hay lợi ích to lớn của các quy định
bền vững đối với doanh nghiệp.”
Tuyên bố đưa ra một loạt khuyến nghị
cho các nhà hoạch định chính sách, trong đó:
- Đề xuất giữ phạm vi CSRD cho doanh
nghiệp từ 500 nhân viên trở lên (phù hợp với chỉ thị NFRD trước đây), đồng thời
cho phép áp dụng dần từ 2–4 năm, bắt đầu với các doanh nghiệp trên 1.000 nhân
viên.
- Đề nghị đơn giản hóa ESRS nhưng vẫn
giữ nguyên nguyên tắc “tính trọng yếu kép” của CSRD, và đảm bảo khả năng tương
thích với các tiêu chuẩn quốc tế như ISSB, GRI, TNFD.
- Đảm bảo giới hạn thu thập dữ liệu
trong chuỗi giá trị vẫn cho phép trao đổi thông tin bền vững hiệu quả giữa nhà
đầu tư và doanh nghiệp.
- Duy trì cơ chế thẩm định dựa trên rủi
ro (risk-based due diligence).
- Giữ yêu cầu doanh nghiệp xây dựng kế
hoạch chuyển đổi khí hậu với các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học trong phạm vi
CSDDD.
Meta vừa ký loạt thỏa thuận với Invenergy, đảm bảo gần 800 MW điện gió và mặt trời từ các dự án mới tại Mỹ, nhằm vận hành các trung tâm dữ liệu và hiện thực hóa tham vọng AI. Hãng đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 toàn chuỗi giá trị vào năm 2030.
Với trợ lý du lịch AI, người dùng có thể đang xem video về Maldives và ngay lập tức ra lệnh cho trợ lý AI tìm vé máy bay, đặt khách sạn chỉ trong vài cú nhấp.
Đô thị Sông Đà (SDU) đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính gồm kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) mua vào tương ứng hóa đơn của các đơn vị có thông báo không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh; kê khai sai thời điểm doanh thu tính thuế, thuế GTGT đầu ra tương ứng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã chứng khoán VPB) vừa thông báo miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ đối với ông Nguyễn Thành Long.
Công ty Cổ phần Sovico vừa công bố sẽ bán bớt 50 triệu cổ phiếu HDB (mã HDB) nhằm giảm tỷ lệ sở hữu theo quy định tại Điều 63, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.
Ngày 30/6, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán VCG) công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc phê duyệt chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, mã chứng khoán VCR).
PIF đã mua vào 50 triệu cổ phiếu KBC trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Kinh Bắc, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu vốn từ 0% lên 5,31% và chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty.
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (HoSE: mã chứng khoán HT1) vừa công bố thông tin liên quan đến quyết định xử phạt hành chính về thuế do Chi cục Thuế Doanh nghiệp lớn ban hành ngày 30/5/2025.
Chứng khoán Tiên Phong (TPS - Mã chứng khoán ORS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào ngày 27/6. Một nội dung quan trọng trong đại hội là việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao nhiệm kỳ 2021 - 2026, phương án tăng vốn điều lệ thêm tối đa 3.500 tỷ đồng...
OpenAI vừa bất ngờ chú ý đến một startup trí tuệ nhân tạo ít được biết đến, mà họ cho rằng đang đứng ở “tuyến đầu” trong cuộc đua AI của Trung Quốc nhằm vươn lên dẫn đầu thế giới. Startup đó không phải DeepSeek.
Cổ phiếu của Xiaomi, niêm yết tại Hồng Kông (Trung Quốc), đã tăng hơn 5% và đạt mức cao kỷ lục vào thứ Sáu, chỉ một ngày sau khi mẫu xe điện mới của hãng nhận được phản hồi vô cùng tích cực từ khách hàng.
Nike công bố kết quả kinh doanh quý IV vượt kỳ vọng của Wall Street. Tuy nhiên, Nike cảnh báo rằng các loại thuế mới sẽ khiến hãng phải gánh thêm chi phí lên tới 1 tỷ USD trong năm tài chính hiện tại, trước khi hãng kịp thực hiện các đợt tăng giá và điều chỉnh chuỗi cung ứng.
Theo cập nhật tại ngày 26/6 từ Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan Group (mã chứng khoán MSN) đã trở lại danh sách tỷ phú USD với khối tài sản 1,1 tỷ USD.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?