Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, dự kiến điểm cầu chính buổi lễ khánh thành diễn ra tại đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Điểm cầu còn lại diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa, tức đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Buổi lễ sẽ kết nối trực tuyến từ điểm cầu tỉnh Thanh Hóa với điểm cầu chính tại tỉnh Bình Thuận.

Dự kiến lễ khánh thành diễn ra trong vòng một buổi sáng 30/4.

Theo Bộ GTVT, cả ba đoạn cao tốc trên được triển khai dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ủy ban của Quốc hội, bộ ngành trung ương, địa phương… nên đã đủ điều kiện khánh thành theo quy định.

Ba đoạn cao tốc trên được đồng loạt triển khai từ cuối năm 2020, ban đầu dự kiến đưa vào khai thác vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, do quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan nên phải gia hạn tiến độ thêm 6 tháng.

Trong đó, đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài 100,8 km, được đầu tư theo tiêu chuẩn cấp đặc biệt, thiết kế mỗi bên 3 làn xe với tốc độ cho phép chạy đối đa 120 km/h, tổng mức đầu tư hơn 12.577 tỉ đồng.

3 dự án cao tốc Bắc-Nam sẽ khánh thành vào sáng ngày 30/4
3 dự án cao tốc Bắc-Nam sẽ khánh thành vào sáng ngày 30/4

Bộ GTVT cũng vừa có văn bản giao Cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp tổ chức khai thác, quản lý, bảo trì đối với cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn Ban QLDA 7 khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và thủ tục liên quan để phục vụ công tác bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng ngay sau khi Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.

Theo đánh giá, việc đưa vào khai thác đồng bộ tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây sẽ rút ngắn thời gian từ TPHCM đi Phan Thiết từ 5-6 tiếng như hiện nay xuống chỉ còn 2,5-3 tiếng.