Chiều 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã họp với các bộ, ngành liên quan về việc nghiên cứu thành lập quỹ phát triển nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội; nhà ở cho công nhân thuê; nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi thuê, mua…).
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng cho biết, triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trao đổi ở cấp kỹ thuật với Bộ Xây dựng để xác định các tồn tại trong việc phát triển nhà ở xã hội. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo lãnh đạo Chính phủ về việc nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc họp với các bộ, ngành về việc nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia. Ảnh VGP
Trước đó, ngày 24/5/2024, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở trong tình hình mới.
Triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 927/QĐ-TTg trong đó giao: Bộ Tài chính chủ trì "nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội hoặc mô hình định chế tài chính phù hợp để phát triển nhà ở xã hội dài hạn, bền vững"; Bộ Xây dựng chủ trì "nghiên cứu thành lập, thiết lập cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư phát triển nhà ở xã hội".
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 8/1/2025 Bộ Tài chính đã có tờ trình báo cáo lãnh đạo Chính phủ về Đề án nghiên cứu định chế tài chính phục vụ phát triển nhà ở xã hội. Tại tờ trình này, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát toàn bộ quy định của pháp luật về các cơ chế tài chính phát triển nhà ở xã hội.
Theo đó, hiện nay ở trung ương cũng như địa phương đều đã có các định chế tài chính cũng như cơ chế chính sách cho vay ưu đãi đối với việc phát triển nhà ở xã hội, bên cạnh các chương trình tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy vậy vướng mắc lớn nhất trong thời gian vừa qua là nguồn vốn cho vay ưu đãi hạn hẹp.
Do đó, để đảm bảo triển khai khả thi, nhanh và hiệu quả, Bộ Tài chính đề xuất thay vì thành lập định chế tài chính mới thì sử dụng hệ thống các định chế tài chính hiện có để thực hiện cho vay phát triển nhà ở xã hội và kiến nghị trung ương, địa phương ưu tiên nguồn lực và các cơ chế hỗ trợ cho các định chế này mở rộng hoạt động cho vay nhà ở xã hội.
Tại văn bản số 13848-CV/VPTW, ngày 18/3/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã: Đồng ý về chủ trương ban hành Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2025-2030; chỉ đạo tăng cường huy động các nguồn lực (kể cả ngân sách nhà nước và xã hội hóa) để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển nhà ở xã hội, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trước 2030.
Tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội quốc gia đang báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến quy định việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia để thực hiện cả 3 nội dung về: (1) Hỗ trợ kinh phí bồi thường, tái định cư; (2) Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; (3) Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Giao Chính phủ quy định chi tiết mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, nguồn ngân sách cấp hằng năm.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ thực trạng đối với các vướng mắc liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay và kinh nghiệm quốc tế: Về hỗ trợ kinh phí bồi thường, tái định cư và đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đối với hoạt động cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; về hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, tạo lập nhà ở xã hội; kinh nghiệm quốc tế phát triển nhà ở xã hội…
Trên cơ sở rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật và các định chế tài chính ở trung ương, địa phương, Bộ Tài chính trình phương án về cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và định hướng thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia.
Tại cuộc họp, đại diện các Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đã trao đổi, thảo luận về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc thành lập quỹ; chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, quy mô, đối tượng phục vụ, cơ quan chủ quản, nguồn thành lập quỹ…. để quỹ hoạt động hiệu quả, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Sau khi nghe ý kiến của các bộ ngành, phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc thành lập một quỹ về phát triển nhà ở để thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người dưới 35 tuổi thuê mua, mua nhà ở… là có cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Do đó, thống nhất tên quỹ là "Quỹ phát triển nhà ở quốc gia".
Qũy phát triển nhà ở quốc gia là quỹ nhà nước ngoài ngân sách, do nhà nước thành lập (không trùng với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước).
Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp; Huy động từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại theo quy định; nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân; các nguồn hợp pháp khác.
Về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, mô hình quản lý của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia,... Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ: Chức năng chính của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia là đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê; nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi… Quỹ phát triển nhà ở quốc gia có 2 cấp. Cấp trung ương do Bộ Xây dựng quản lý; ở địa phương, UBND cấp tỉnh quản lý.
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp thu các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để hoàn thiện Đề án thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và dự thảo Nghị định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
Trong tháng 3/2025, nhiều chương trình vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn dành cho người dưới 35 tuổi đã được tung ra. Dưới đây là các biểu lãi suất các ngân hàng đang áp dụng.
Theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) giao thông phải bảo đảm hài hòa lợi ích, các bên cung cấp vốn phải có trách nhiệm cùng chia sẻ rủi ro, có giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp.
Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa có Văn bản số 2177/SXD-QLNN về việc huy động vốn thông qua việc góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân tại dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng.
Mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Lễ khởi công xây dựng tòa nhà B1, B2 thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, với tổng diện tích sàn hơn 25.000m2, gồm 282 căn hộ.
UBND tỉnh Hà Nam vừa duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hai khu đô thị gồm Đông Phú Thứ và Tiên Hải tại TP Phủ Lý với tổng mức đầu tư hơn 23.800 tỷ đồng. Cả 2 dự án này đều thuộc công ty thành viên của Sun Group làm chủ đầu tư.
TP HCM dự kiến đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng để triển khai Dự án đường Vành đai 4 – công trình hạ tầng trọng điểm, tạo động lực phát triển vùng kinh tế phía Nam.
Ngày 16/4/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Hồ Văn Hà đã ký quyết định số 1179/QĐ-UBND phê duyệt hồ sơ mời quan tâm dự án Nhà ở xã hội tại khu đất 2,85 ha thuộc phường Tân Hòa, TP Biên Hòa.
Thị trường bất động sản trong quý I/2025 có nhiều tín hiệu tích cực từ nguồn cung, giao dịch có chuyển biến tích cực, nhưng thực tế lượng giao dịch và mức giá giao dịch chỉ tăng tại các lô đất có giá trị đầu tư hợp lý, thường ở mức dưới 2 tỷ đồng, có pháp lý đảm bảo
UBND TP Nha Trang vừa có thông báo về việc thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu đô thị hỗn hợp thành phố. Lý do thu hồi đất thực hiện dự án để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Diện tích thu hồi đất hơn 226,7ha, tại các xã, phường: Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Thái và Phước Đồng.
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp đa ngành Mai Đình, rộng 66,54ha, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Ưu tiên công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, phát triển bền vững.
Trong số 2.400 căn hộ mở bán mới trong 3 tháng đầu năm, chỉ 6% thuộc nhóm giá khoảng 50 triệu đồng/m2. Mức giá sơ cấp trung bình toàn thị trường đã chạm ngưỡng gần 120 triệu đồng/m2, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024.
Huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với 28 thửa đất tại điểm DT-01 xã Tiến Thắng. Dự kiến thu về ngân sách hơn 122,6 tỷ đồng.
Phân khúc shophouse – nhà phố thương mại từng được kì vọng là phương án đầu tư sinh lời lớn cho nhà đầu tư trên cả 2 mục đích là dòng tiền và lãi vốn. Thế nhưng đến nay, tại thị trường Hà Nội, nhiều nhà đầu tư đã “vỡ mộng” với phân khúc này.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, nhà ga hành khách sẽ có công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2021-2030.
Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Đà Nẵng vừa phát hành thông báo mời tham gia tư vấn xác định giá đất cho thửa đất thuộc dự án Khu nhà ở Phú Gia (Phú Gia Compound) - dự án có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm").
Tỉnh Bình Dương vừa chính thức thông qua quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 một trong những dự án công nghiệp quy mô lớn nhất tại địa phương tính đến thời điểm hiện tại.
Công ty có trụ sở tại Đan Mạch đầu tư 52 triệu USD làm nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm may mặc chất lượng cao, kho bãi và trung tâm kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu tại Bình Định.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?