Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã về đích ngoạn mục với 7,2 tỷ đô la Mỹ. Đây là năm đầu tiên ngành rau quả vượt qua ngưỡng 7 tỷ đô la Mỹ. Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.
Tại Đại hội Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhiệm kỳ V (2024 -2029), tổ chức tại TP HCM, ngày 6/1.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Vinafruit nhiệm kỳ IV thông tin, giai đoạn 2020 - 2024 đối diện nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau quả từ năm 2020 đến 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Từ đầu năm 2023 thế giới cơ bản khống chế được dịch bệnh, xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và đạt tốc độ cao vào cuối năm. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD so với gần 3,4 tỷ USD năm 2022 tăng 67%. Năm 2024, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ cuả năm 2023, xuất khẩu rau quả bứt tốc và về đích ngoạn mục với 7,2 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam được mở rộng và tăng trưởng mạnh nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi trong đó có các FTA quan trọng như CPTPP, RCEPT, EVFTA, UKVFTA, ACFTA... Ngành hàng rau quả Việt Nam đã vươn tới hơn 80 quốc gia và khu vực thế giới; trong đó, các thị trường xuất khẩu trọng điểm gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Australia…
"Việt Nam đang hội nhập tốt vào kinh tế toàn cầu, nhà nước đã tích cực đàm phán và ký kết được 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để mở rộng thị trường xuất khẩu cho rau quả, đặc biệt là các hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc cấp phép nhập khẩu chính ngạch cho 12 mặt hàng trái cây của Việt Nam trong đó có mặt hàng sầu riêng đã đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc lên một mốc phát triển mới. Nhiều loại cây ăn quả chủ lực đã hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá; nhà vườn không ngừng nâng cao trình độ về kỹ thuật canh tác, chăm sóc và thâm canh, nâng cao và có sự hợp tác chia sẻ lợi ích cùng nhau phát triển giữa các doanh nghiệp", ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo trong những năm tới thị trường xuất khẩu còn tiếp tục phát triển mở rộng với các khu vực chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Asean, Hoa Kỳ, Canada, EU. Bên cạnh đó là các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, UAE, Australia và New Zealand. Đây là dư địa lớn để ngành rau quả Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, ngành cũng đối mặt với không ít thách thức từ biến đổi khí hậu, tình hình sâu bệnh gây hại, lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến tuổi thọ vườn trồng, năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cạnh tranh thương mại giữa các nước sản xuất, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm ngày càng nhiều, tinh vi hơn và có xu hướng tăng cao ở tất cả các thị trường.
Về chủ quan, mặc dù có sự cải thiện đáng kể về năng suất và chất lượng rau quả tại một số vùng sản xuất truyền thống, nhưng nhìn chung năng suất và chất lượng cây ăn quả nước ta còn chưa cao so với bình quân chung của khu vực và thế giới, thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi do quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán. Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao, công nghệ xử lý sau thu hoạch chậm thay đổi. Hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp; thiếu chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng; chuỗi giá trị trái cây còn qua khâu trung gian làm giá thành tăng cao và dễ bị đứt gãy...
Do đó, để thực hiện được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030, ngành rau quả định hướng theo xu hướng kinh tế xanh, giảm phát thải, nông nghiệp tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Ứng dụng công nghệ cao, thực hành các quy trình, quy phạm chuẩn trong sản xuất, chế biến để tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
Song song đó, hiệp hội tập trung nâng cao năng lực tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu cho hội viên, ngành hàng. Tổ chức hoạt động kết nối, liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ; xây dựng các chuỗi cung ứng rau quả tại các địa phương, vùng sản xuất rau quả trọng điểm tạo ra nguồn cung ứng dồi dào, ổn định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Hôm nay ngày 5/1, giá lợn hơi điều chỉnh tăng nhẹ tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục neo ở mức cao, giá rau củ quả giảm nhẹ.
Nhóm kim loại quý đón nhận lực mua tích cực sau khi đồng USD suy yếu mạnh trong phiên chiều. Chỉ số Dollar Index đã quay đầu giảm giảm 0,64% xuống 108,26 điểm.
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
Lũy kế, cả năm trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%.
Giá dầu thô Brent tăng 3,7% lên mức 76,5 USD/thùng, ghi nhận mức cao nhất kể từ giữa tháng 10. Trong khi đó, giá dầu thô WTI cũng tăng 4,8% lên gần 74 USD/thùng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 173/2024/NĐ-CP bãi bỏ một phần Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và bãi bỏ Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
31
Thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần, trong đó giá ca cao ghi nhận mức tăng ấn tượng sau một tuần giảm mạnh.
Giá dầu thô WTI tăng 0,55% lên gần 71 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent tăng 0,3% lên 74,4 USD/thùng. Đáng chú ý, giá khí đốt tự nhiên đang dao động ở mức cao nhất trong vòng một năm qua.
Khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc đỏ áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp, trong đó giá ca cao gây chú ý khi lao dốc tới 15,3%.
Giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7% trong phiên hôm qua. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ sau kỳ nghỉ Giáng sinh.
Giá chào khô đậu tương Nam Mỹ về các cảng nước ta tương đối ổn định. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào khô đậu tương kỳ hạn giao tháng 2/2025 ở mức 10.300 đồng/kg,
Lĩnh vực chế biến điều thô thành nhân điều xuất khẩu rất phát triển, có tốc độ hiện đại hóa nhanh, máy móc hiện đại đã thay thế cơ bản sức lao động thủ công trong dây chuyền chế biến. Tổng cục Hải quan cho biết giữa tháng 12/2024, xuất khẩu hạt điều đã đạt 4,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành điều, xuất khẩu hạt điều vượt mốc 4 tỷ USD.
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (24/12) ghi nhận ở mức 120.500 - 121.300 đồng/kg, giá không đổi so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê hiện đã tăng gấp đôi.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?