Thương hiệu sữa Việt ngày càng chủ động tạo ra cuộc chơi của riêng mình, thậm chí “sánh vai” cùng với các thương hiệu sữa lớn trên thế giới trên “sân nhà” và “đấu trường” quốc tế. Để làm được điều này, các loại tiêu chuẩn chính là “kim chỉ nam” định vị cho chất lượng sản phẩm sữa Việt.
Nâng tầm “cuộc chơi” trong ngành sữa
Theo ước tính của Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam đạt 135.000 tỉ đồng trong năm 2020, tăng trưởng hơn 8% so với năm 2019 dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Theo đó, các thương hiệu sữa Việt ngày càng chủ động tạo ra cuộc chơi của riêng mình, thậm chí “sánh vai” cùng với các thương hiệu sữa lớn trên thế giới trên “sân nhà” và “đấu trường” quốc tế. Để làm được điều này, các loại tiêu chuẩn chính là “kim chỉ nam” định vị cho chất lượng sản phẩm sữa Việt.
Thị trường sữa Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm.
Thị trường sữa Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm, bao gồm sữa uống, sữa bột trẻ em, sữa chua ăn và sữa chua uống, phô mai, bơ và các sản phẩm từ sữa khác. Trong đó, sữa nước và sữa bột vẫn là 2 ngành hàng lớn nhất hiện nay.
Gắn liền với sản phẩm có thể kể đến những thương hiệu Việt đã ghi dấu ấn sâu đậm với người tiêu dùng như Vinamilk, TH True Milk, Vinasoys, VitaDairy… cùng các hãng sữa quốc tế như Abbott, Friesland Campina, Mead Johnson, Nestle, Nutifood, … Có thể thấy, cuộc cạnh tranh trong ngành sữa tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động trên các phân khúc sữa nội địa hay sữa ngoại.
Theo SSI Research (Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI), mặc dù thu nhập của người tiêu dùng có chiều hướng giảm do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng hơn. Còn các chuyên gia từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, động lực thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm sữa trong năm 2020 chủ yếu từ ý thức về sức khỏe của người dân, đặc biệt là người tiêu dùng ở thành thị, được nâng lên dưới áp lực của đại dịch và các sản phẩm sữa có tác dụng củng cố hệ miễn dịch của con người.
Năm 2016, Viện Dinh dưỡng quốc gia đưa ra Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho người Việt Nam góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng 2011-2030 và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 nhằm nâng cao tầm vóc thể lực và trí tuệ của người Việt Nam. Theo đó, hàng ngày, mỗi người nên phối hợp 3 loại sản phẩm sữa để đa dạng hóa sự lựa chọn về khẩu vị, sản phẩm và tránh nhàm chán, để tối ưu hóa các thành phần dinh dưỡng của từng loại sản phẩm và phù hợp khả năng tiêu hóa của người Việt Nam.
Đáp ứng mối quan tâm ngày càng gia tăng của người tiêu dùng trong nước đối với nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và sự an toàn của các sản phẩm sữa, các doanh nghiệp trong ngành sữa cũng dần dần nâng cao tiêu chuẩn sản xuất sữa. Điều này dẫn đến các mặt hàng sữa Việt ngày càng có chất lượng cao hơn, thậm chí đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật hàng đầu trên thế giới, dù điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và công nghệ nông nghiệp tối ưu cho bò sữa vẫn còn nhiều hạn chế.
Vinamilk ra mắt mặt hàng sữa tươi Vinamilk 100% Organic vào năm 2019.
Trong cuộc cạnh tranh vị trí tốp đầu của ngành sữa Việt, thương hiệu Vinamilk vẫn khẳng định được thực lực của mình với kết quả kinh doanh ổn định trong mùa dịch, thăng 6 hạng trong danh sách 50 công ty sữa hàng đầu thế giới – vị trí thứ 36.
Các chuyên gia đánh giá, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp có sự phát triển toàn diện về cả 2 ngành hàng sữa lớn nhất hiện nay là sữa nước và sữa bột, riêng ngành hàng sữa nước có gần 50 loại sản phẩm. Còn về danh mục tổng thể, Vinamilk hiện đang có hơn 200 sản phẩm các loại, ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, trong 3 năm liên tiếp (từ 2/2018 - 1/2021), chỉ riêng ngành hàng sữa nước, Vinamilk là công ty dẫn đầu thị trường này dù bị dịch Covid ảnh hưởng. Ngoài ra, Vinamilk hiện vẫn dẫn đầu thị trường trong các ngành hàng khác như sữa bột trẻ em, sữa chua uống, sữa đặc có đường, sữa chua ăn…
Vậy mấu chốt nằm ở đâu giúp Vinamilk phát huy được sức mạnh nội tại của mình trong việc chọn hướng đi chắc chắn tại thị trường trong nước và quốc tế?
Bí quyết là bám sát các tiêu chuẩn thế giới
Trong bối cảnh ngày nay có quá nhiều định nghĩa về một sản phẩm “tốt cho sức khoẻ”, hầu hết các thương hiệu sữa đều khẳng định giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm của mình “tốt” cho sức khoẻ người tiêu dùng ở khía cạnh nào đó. Ví như tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hoá, giúp tăng chiều cao, hỗ trợ phát triển não bộ,…. Tuy nhiên, không khó để nhận ra, chất lượng sản phẩm chính là “trái tim” của thương hiệu, quyết định đến sự sống còn của một thương hiệu. Chỉ khi chất lượng sản phẩm tốt thì các chiến dịch marketing mới có hiệu quả, thương hiệu sản phẩm mới khắc sâu trong tâm trí người tiêu dùng.
Trang trại bò sữa Organic của Vinamilk.
Hiểu rõ điều đó, Vinamilk đã cho thấy hướng đi đúng của mình trong việc chủ động nguyên liệu sữa tươi thông qua mở rộng quy mô đàn bò sữa, song song nâng cao sản lượng và chất lượng sữa nguyên liệu. Theo số liệu thống kê của Vinamilk, đàn bò sữa do công ty này hiện đang quản lý, khai thác có thể cho sản lượng hơn 1 triệu lít sữa nguyên liệu/ngày. Trong đó, hệ thống 13 trang trại liên tục cập nhật công nghệ mới và đạt các chuẩn quốc tế như Global G.A.P, Organic Châu Âu. Dự kiến đến 2022 - 2023, tổng đàn bò sữa do Vinamilk quản lý và khai thác ước đạt khoảng 170.000 con.
Đáng lưu ý là việc Vinamilk cho ra mắt mặt hàng sữa tươi Vinamilk 100% Organic vào năm 2019. Tại thời điểm này, sữa tươi đạt chuẩn hữu cơ ở nước ta cung vẫn không đủ cầu, chứ chưa nói tới đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Vinamilk chính thức khởi công xây dựng trang trại Bò sữa Organic vào đầu năm 2016 tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, với quy mô ban đầu là 500 con bò sữa hữu cơ. Khi đó, Hệ tiêu chuẩn trang trại bò sữa Organic được áp dụng là hệ tiêu chuẩn Châu Âu EU Organic (EC 834/2007 và 889/2008) lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn Organic Châu Âu có những quy định nghiêm ngặt về toàn bộ quá trình xây dựng trang trại, nhà máy chế biến sữa, quy trình chăm sóc đàn bò, sản xuất và chế biến sữa. Tất cả bò hữu cơ đều được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ của các tổ chức quốc tế trước khi về đến Việt Nam. Không chỉ thế, đàn bò phải được chăn thả tự nhiên trong điều kiện thời tiết và môi trường sống tương đồng với châu Âu, hoạt động sản xuất, chăn nuôi thân thiện với môi trường theo hướng bền vững.
Toàn bộ quy trình chăm sóc và sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt “3 Không” của sản phẩm hữu cơ: Không biến đổi gene; Không sử dụng hormone tăng trưởng; và Không sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Toàn bộ quy trình chăm sóc và sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt “3 Không” của sản phẩm hữu cơ: Không biến đổi gene; Không sử dụng hormone tăng trưởng; và Không sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Thứ nhất, thức ăn cho bò, bao gồm thành phần chính là cỏ tươi và một phần thức ăn thô khác, được gieo trồng theo quy trình organic, không sử dụng hạt giống biến đổi gene, không chứa các thành phần biến đổi gene.
Thứ hai, quy trình chăm sóc đàn bò không chịu sự can thiệp của các loại hóa chất, đặc biệt không được sử dụng hormone tăng trưởng cho bò.
Thứ ba, đàn bò được chăn thả trên đồng cỏ hữu cơ hoàn toàn tự nhiên quanh năm, không sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi.
Dây chuyền Nhà máy sữa Việt Nam có công suất lên đến 800 triệu lít/năm.
Như vậy, bò sữa organic có ngoại hình cân đối, màu sắc đa dạng, khỏe mạnh, để cung cấp nguồn sữa tự nhiên, thuần khiết, chất lượng cao. Ví như sản phẩm Vinamilk Organic Gold có chứa hai thành phần quan trọng là BB-12TM và DHA từ tảo biển tự nhiên. BB-12TM là một loại “probiotics” (lợi khuẩn) được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận có hiệu quả cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Còn hợp chất DHA cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định là một dưỡng chất vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thị giác, tăng cường khả năng phát triển trí tuệ và tâm lý tốt hơn của trẻ nhỏ.
Ngoài việc chủ động nguồn nguyên liệu tươi ngon, giàu dinh dưỡng giúp gia tăng chất lượng sản phẩm, còn có một phương pháp khác là thêm vào thành phần sản phẩm những chất có giá trị dinh dưỡng cao hơn trong quá trình chế biến thành phẩm. Ví dụ điển hình là việc Vinamilk nâng cấp Dielac lên thành Dielac Alpha nhờ sữa non Colostrum – loại sữa đã được chứng nhận trên thế giới về các lợi ích dinh dưỡng như dễ tiêu hóa, độ béo thấp nhưng hàm lượng cacbon hydrat và đạm cao, chứa rất nhiều kháng thể như IgG, IgA, IgM.
Sữa tươi Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người dân Singapore.
Với những nỗ lực liên tục trong 45 năm qua, Vinamilk đã khẳng định được vị thế tiên phong của mình trong ngành sữa Việt Nam trong nhiều năm nay. Còn trên thị trường quốc tế, thương hiệu Vinamilk cũng có thể “sánh ngang” cùng với các thương hiệu sữa lớn khác để ghi danh “hàng Việt Nam, chất lượng cao” trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. Để khẳng định được chất lượng, rào cản đầu tiên phải vượt qua chính là hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các thị trường sành ăn và khó tính. Bám theo những tiêu chuẩn quốc tế sẽ là “kim chỉ nam” giúp nâng tầm tiêu chuẩn của ngành sữa Việt.
Kết quả các chỉ số tăng trưởng của ngành trong 10 tháng năm 2024 của Bộ Công Thương cơ bản tiệm cận và đạt cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024. Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, với tổng kim ngạch đạt 106,5 triệu USD.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, liên tục từ đầu năm các đơn hàng cá ngừ của Việt Nam đang được xuất sang Bồ Đào Nha. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu (XK) sang thị trường này đạt gần 9,4 triệu USD, tăng 380% so với cùng kỳ năm 2023.
Cán cân thương mại hàng hóa sau 11 tháng năm 2024 đang nghiêng về xuất siêu 24,31 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo xuất nhập khẩu sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025, tăng trưởng đều ở các nhóm hàng và thị trường.
Giá khô đậu tương giảm nhẹ do sức ép từ việc dầu đậu tăng giá. ANEC cho biết xuất khẩu khô đậu tương của Brazil trong tháng 12 được dự báo đạt 1,44 triệu tấn, giảm hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica và Robusta nối dài đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (6/12) ghi nhận ở mức 116.000 - 117.200 đồng/kg.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (5/12) ghi nhận ở mức 108.000 - 109.500 đồng/kg, tăng 2.500 - 3.000 đồng/kg so với ngày 4/12.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (3/12) ghi nhận ở mức 125.800 - 126.500 đồng/kg, giảm 4.000 - 4.300 đồng/kg so với ngày 2/12.
Theo MXV, giá các mặt hàng dầu thô đồng loạt lao dốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt và tâm lý nghe ngóng của thị trường trước ngày OPEC+ họp bàn chính sách về sản lượng.
Năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (29/11) ghi nhận ở mức 128.000 - 128.800 đồng/kg, tăng 1.700 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá đã tăng gấp đôi.
Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận 8/9 mặt hàng tăng giá trong phiên giao dịch. Tâm điểm chú ý của thị trường dồn về sự tăng vọt của giá hai mặt hàng cà phê.
Giá xăng E5 RON92 được dự báo tăng 500 - 600 đồng/lít; xăng RON95 dự báo tăng 350 - 500 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng dự báo tăng từ 250 - 400 đồng/lít,kg. Trong trường hợp, cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Với Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất 5%.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?