Giá dầu WTI giảm 3,58% xuống 79 USD/thùng. Dầu Brent giảm 3,35% xuống 83,44 USD/thùng. Như vậy, giá dầu thế giới đã hạ nhiệt về mốc thấp nhất trong 7 tuần qua.
Kết thúc ngày giao dịch đầu tháng 5, giá dầu thế giới ghi nhận phiên giảm giá lớn nhất trong ngày kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, do tồn kho tại Mỹ bất ngờ tăng mạnh và nguồn cung dồi dào tại một số quốc gia thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bất chấp cam kết cắt giảm sản lượng.
Chốt phiên, giá dầu WTI giảm 3,58% xuống 79 USD/thùng. Dầu Brent giảm 3,35% xuống 83,44 USD/thùng. Như vậy, giá dầu thế giới đã hạ nhiệt về mốc thấp nhất trong 7 tuần qua.
Báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng mạnh hơn 7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/4, mức tăng cao hơn so với con số gần 5 triệu thùng được API công bố rạng sáng cùng ngày. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng nhẹ 344.000 thùng, trái ngược với dự báo giảm. Điều này cho thấy năng lực tiêu thụ tại Mỹ có dấu hiệu chững lại sau giai đoạn giá xăng dầu tăng cao, từ đó gây áp lực bán mạnh lên thị trường dầu thô trong phiên hôm qua.
Ngoài ra, theo khảo sát của Bloomberg, OPEC đã bơm 26,81 triệu thùng/ngày trong tháng 4, chỉ ít hơn khoảng 50.000 thùng/ngày so với tháng trước. Bất chấp tuyên bố hạn chế nguồn cung, Iraq và UAE vẫn sản xuất trên mức hạn ngạch. Mức độ cắt giảm sản lượng hiện vẫn chưa đảm bảo cam kết đặt ra, cũng góp phần thúc đẩy lực bán trên thị trường.
Cụ thể, sản lượng của Iraq tăng nhẹ, đạt mức 4,22 triệu thùng/ngày, cao hơn mục tiêu được thiết lập khoảng 220.000 thùng/ngày. Sản lượng của Libya, thành viên không chịu chính sách hạn ngạch cũng đã tăng 60.000 thùng/ngày lên 1,19 triệu thùng/ngày khi nước này khôi phục hoạt động sản xuất sau các cuộc biểu tình.
Về yếu tố vĩ mô, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) công bố chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Mỹ trong tháng trước đạt mức 49,2 điểm, phản ánh sự thu hẹp hoạt động của các nhà máy, trái ngược với dự đoán mở rộng với mức 50 điểm. Điều này cho thấy một số áp lực nhất định trong hoạt động sản xuất của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, góp phần tạo sức ép lên giá dầu.
Rạng sáng nay, cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang ở ngưỡng 5,25 – 5,5% lần thứ 6 liên tiếp, đồng thời có nguy cơ đẩy lùi thời điểm cắt giảm lãi suất trong năm nay. Điều này cũng gây ra nhiều lo ngại về tăng trưởng kinh tế và triển vọng nhu cầu dầu mỏ.
Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều nay, xăng tăng tối đa 100 đồng/lít, dầu giảm khoảng 100 đồng/lít, hoặc đi ngang.
Hiện, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 2/5 như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 23.919 đồng/lít. Xăng RON 95-III không quá 24.915 đồng/lít. Dầu diesel không quá 20.716 đồng/lít. Dầu hỏa không quá 20.686 đồng/lít. Dầu mazut không quá 17.408 đồng/lít.
Theo lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, việc thí điểm sàn giao dịch carbon vào tháng 6/2025 mở ra cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược phát triển bền vững hoặc thực thi ESG của doanh nghiệp.
Hiện Đồng Nai vẫn là địa phương có mức thu mua lợn hơi cao nhất khu vực và cả nước khi chiễm chệ ở giá 83.000 đ/kg. Việc giá heo hơi tăng liên tục trong thời gian qua do thiếu hụt nguồn cung.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu trên 6 tỷ USD, ngành cà phê cần đảm bảo quy hoạch vùng trồng, duy trì diện tích ổn định và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giá bạc tăng 2,34%, lên mức 32,86 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Bạch kim cũng nhích nhẹ 0,3% lên 974,8 USD/ounce, được hỗ trợ bởi lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong năm nay.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 5/3 có thể được điều chỉnh giảm mạnh theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua 4/3 (theo giờ thế giới), thị trường nông sản nối dài chuỗi suy yếu. Trong đó, giá đậu tương đánh mất hơn 1,2% về mức 367 USD/tấn.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) xác nhận sẽ tăng sản lượng vào tháng 4. Kết phiên, giá dầu Brent giảm hơn 2%, xuống mức 71,62 USD/thùng, giá dầu WTI đánh mất gần 2% về mức 68,3 USD/thùng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính chung 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong tháng 2, PMI ngành sản xuất của Việt Nam đạt 49,2 điểm, tuy cao hơn so với mức 48,9 điểm vào tháng 1 nhưng vẫn là tháng thứ ba liên tiếp dưới 50 điểm.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng giảm 1,46%, chỉ còn 10.026 USD/tấn. Đáng chú ý, giá quặng sắt cũng trượt dốc tới 4,94% xuống mức 102,4 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
Giá cà phê trong nước hôm nay duy trì mức bình ổn, đi ngang so với phiên giao dịch trước đó, hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa phương là 129.500 đồng/kg.
Tại dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử đang lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng hóa nhập khẩu nhóm 1 qua thương mại điện tử từ 2 triệu đồng trở xuống.
Bộ Công Thương kết thúc mô hình tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường, thành lập Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?