Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít từ chiều 14/11
Thị trườngTừ 15 giờ ngày 14/11, giá xăng E5 RON92 giảm 292 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 247 đồng/lít.
Đây là lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt con số 1 tỷ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Điều này cho thấy ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới.
Lũy kế 3 tháng đầu năm nay đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023, đánh dấu lần đầu tiên hoạt động xuất khẩu rau quả đạt con số hơn 1 tỷ USD ngay trong quý đầu tiên của năm.
Điều này cho thấy ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới.
Các thị trường tiêu thụ quan trọng vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc,Thái Lan, Nhật Bản… đều tăng trưởng tốt. Ông Nguyễn Huy Hoàng Phát, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (doanh nghiệp xuất khẩu thanh long, xoài, dừa tươi), cho biết từ đầu năm 2024, lượng đơn hàng xuất khẩu trái cây của Hoàng Phát sang các thị trường Nhật, Hàn, Úc, New Zealand tăng 10-15% so với cùng kỳ năm trước.
Cập nhật đến hết tháng 2, trong Top 10 thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam, Thái Lan tăng trưởng rất cao ở mức 125,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 28,6 triệu USD, đưa thị phần của Thái Lan tăng từ 2% lên gần 4%.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, con số trên có sự đóng góp của sầu riêng trái vụ. Đáng chú ý, Thái Lan tăng mua sầu riêng của Việt Nam giúp thị trường này vươn lên vị trí số 4 về nhập khẩu rau quả của Việt Nam.
Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản… tăng trưởng tốt. Trong đó, trị giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 39,6 triệu USD, tăng 27,7% so với năm 2023. Nhật Bản đạt 27 triệu USD, tăng 17,7%.
Ngoài ra, rau quả xuất khẩu sang các thị trường khác cũng tăng rất mạnh trong 2 tháng đầu năm 2024 như Hàn Quốc đạt 41 triệu USD, tăng 52,4% với cùng kỳ năm 2023; Úc đạt 15,3 triệu USD, tăng 36,2%...
Với thị trường Đức, 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 8,9 triệu USD rau quả sang thị trường này, tăng 160% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2023, xuất khẩu rau quả và trái cây của ngành nông nghiệp nước ta ước đạt 5,5-5,8 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2024, xuất khẩu mặt hàng rau quả và trái cây, trong đó có sầu riêng của Việt Nam sẽ còn tăng trưởng hơn nữa do mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói có thể được cấp nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, trái dừa được phép xuất khẩu chính ngạch sẽ góp phần đưa mặt hàng rau quả và trái cây Việt tiến xa hơn. Dự báo năm 2024, xuất khẩu rau quả và trái cây của Việt Nam có thể đạt 6,2-6,5 tỷ USD.
Từ 15 giờ ngày 14/11, giá xăng E5 RON92 giảm 292 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 247 đồng/lít.
Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.
Theo MXV, sắc đỏ tiếp tục đeo bám trên thị trường kim loại do sức ép vĩ mô. Đối với kim loại quý, giá bạc giảm 0,31% về gần 31 USD/oz. Giá bạch kim cũng nối dài đà giảm sang phiên thứ tư liên tiếp khi giảm 0,5%, đưa giá giao dịch về mức 943,5 USD/oz, tiếp tục duy trì ở vùng thấp nhất hai tháng.
Giá cà phê ngày 14/11 dao động trong khoảng 111.100 - 111.400 đồng/kg, tăng từ 300 - 500 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá cà phê trong nước đang cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 14/11 có thể được điều chỉnh giảm.
Giá cà phê Arabica và Robusta duy trì đà tăng sang phiên thứ 4 liên tiếp, đưa giá hai mặt hàng này lên mức cao nhất trong vòng 6 tuần qua.
Giá dầu đậu tương sụt giảm gần 4%, là mặt hàng dẫn dắt đà giảm của các mặt hàng nhóm nông sản.
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,92% xuống mức 2.157 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường kim loại, toàn bộ 10 mặt hàng giá suy yếu, trong đó giá bạc giảm gần 3%.
Giá dầu vẫn đang trên đà giảm sau khi Trung Quốc mới công bố gói hỗ trợ 1400 tỷ USD nhằm kích thích kinh tế.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 6,16 tỷ USD, tăng 27,8% so với tháng trước. Kết quả xuất khẩu nêu trên cũng là mức kỷ lục mà ngành hàng rau quả đạt được từ trước đến nay. Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây mang lại những kết quả xuất khẩu đầy bất ngờ.
Giá cà phê hôm nay (11/11) dao động từ 106.500 - 107.200 đồng/kg, tăng nhẹ 500 đồng/kg.
Trên thị trường nông sản, giá mặt hàng đậu tương và ngô đều tăng vọt gần 4% trong bối cảnh triển vọng nguồn cung thấp hơn dự kiến và nhu cầu cao.
Hiện cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giá cà phê trong nước tuần qua thêm trung bình 1.000 đồng/kg, hiện đang giao dịch trong khoảng 107.000 - 107.700 đồng/kg.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất vào tháng 10, trước thềm bầu cử Mỹ. Các nhà máy gấp rút đưa hàng tồn kho ra các thị trường lớn để ứng phó với khả năng Mỹ và Liên minh châu Âu áp thêm thuế. Mối đe dọa về một cuộc chiến thương mại hai mặt trận hiện đang hiện rõ hơn bao giờ hết sau chiến thắng của Donald Trump.
Chiều ngày 7/11, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Giá xăng được điều chỉnh tăng từ 15h.
Theo MXV, khép lại phiên giao dịch hôm qua, giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 12 đã tăng gần 2%, ghi nhận phiên thứ 4 liên tiếp tăng giá.
Giá bạc và giá bạch kim đều lao dốc mạnh về mức thấp nhất trong ba tuần do sự chèn ép của đồng đô la Mỹ.
Giá bạc phục hồi từ mức thấp nhất hai tuần nhờ tăng 0,51% lên 32,78 USD/oz. Giá bạch kim lấy lại mốc 1.000 USD/oz sau khi tăng 1,64%, chốt phiên tại mức 1.006,7 USD/oz.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê hôm nay (5/11) giữ ổn định so với hôm qua, hiện giao dịch trong nước nằm ở mức 105.500 - 106.000 đồng/kg.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?