Hiện nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản ở Hà Nội chây ỳ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất) nên cơ quan chức năng đã phải chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, làm rõ.
Theo báo cáo kết quả tái giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội vào cuối tháng 7 vừa qua cho biết, tính đến hết tháng 5/2021, trên địa bàn TP còn đến 38 dự án còn nợ nghĩa vụ tài chính với số tiền là 3.767 tỷ đồng. Trong đó, có 22 dự án còn nợ hơn 1.637 tỷ đồng tiền sử dụng đất, 16 dự án đã nộp hết tiền sử dụng đất, chỉ còn nợ tiền chậm nộp là hơn 622 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong đó nhiều chủ đầu tư dự án sử dụng đất chây ỳ nộp nghĩa vụ tài chính nên cơ quan chức năng đã phải chuyển hồ sơ sang Công an để điều tra, làm rõ.
Đơn cử như Công ty CP Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 – chủ đầu tư dự án Khu chức năng đô thị Ao Sào, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai đang nợ ngân sách Nhà nước 379 tỷ đồng. Trong đó, số tiền sử dụng đất là hơn 245 tỷ đồng, còn lại là tiền nợ chậm nộp. Tại dự án này, cơ quan thuế đã nhiều lần mời chủ đầu tư đến làm việc tại Chi cục thuế Hoàng Mai, tại UBND quận Hoàng Mai… Hiện, cơ quan hữu quan đã chuyển hồ sơ sang công an.
Dự án Lexington Estate tại Hoàng Mai nợ đến 379 tỷ đồng.
Báo Dân Việt đưa tin, tiếp đó, Công ty TNHH Đá quý Thế Giới – chủ đầu tư dự án tòa nhà hỗn hợp AZ Sky tại lô đất CN1 Khu đô thị mới Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) đang nợ ngân sách Nhà nước 145 tỷ đồng. Trong đó nợ tiền sử dụng đất là hơn 97 tỷ đồng, số còn lại là tiền chậm nộp. Tại dự án này, cơ quan chức năng đã áp dụng biện pháp cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn, cơ quan Thuế đã mời làm việc nhiều lần, UBND quận Hoàng Mai và TP Hà Nội cũng đã mời làm việc nhiều lần nhưng đơn vị không trả nợ. Hồ sơ đã được chuyển cho cơ quan công an.
Hay như Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà còn nợ đến 66 tỷ đồng tiền nghĩa vụ, trong đó 36 tỷ đồng là tiền sử dụng đất, số còn lại là tiền chậm nộp. Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà là chủ đầu tư dự án Khu nhà ở tại thôn Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Trước đó, công ty này đã bị công khai nợ trên phương tiện thông tin đại chúng, Chi cục thuế Hoàng Mai đã mời làm việc nhiều lần; quận Hoàng Mai đã mời lam việc 4 lần, đôn đốc nợ 2 lần; Cục Thuế TP.Hà Nội và UBND TP.Hà Nội cũng đã mời làm việc 3 lần, đơn vị cam kết nộp tiền nhưng rồi lại không thực hiện. Hiện, đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an.
Công ty CP Lilama Hà Nội – chủ đầu tư dự án Văn phòng, Trung tâm thương mại và nhà ở tại 52 Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) đang nợ ngân sách Nhà nước tổng số tiền là gần 76 tỷ đồng. Trong đó, tiền sử dụng đất gần 28 tỷ đồng và số còn lại là tiền chậm nộp. Công ty CP Lilama Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai, Chi cục Thuế Hoàng Mai đã 4 lần mời chủ đầu tư tới làm việc, cùng 2 lần đôn đốc nợ. Cục thuế Hà Nội, UBND TP Hà Nội cũng đã mời đơn vị tới làm việc nhiều lần nhưng chủ đầu tư không đến. Hiện, hồ sơ dự án đã được chuyển cho cơ quan công an.
Công ty CP Xây dựng số 2 – Vinaconex (hiện là Công ty CP Đầu tư và xây dựng Vina 2) cũng được nhắc đến với số tiền nợ là hơn 21 tỷ đồng tiền chậm nộp tại dự án Khu đô thị Kim Văn- Kim Lũ, phường Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội). Cơ quan thuế đã mời đơn vị đến làm việc tại Chi cục Thuế Hoàng Mai, tại quận Hoàng Mai…nhiều lần nhưng đến nay đơn vị vẫn không nộp số tiền chậm nộp còn lại. Hồ sơ đã được chuyển cho cơ quan công an.
Theo tạp chí TCDN, trước đó, Cục thuế TP.Hà Nội cũng đã công khai nợ thuế đối với 916 người nộp thuế, với tổng số nợ tính đến thời điểm 31/5/2021 là 397,4 tỷ đồng... Được biết, đây là các trường hợp đã thực hiện công khai nợ thuế năm trước. Tuy nhiên, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, người nộp thuế vẫn còn nợ thuế. Việc công khai này cũng đã loại trừ các doanh nghiệp có khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo Cục Thuế TP.Hà Nội, trước khi công bố danh sách, để tạo điều kiện cho người nộp thuế có cơ hội hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cục thuế đã có nhiều buổi làm việc với các đơn vị này để tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã được cơ quan thuế tạo điều kiện nhiều lần, nhưng các đơn vị này vẫn chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Bên cạnh việc phối hợp với các sở, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp dần nợ thuế, Cục Thuế TP.Hà Nội cũng đôn đốc và kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Tính đến hết tháng 4/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để đưa vào vận hành, kinh doanh, tiếp tục đầu tư, khởi động đầu tư cho 867 dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, bệnh viện với tổng giá trị ước tính khoảng 371,8 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, tại lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP HCM, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chọn Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp THADICO Bình Dương – thành viên của Tập đoàn Trường Hải (THACO) – làm chủ đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1.
Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển, doanh nghiệp dự án đã đề xuất điều chỉnh, nâng cấp quy mô cảng hàng không Quảng Trị từ cấp 4C lên 4E.
Quy mô thị trường đầu tư ESG tăng trưởng vượt bậc những năm gần đây. Sự gia tăng này cho thấy ngày càng nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội để tạo ra cả lợi nhuận tài chính và tác động xã hội, môi trường tích cực.
Trên thế giới, nhiều tổ chức tín dụng, nhà đầu tư lớn như GRESB, IFC, ADB hay quỹ đầu tư châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đang sử dụng ESG như một tiêu chí “lọc” dự án bất động sản xanh. Tại Việt Nam, xu hướng này đang hình thành rõ ràng hơn.
Đại biểu Quốc hội đề xuất tận dụng các trụ sở công dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập để xây dựng nhà đỗ xe thông minh kết hợp trạm sạc xe điện và thư viện mini.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 17/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
Từ 1/7, chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 1916/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với Khu đô thị du lịch Nhơn Phước, tọa lạc tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch.
Dự án Sân Golf Uông Bí được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sân Golf Hạ Long Bay, với quy mô xây dựng lên tới 140ha tại khu vực hồ Yên Trung, thuộc phường Phương Đông, tương lai sẽ là phường Yên Tử.
Ngày 14/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng thông tin, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng thủy nội địa Nghĩa Hưng (giai đoạn 1); vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Chính phủ chỉ đạo cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc đã phê duyệt thiết kế đô thị, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Thông báo số 191/TB-UBND về việc thu hồi đất đối với Dự án Du lịch nghỉ dưỡng Phương Thảo do Công ty TNHH Lộc Phát Bình Thuận làm chủ đầu tư, tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình. Lý do thu hồi là chủ đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đất đai.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết, TP Hà Nội chưa có bất kỳ chủ trương hay chỉ đạo gì liên quan đến bổ sung quy hoạch tuyến hầm hay đầu tư xây dựng tuyến hầm nối từ cầu Tứ Liên đến đường Văn Cao - Hồ Tây như dư luận phản ánh.
Theo , ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho rằng việc sửa đổi các quy định tại Điều 50, 51 của Nghị định 103 và điểm d khoản 2 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là hết sức cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm chi phí đầu vào và khơi thông nguồn cung nhà ở.
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ Long vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt làm chủ đầu tư dự án Khu chung cư, dịch vụ thương mại tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?