Chiều nay, 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đại diện các doanh nghiệp bất động sản đã "hiến kế" một loạt giải pháp và cam kết trong việc phát triển loại hình nhà ở này.
Đại diện Tập đoàn Vingroup phát biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phát biểu tại hội nghị, Đại diện Tập đoàn Vingroup cho biết, tập đoàn đã đăng ký từ nay đến năm 2030 xây dựng 500.000 căn hộ và quyết tâm thực hiện mục tiêu.Theo đó, doanh nghiệp có 2 kiến nghị tới Thủ tướng. Thứ nhất, cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư.
Thứ hai, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song. Đơn cử, cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… thì sẽ rút ngắn nhiều thời gian.
Đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) phát biểu tại Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Đậu Minh Thanh, Chủ tịch HĐTV HUD đề xuất cơ quan quản lý chỉ định thầu bằng cách xếp hạng các nhà đầu tư theo thang điểm thông qua việc đánh giá hồ sơ năng lực, kinh nghiệm ở bước mời quan tâm hoặc theo quy mô các dự án nhà ở xã hội.
Nếu đấu thầu, lãnh đạo HUD cho rằng có thể rút ngắn quy trình bằng cách nâng cao năng lực, trách nhiệm bên mời thầu nhằm giảm bớt các thủ tục, thời gian không cần thiết như sửa đổi, làm rõ, gia hạn hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu.
Tương tự, đại diện Viglacera cho rằng việc giao chủ đầu tư đã được Thủ tướng kết luận, làm theo thiết kế, giá được phê duyệt, khách hàng cũng được phê duyệt nên không cần đấu thầu. Doanh nghiệp đề nghị giao thẳng dự án cho đơn vị nào đủ năng lực để làm cho nhanh vì thủ tục này tốn rất nhiều thời gian.
Đề xuất cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư cũng là một trong hai đề xuất được lãnh đạo Vingroup nêu ra tại hội nghị. Ngoài ra, tập đoàn này còn đề xuất Thủ tướng chấp thuận cho các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song, ví dụ cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng…
"Nếu chúng ta làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính", lãnh đạo Vingroup nói.
Đại diện Địa ốc Hoàng Quân đề xuất cơ chế chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư làm nhà ở xã hội nhưng kiến nghị chỉ nên áp dụng cho các dự án dưới 2.000 tỷ đồng, còn các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.
Tại hội nghị, ông Đậu Minh Thanh cho biết một số địa phương có quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội rất lớn thuộc diện bàn giao lại cho địa phương thực hiện theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển khu đô thị, khu nhà ở. Tuy nhiên, các địa phương còn hạn chế về nguồn lực cũng như vướng mắc thủ tục đầu tư nên chậm đưa quỹ đất trên vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực. Trong khi chính doanh nghiệp phát triển khu đô thị, khu nhà ở có quỹ đất đó hoàn toàn có đủ năng lực và mong muốn tham gia đầu tư nhà ở xã hội.
"Việc điều chỉnh để giao chủ đầu tư có quỹ đất đó trực tiếp thực hiện đầu tư nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố nhưng còn tồn tại e ngại vướng mắc về pháp luật đấu thầu và đầu tư hiện hành", ông Thanh nói.
Từ đó, lãnh đạo HUD xin kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương rà soát các quỹ đất thuộc diện bàn giao để xây dựng nhà ở xã hội; xem xét nếu chủ đầu tư khu đô thị, khu nhà ở có quỹ đất đủ năng lực và có nguyện vọng đầu tư nhà ở xã hội thì tổ chức điều chỉnh để giao cho Chủ đầu tư đó triển khai thực hiện.
Đại diện HUD cho hay với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, công ty xác định phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Hiện tại, HUD đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng khoảng 3.500 căn hộ. Từ nay đến năm 2026, tổng công ty dự kiến triển khai các dự án nhà ở xã hội với 2.800 căn hộ và hướng tới mục tiêu 17.500 căn đến năm 2030 góp phần hiện thực hóa Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt.
Đại diện Tập đoàn Viglacera - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Đại diện Viglacera cho biết hiện tổng công ty đang thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội với 17.200 căn, đã bàn giao cho Hà Nội 5.500 căn đi vào sử dụng.
Đại diện Tập đoàn Hoàng Quân đăng ký thực hiện 50.000 sản phẩm căn hộ nhà ở xã hội từ năm 2022-2030 để đồng hành cùng với mục tiêu của Chính phủ.
Tính đến nay, công ty đã triển khai xây dựng chuỗi 24 dự án nhà ở xã hội với hơn 35.000 căn.
Đại diện doanh nghiệp kiến nghị cần có Ban chỉ đạo quốc gia về nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp. Các Bộ, ngành có liên quan như NHNN, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên cũng cần có Ban chỉ đạo về nhà ở xã hội tại Bộ để xử lý, giải quyết những vướng mắc cụ thể.
Đồng thời, doanh nghiệp này mong muốn NHNN cần chủ trì liên tục phối hợp các ngân hàng để giải ngân cho các dự án nhà ở xã hội. Cần có số hoá dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm, phân loại được đối tượng có nhà ở xã hội. Nên chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỷ đồng, còn các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.
Đại diện Becamex cho rằng, cần sớm xây dựng quỹ nhà ở quốc gia gắn với cơ sở dữ liệu về dân số, thu nhập.
Theo doanh nghiệp, chuẩn hóa, sử dụng công nghệ mới, thiết kế mẫu, sẽ giúp giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công.
Đặc biệt, chương trình cho vay ưu đãi với thời gian dài và lãi suất cố định, điều này rất cần thiết, vừa cho đối tượng mua nhà vừa cho chủ đầu tư.
Đại điện CTCP Địa ốc Kim Oanh cho biết, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển 40.000 căn từ nay đến năm 2028.
Do đó, công ty đề xuất, mở rộng diện tích và phân khúc; xây dựng theo nhu cầu đăng ký trước, tránh lãng phí nguồn lực; hỗ trợ tài chính linh hoạt…
Đại điện Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh phát biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
“Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép: thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu. Tuy nhiên, thách thức lớn là giải ngân vốn vay. Nhiều dự án của chúng tôi hoàn thiện sớm nhưng ngân hàng chậm giải ngân, gây lãng phí và khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua.
Vì vậy, kiến nghị đảm bảo chương trình tín dụng cho vay 120.000 tỷ đồng và lãi suất ổn định 10 năm; đánh giá lại nhu cầu thực tế; tạo cơ chế hỗ trợ quỹ đất, đặc biệt tại TP HCM”, đại diện Công ty Kim Oanh đề xuất.
Phía Tập đoàn Nam Long cho biết, tập đoàn cùng các đối tác đăng ký thực hiện 60.000 căn nhà ở xã hội ở các tỉnh thành như TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ và Long An từ nay đến năm 2030.
Doanh nghiệp đề xuất có cơ chế để tạo động lực cho các nguồn vốn xã hội tham gia, nên thẩm định và duyệt giá bán chỉ một lần.
Về quỹ đất, Nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp bằng tiền của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đất sẵn thì thực hiện thẩm định giá sát với giá thị trường. Trong trường hợp đã có bảng giá đất sát giá thị trường, áp dụng bảng giá đất mới. Điều này sẽ rút ngắn thời gian để đưa giá thành sát với giá thị trường.
Đối với bộ, ngành Chính phủ nên có một Ban chỉ đạo liên bộ có tính liên thông cao, đủ quyền hạn giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai.
Đại diện Tập đoàn Phú Cường cho biết, Tập đoàn đã làm chủ đầu tư dự án một dự án chung cư tại TP HCM có quy mô 1.271 căn hộ, làm thủ tục trong vòng 4 tháng và dự án đã hoàn thành sau 18 tháng xây dựng, giao nhà trong 2 năm. Có thể nói, ở TPHCM đánh giá đây là một trong những dự án thủ tục nhanh nhất, xây dựng nhanh nhất và giao nhà nhanh nhất; đây cũng là dự án được đánh giá cao về chất lượng và đưa vào dự án tiêu biểu nhà ở xã hội của Công an TP HCM.
Gần đây, TP HCM cũng đã quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, TPHCM đã có những buổi lắng nghe những chia sẻ của doanh nghiệp. Điều này giúp khơi dậy tinh thần của doanh nghiệp để doanh nghiệp quyết tâm hơn nữa trong việc thực hiện các dự án nhanh chóng. Chúng tôi rất mong Thủ tướng chính phủ, TPHCM quan tâm hơn nữa để đẩy nhanh các dự án này được triển khai nhanh hơn nữa.
Nguyện vọng của chúng tôi đầu tư ở TP HCM chủ yếu là nhà ở xã hội. Hiện tại quỹ đất tại TP HCM không còn nhiều, tuy nhiên có nhiều khu đất đã bỏ hoang thời gian dài vì vướng mắc pháp lý. Chúng tôi mong muốn có nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp hài hòa, thủ tục tinh gọn nhẹ, chẳng hạn Bộ Xây dựng trình Chính phủ có được dự án thí điểm với thủ tục nhanh gọn; bên cạnh đó cần làm thủ tục song song với thực hiện dự án.
Nếu Chính phủ, ngân hàng và doanh nghiệp cùng đồng lòng, chúng ta không chỉ làm được mà còn làm tốt hơn, nhanh hơn, mang lại lợi ích thực sự cho xã hội.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã kiến nghị 10 giải pháp phát triển nhà ở xã hội
Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán chuyên đề tại 12 dự án bất động sản trọng điểm thuộc 5 quận, huyện của thành phố Hà Nội, gồm: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm.
Chiều 25/3, Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Mỹ Thượng tổ chức lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NOXH) tại khu đất XH1 khu C, đô thị mới An Vân Dương, TP Huế.
Hà Nội yêu cầu các quận, huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan đến tiến độ Dự án đường Vành đai 4, để đảm bảo khởi công dự án vào dịp 19/5/2025.
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về phương án đầu tư 2 tuyến đường bộ cao tốc do VEC quản lý là Cầu Giẽ - Ninh Bình và Yên Bái - Lào Cai.
Thanh tra tỉnh Bình Thuận sẽ tiến hành việc chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư, thực hiện Dự án khu đô thị dịch vụ du lịch Summerland (Dự án Summerland) và dự án Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng Đồi Hòn Rơm.
Ngày 24/3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng, liên quan đến các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai dự án Hồ chứa nước Lộc Đại, huyện Quế Sơn.
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại đã được chấp thuận chủ trương đầu tư để hoàn thiện thủ tục, khởi công xây dựng trong năm 2025.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Hồ Văn Hà đã chủ trì buổi làm việc với Sở Xây dựng để nghe báo cáo về tình hình thực hiện các dự án nhà ở xã hội tại các khu dân cư thương mại trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm triển khai chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh trong giai đoạn 2025-2030.
Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định số 276/QĐ-BXD về việc công bố mở cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1 tại tỉnh Bắc Ninh, góp phần giảm tải cho các cảng biển và tối ưu hóa chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc giá bất động sản tăng đột biến, nhằm đảm bảo sự ổn định và minh bạch của thị trường.
Mới đây, Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất đầu tư dự án cán thép chất lượng cao, tập trung sản xuất các dòng sản phẩm ray đường sắt đô thị, ray đường sắt cao tốc tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi).
Những ngày đầu tháng 3/2025 các tin đồn sáp nhập tỉnh, thành phố lan truyền kéo theo hiện tượng giá đất tại các địa phương tăng nóng. Thế nhưng, thay việc đầu tư bất động sản cần có cách tính toán dòng tiền, sự am hiểu về thị trường thì nhiều người dân ồ ạt đi "gom đất" theo tin đồn. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị, cảnh báo về hiện tượng này.
Ngày 21/3, CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Bất động sản uy tín năm 2025, trong đó Vinhomes, Nam Long, Ecopark là những doanh nghiệp quen thuộc dẫn đầu bảng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO tiếp tục bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 166 triệu đồng vì lấn chiếm gần 6.500m2 đất công tại đảo Ó - Đồng Trường.
Ngày 17/03/2025 vừa qua, Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Dịch vụ Trường học Quang Minh (QMS) đã ký kết với Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc,chính thức là đơn vị phân phối tòa căn hộ cao cấp QMS Top Tower, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?