Về thông tin Hà Nội đang triển khai xây dựng 3 khu nhà ở xã hội tập trung tại Đông Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điểm cần lưu ý, nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy", không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước sáng ngày 27/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, về xã hội, có hai chương trình lớn là chương trình xây dựng nhà ở xã hội và chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, với mục tiêu làm sao để chính sách cho người trẻ, người khó khăn, thu nhập thấp, công nhân lao động có chỗ ở. Chúng ta phát triển nhanh nhưng phải bền vững, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Để đảm bảo đẩy nhanh đề án xây dựng nhà ở xã hội, lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị (UDIC) đề xuất với Chính phủ xem xét việc chỉ định cho các doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực về tài chính, về kinh nghiệm thực hiện các dự án nhà ở xã hội vừa đảm bảo rút ngắn được các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh được tiến độ thực hiện dự án, cũng như tạo được nguồn lực, nguồn công ăn việc làm cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo Hà Nội cho biết, Hà Nội đang triển khai 3 khu dự án tập trung ở huyện Đông Anh. Quy hoạch khu lớn nhất gần 200 ha theo mô hình tiến tới tương tự nhà ở thương mại nhưng với giá thành thấp. Hà Nội dự kiến các căn nhà ở theo mô hình giá dưới 18 triệu/m2. Khảo sát trên thị trường thì đa phần các hộ gia đình đáp ứng được.
UBND thành phố Hà Nội đang trình HĐND Thành phố cơ chế sử dụng vốn nguồn lực phát triển để cho vay và hỗ trợ vốn các tổng công ty và các tập đoàn xây dựng. Trong đó, dự kiến cho vay các đối tượng nhà ở xã hội vay có thời hạn và sau có thể trừ vào thu nhập của người mua như tiền lương… Cơ chế này đang trình theo Luật Thủ đô.
Với mục tiêu như vậy, sắp tới ở khu vực Kim Trung, huyện Đông Anh sẽ khởi công 1 dự án gồm 14 tòa nhà với trên 1.000 căn hộ. Hà Nội cam kết tất cả dự án xã hội sẽ hoàn thành trong 2 năm. Như vậy, tầm quý 4 năm 2026 dự án trên sẽ hoàn thành. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng về đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, Hà Nội đã tham gia hưởng ứng tích cực đề án này.
Thủ tướng cho rằng, Hà Nội và các địa phương phải giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong việc này. Thủ tướng nhắc tới thông tin trên báo chí về dự án có hơn 100 căn hộ nhà ở xã hội mà hơn một nghìn người bốc thăm.
Về thông tin Hà Nội đang triển khai xây dựng 3 khu nhà ở xã hội tập trung tại Đông Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điểm cần lưu ý, nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy", không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội.
Thủ tướng lưu ý, với Hà Nội, nhà ở xã hội ở không chỉ tập trung ở Đông Anh là nơi còn nhiều đất, còn Nam Từ Liêm không còn nhiều đất thì không làm nhà ở xã hội ở đấy nữa. Người ta ở Đan Phượng mà phải về Đông Anh thì không được, phải có khu nhà ở xã hội ở Đan Phượng, Thủ tướng phát biểu.
Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại, chính sách xã hội của chúng ta là như thế, phải xác định rất rõ điều này. Cùng với đó, nhà ở xã hội phải đầy đủ điều kiện hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục, thể thao, xã hội, môi trường…) như nhà ở thương mại, nhưng chỉ khác là nhà nước có các chính sách hỗ trợ như giao đất không thu tiền đất để ưu tiên cho người thu nhập thấp, người trẻ chưa có nhà sớm an cư lạc nghiệp. Cùng với đó, nhà ở xã hội phải có hình thức mua và thuê mua, chứ nhà ở xã hội chỉ mua thì không ổn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phải tiếp tục đề xuất, hoàn thiện các chính sách nhà ở xã hội, Thủ tướng nêu rõ, phải tổ chức hội nghị để bàn cho ra giải pháp thúc đẩy nhà ở xã hội. "Tất cả trong tay chúng ta, chúng ta có đất đai, cơ chế, chính sách… mà chúng ta không xoay chuyển được tình thế thì chúng ta trông chờ vào ai, nếu chúng ta không làm thì ai làm", Thủ tượng đặt vấn đề với yêu cầu quản lý nhà nước phải kiến tạo để doanh nghiệp thực hiện.
Cũng trong hôm nay, Thủ tướng ký Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, chỉ tiêu số căn hộ các địa phương phải hoàn thành giai đoạn 2025 - 2030 là 995.445 căn hộ; trong đó năm 2025 là 100.275 căn hộ, năm 2026 là 116.347 căn hộ, năm 2027 là 148.343 căn hộ, năm 2028 là 172.402 căn hộ; năm 2029 là 186.917 căn hộ và năm 2030 là 271.161 căn hộ.
Trong đó, năm 2025, Bắc Ninh phải hoàn thành gần 10.700 căn, Hải Phòng hơn 10 nghìn căn, Bình Dương hơn 8.200 căn, Thanh Hóa hơn 5.200 căn, Hà Nội hơn 4.600 căn, Bình Thuận hơn 4.300 căn, Bình Định hơn 4.100 căn, Hà Nam hơn 3.300 căn, TP HCM gần 3.000 căn, Đồng Nai 2.600 căn…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Sở Xây dựng vừa có công văn báo cáo UBND TP HCM các nội dung cần xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy phục vụ công tác lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (gọi tắt là quy hoạch chung).
THACO của tỷ phú Trần Bá Dương muốn đẩy nhanh tiến độ khu công nghiệp (KCN) 26.000 tỷ tại Bình Dương, sẽ khởi công vào tháng 9. Dự án có tổng diện tích khoảng 786ha và sẽ tạo thêm việc làm cho hơn 32.000 lao động.
HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 21 về việc thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000, Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La (hồ Dầu Tiếng, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương).
Chiều nay, 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đại diện các doanh nghiệp bất động sản đã "hiến kế" một loạt giải pháp và cam kết trong việc phát triển loại hình nhà ở này.
UBND tỉnh Nam Định vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long (VSIP Nam Định) giai đoạn 1.
Mới đây, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam cho biết sẽ khởi động quá trình hồi sinh dự án toà tháp nghìn tỷ bị bỏ hoang 10 năm tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã kiến nghị 10 giải pháp phát triển nhà ở xã hội
Chiều nay, 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) vừa trình UBND TP HCM dự thảo công nhận việc quản lý, sử dụng đất đối với Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn trên diện tích 170.559 m2 (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Bến Nghé, quận 1).
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 4 dự án Khu đô thị phức hợp tại huyện Cam Lâm, gồm: Dự án Khu đô thị phức hợp Cam Hòa; Khu đô thị phức hợp Cam Thượng; Khu đô thị phức hợp Suối Tân và Khu đô thị phức hợp Cam Tân.
Với đà tăng của giá nhà ở tại các đô thị lớn từ 30-50% việc người trẻ dưới 35 tuổi có thể sở hữu căn nhà đầu tiên là điều xa vời. Vậy thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia' có giải được bài toán nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi?
Theo thông tin được công bố vào ngày 3/3/2025, siêu dự án quy mô lên đến 250ha, trải dài 11km ven sông có tên thương mại dự án Noble Palace Riverside đã về tay Sunshine Group (HNX: mã chứng khoán KSF).
Hiện tại, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư. Theo kế hoạch, cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo hoàn thành vào tháng 4/2028 với thời gian thi công 30 tháng.
Theo quy định mới của UBND TP HCM, chỉ chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mới được kinh doanh lưu trú du lịch và phải có hợp đồng thuê. Căn hộ chung cư chỉ được cho thuê để ở, không dùng cho lưu trú ngắn ngày (airbnb).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?