Khung pháp lý về ESG của EU và một số quốc gia - Mở đường cho doanh nghiệp Việt thời căng thẳng thương mại

Việc thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn bền vững, nâng cao uy tín, và đóng góp cho phát triển kinh tế xanh, công bằng và hội nhập trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng.

Với áp lực từ thị trường quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu và nhà đầu tư, ESG không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc.

Tiếp cận khung pháp lý ESG đồ sộ của EU

Trong vòng 5 năm qua, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành khoảng 8.000 đạo luật, trong đó có nhiều văn bản pháp lý quan trọng về ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị). Với hệ thống luật pháp chặt chẽ, minh bạch và mang tính bắt buộc, EU đang dẫn đầu toàn cầu trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, cung cấp nhiều kinh nghiệm chính sách quý báu cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

ESG không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. (lythouse.com)

EU đã xây dựng một loạt các đạo luật chủ chốt về ESG, có thể kể đến: Luật Kế toán Bền vững của Doanh nghiệp yêu cầu các công ty phải công bố chi tiết thông tin ESG; Luật Phân loại bền vững (EU Taxonomy) xác định các hoạt động kinh tế có tính bền vững, thúc đẩy đầu tư xanh.

Ngoài ra, Chỉ thị về Báo cáo Phi tài chính (NFRD) và sau đó là Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) buộc các công ty lớn phải minh bạch hóa các thông tin ESG. Chỉ thị thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD) yêu cầu doanh nghiệp kiểm soát chuỗi cung ứng, đảm bảo không vi phạm nhân quyền, không sử dụng lao động trẻ em hay cưỡng bức.

Bên cạnh đó, quy định SFDR (Sustainable Finance Disclosure Regulation) bắt buộc các tổ chức tài chính công bố rủi ro liên quan đến phát triển bền vững một cách chi tiết và minh bạch.

Khung phát triển ESG của EU được thiết kế bài bản theo 4 bước: (1) Thiết lập mục tiêu phát triển bền vững, (2) Xây dựng bộ máy quản trị ESG, (3) Tích hợp ESG vào hoạt động và quản lý rủi ro, và (4) Công bố thông tin ESG.

Cách tiếp cận này giúp các tổ chức tài chính EU đưa ESG thành tiêu chí ra quyết định quan trọng trong cho vay và đầu tư.

Mặc dù Mỹ có nhiều quy định bảo vệ môi trường, khung pháp lý ESG vẫn còn phân tán và chưa có tính bắt buộc cao như EU.

Kinh nghiệm từ châu Á

Tại châu Á, một số quốc gia đã xây dựng nền tảng pháp lý về ESG đáng chú ý.

Hàn Quốc triển khai hệ thống K-Taxonomy, phân loại rõ ràng 74 hoạt động kinh tế xanh theo 6 mục tiêu môi trường. Ngoài ra, Chính phủ hỗ trợ phát hành trái phiếu xanh và kiểm soát hoạt động “rửa xanh”.

Singapore tích hợp ESG vào cấp tín dụng thông qua 3 hướng: cắt giảm tài trợ cho các dự án không bền vững, khuyến khích cho vay xanh, và quản lý rủi ro ESG trong thẩm định tín dụng.

Trung Quốc ban hành “Hướng dẫn Tài chính Xanh” cho ngân hàng và bảo hiểm, yêu cầu các tổ chức tài chính tích hợp ESG vào hệ thống quản lý rủi ro. Các ngân hàng Trung Quốc cũng bắt đầu đánh giá tín nhiệm ESG, phát triển sản phẩm đầu tư khí hậu và hỗ trợ ngành công nghiệp carbon thấp.

Việc hiểu rõ các quy định pháp lý về ESG không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng luật mà còn là chìa khóa để mở rộng sang các thị trường tiềm năng. Khi doanh nghiệp nắm vững yêu cầu pháp lý liên quan đến công bố thông tin ESG, đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng hay tiêu chí đầu tư xanh, họ có thể chủ động điều chỉnh chiến lược vận hành, hoàn thiện hệ thống quản trị và xây dựng báo cáo bền vững đạt chuẩn quốc tế.

Từ đó, doanh nghiệp có thể sở hữu lợi thế trong việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế, gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng niềm tin từ đối tác, khách hàng tại các thị trường xuất khẩu quan trọng.

Việt Nam hướng dẫn ESG cho doanh nghiệp tài chính, bất động sản – xây dựng và sản xuất

Gần đây, Cục Phát triển Doanh nghiệp tư nhân và Kinh tế tập thể (APED) – Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Anh công bố Sổ tay ESG – bộ tài liệu hướng dẫn khung triển khai, lập báo cáo và áp dụng ESG cho ba ngành trọng điểm: Tài chính, Bất động sản – Xây dựng và Sản xuất. Dự án có sự tư vấn chuyên môn của Quỹ Châu Á Việt Nam và Công ty Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam).

Theo ông Nguyễn Đức Trung – Phó Cục trưởng APED, ESG đang trở thành kim chỉ nam cho phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Việc thực hành ESG không chỉ đáp ứng yêu cầu quốc tế mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư.

Sổ tay ESG được kỳ vọng là công cụ hỗ trợ thiết thực, giúp doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ – từng bước tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị vào chiến lược kinh doanh một cách minh bạch, hiệu quả.

Ông Fergus McBean – Bí thư Thứ nhất về Khí hậu và Thiên nhiên của Đại sứ quán Anh – cho rằng ESG đang định hình lại chiến lược kinh doanh toàn cầu. Việc tuân thủ ESG giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường quốc tế khó tính như Anh và EU, những nơi ngày càng yêu cầu báo cáo phát triển bền vững và hành động khí hậu cụ thể.

Tuy nhiên, ông McBean cũng lưu ý rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn thiếu kiến thức và nguồn lực để triển khai ESG. Do đó, việc ban hành Sổ tay ESG và các hướng dẫn chuyên ngành là bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng ESG bài bản hơn. Ông khẳng định Vương quốc Anh sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 thông qua các chương trình như UK PACT.

https://sohuutritue.net.vn/khung-phap-ly-ve-esg-cua-eu-va-mot-so-quoc-gia--mo-duong-cho-doanh-nghiep-viet-thoi-cang-thang-thuong-mai-d275394.html

Tin liên quan

ESG và hiệu quả tài chính: Doanh nghiệp việt nam đã tối ưu hóa ra sao?

ESG và hiệu quả tài chính: Doanh nghiệp việt nam đã tối ưu hóa ra sao?

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc tích hợp các tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) không chỉ phản ánh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả tài chính.

05 ngân hàng tiên phong trong đầu tư ESG

05 ngân hàng tiên phong trong đầu tư ESG

'Tẩy xanh' - Cái 'bẫy' doanh nghiệp thực thi ESG cần tránh

'Tẩy xanh' - Cái 'bẫy' doanh nghiệp thực thi ESG cần tránh

Báo cáo ESG: Tính minh bạch và tác động đến niềm tin của nhà đầu tư

Báo cáo ESG: Tính minh bạch và tác động đến niềm tin của nhà đầu tư

Cùng chuyên mục

Nhà sáng lập Thế Giới Di Động từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, ai ngồi ghế nóng?

Nhà sáng lập Thế Giới Di Động từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, ai ngồi ghế nóng?

Doanh nghiệp

Theo công bố của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: mã chứng khoán MWG), từ ngày 3/4, ông Vũ Đăng Linh chính thức đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty thay thế cho ông Trần Huy Thanh Tùng.

Novaland đặt mục tiêu lợi nhuận không có lãi, thậm chí có phương án lỗ hàng trăm tỷ đồng năm 2025

Novaland đặt mục tiêu lợi nhuận không có lãi, thậm chí có phương án lỗ hàng trăm tỷ đồng năm 2025

Doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Phiên họp dự kiến tổ chức vào ngày 24/4 tại NovaWorld Phan Thiet Golf Club tại Tỉnh Bình Thuận.

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không chia cổ tức

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không chia cổ tức

Doanh nghiệp

Năm 2025, TPBank lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với kết quả đạt được năm 2024. TPBank không trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức trong năm nay.

SHB dự kiến chi hơn 7.300 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, nâng vốn điều lệ lên gần 46.000 tỷ đồng

SHB dự kiến chi hơn 7.300 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, nâng vốn điều lệ lên gần 46.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với nội dung đáng chú ý là kế hoạch chia cổ tức cao hơn năm 2024.

 Chứng khoán HSC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 23%

Chứng khoán HSC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 23%

Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, mã chứng khoán HCM : HoSE) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 23% so với thực hiện năm 2024.

Taseco Land (TAL) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm 22%, doanh thu gấp 2,6 lần quyết tâm niêm yết trên HoSE

Taseco Land (TAL) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm 22%, doanh thu gấp 2,6 lần quyết tâm niêm yết trên HoSE

Doanh nghiệp

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, Taseco Land lên kế hoạch doanh thu đạt 4.332 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ 2024 nhưng đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 22%. Đồng thời, HĐQT TAL cũng trình cổ đông kế hoạch niêm yết sàn HOSE.

'Nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 1.500 tỷ đồng trong năm 2025

'Nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 1.500 tỷ đồng trong năm 2025

Doanh nghiệp

Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 13.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 10,3% về doanh thu và tăng hơn 22% về lợi nhuận so với thực hiện năm ngoái.

Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD

Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD

Doanh nghiệp

Tập đoàn Keppel vừa thông qua bộ phận bất động sản đã thoái toàn bộ 42% cổ phần tại Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc (SRC), chủ đầu tư dự án Palm City tại TP HCM.

Lợi nhuận sau kiểm toán của Hà Đô 'bốc hơi' 35% về còn 572,8 tỷ

Lợi nhuận sau kiểm toán của Hà Đô 'bốc hơi' 35% về còn 572,8 tỷ

Doanh nghiệp

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, lợi nhuận trước thuế năm 2024 của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm 307 tỷ đồng (tương đương 35%) so với con số 880 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.

 Vingroup phá kỷ lục nộp ngân sách nhà nước gần 56.163 tỷ đồng

Vingroup phá kỷ lục nộp ngân sách nhà nước gần 56.163 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2024 của Tập đoàn Vingroup (VIC), trong năm vừa rồi, Tập đoàn đã nộp ngân sách nhà nước gần 56.163 tỷ đồng (gần 2,2 tỷ USD).

 4 thành viên HĐQT Chứng khoán Everest đồng loạt từ nhiệm

4 thành viên HĐQT Chứng khoán Everest đồng loạt từ nhiệm

Doanh nghiệp

Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (Mã chứng khoán EVS) vừa thông báo về việc nhận được đơn từ nhiệm của 4 thành viên hội đồng quản trị (HĐQT).

Thiếu gia nhà bầu Hiển 30 tuổi làm Chủ tịch Hãng hàng không Vietravel Airlines

Thiếu gia nhà bầu Hiển 30 tuổi làm Chủ tịch Hãng hàng không Vietravel Airlines

Doanh nghiệp

Ông Đỗ Vinh Quang, con trai thứ hai của nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn T&T Group Đỗ Quang Hiển vừa được bầu làm Chủ tịch Vietravel Airlines. Con trai cả của bầu Hiển, ông Đỗ Quang Vinh, là thành viên HĐQT hãng hàng không này.

Bac A Bank (BAB) lên kế hoạch tăng vốn gần 40%, thận trọng đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ tăng 4.4% trong năm 2025

Bac A Bank (BAB) lên kế hoạch tăng vốn gần 40%, thận trọng đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ tăng 4.4% trong năm 2025

Doanh nghiệp

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận và đặc biệt là lộ trình tăng mạnh vốn điều lệ.

Home Credit báo lãi gấp 3 lần lên gần 1.300 tỷ

Home Credit báo lãi gấp 3 lần lên gần 1.300 tỷ

Doanh nghiệp

Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit Việt Nam) chính thức công bố thông tin về tình hình tài chính năm 2024 cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các trái chủ.

Golden Gate mua lại The Coffee House với mức giá bao nhiêu?

Golden Gate mua lại The Coffee House với mức giá bao nhiêu?

Doanh nghiệp

Từng được định giá hơn 1.000 tỷ, The Coffee House đã về tay Golden Gate với giá chỉ bằng 1/4 sau nhiều năm lỗ triền miên.

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử, đặt mục tiêu doanh thu 119.154 tỷ đồng năm 2025 hướng đến phát triển bền vững

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử, đặt mục tiêu doanh thu 119.154 tỷ đồng năm 2025 hướng đến phát triển bền vững

Doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 của Vietnam Airlines đạt mức kỷ lục với 7.958 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đạt 2.775 tỷ đồng. Năm 2025, Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất dự kiến 119.154 tỷ đồng hướng đến phát triển bền vững.

Nhóm quỹ Dragon Capital giảm sở hữu tại Thế giới Di động xuống dưới 7%

Nhóm quỹ Dragon Capital giảm sở hữu tại Thế giới Di động xuống dưới 7%

Doanh nghiệp

Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital đã giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) xuống dưới 7%, tính đến ngày 27/3.

Trong ngày Đại hội cổ đông Chủ tịch Hoá chất Đức Giang khuyên cổ đông 'đừng bán' cổ phiếu DGC, kết phiên thị giá giảm hơn 20%

Trong ngày Đại hội cổ đông Chủ tịch Hoá chất Đức Giang khuyên cổ đông 'đừng bán' cổ phiếu DGC, kết phiên thị giá giảm hơn 20%

Doanh nghiệp

Sáng 31/3, Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: mã chứng khoán DGC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên với nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là diễn biến giá cổ phiếu. Kết phiên hôm nay 31/3, thị giá DGC giảm xuống còn 99.600 đồng/cp, giảm hơn 20% so với vùng đỉnh 12x tại thời điểm diễn ra đại hội năm 2024.

SeABank muốn tăng vốn điều lệ, mua công ty chứng khoán trong năm 2025

SeABank muốn tăng vốn điều lệ, mua công ty chứng khoán trong năm 2025

Doanh nghiệp

SeABank đặt mục tiêu tăng lợi nhuận 7%, phát hành ESOP, chào bán riêng lẻ 20% cổ phần và dự kiến mua lại ASEAN Securities trong năm 2025.

Haidilao 'múa mì' ở Việt Nam 'bỏ túi' hơn 2.200 tỷ đồng/năm

Haidilao 'múa mì' ở Việt Nam 'bỏ túi' hơn 2.200 tỷ đồng/năm

Doanh nghiệp

Haidilao ở Việt Nam đóng góp hơn 10% tổng doanh thu toàn cầu (ngoài Trung Quốc), doanh thu đạt 87,8 triệu USD năm 2024 (tương đương hơn 2.246 tỷ đồng).

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: