Các ngân hàng tiên phong trong đầu tư ESG tại Việt Nam, thể hiện rõ cam kết và hành động qua các báo cáo và sáng kiến bền vững. Các ngân hàng này cũng đặc biệt chú trọng vào tài chính xanh, phát hành trái phiếu xanh và hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường.
Đầu tư ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đang trở thành một xu thế không thể đảo ngược trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050 tại Hội nghị COP26.
Trong xu thế này, ngành ngân hàng đóng một vai trò vượt xa nhiệm vụ truyền thống là trung gian tài chính, trở thành động lực thúc đẩy các dự án phát triển bền vững, từ năng lượng tái tạo đến các chương trình nâng cao chất lượng sống cộng đồng.
Ngành ngân hàng - vốn là “huyết mạch” của nền kinh tế, đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, tạo nguồn lực giúp các doanh nghiệp đầu tư dự án, chương trình, cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường.
BIDV tiên phong thực hiện ESG, xây dựng Ngân hàng xanh
BIDV đã nhanh chóng định vị mình trong nhóm dẫn đầu về tài chính xanh tại Việt Nam. (Ảnh: BIDV)
Tại Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng tiên phong nhận thức rõ về tầm quan trọng và tính cấp thiết của đầu tư ESG.
Theo chia sẻ của lãnh đạo BIDV trên các phương tiện truyền thông, ngân hàng đã triển khai chiến lược ESG một cách toàn diện và bài bản, với sự chỉ đạo sát sao từ Hội đồng quản trị.
Từ năm 2022, BIDV đã thành lập Ban quản lý dự án Tài chính Bền vững, thể hiện quyết tâm cao nhất trong việc triển khai các tiêu chuẩn xanh trong hoạt động ngân hàng.
Thực tế, BIDV đã nhanh chóng định vị mình trong nhóm dẫn đầu về tài chính xanh tại Việt Nam. Đến cuối năm 2023, dư nợ tín dụng xanh tại BIDV đã đạt trên 74.000 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ của ngân hàng và chiếm khoảng 12% dư nợ tín dụng xanh toàn nền kinh tế.
Các sản phẩm tài chính xanh tiêu biểu gồm gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh xanh, gói tín dụng 3.500 tỷ đồng hỗ trợ mua ô tô điện, và đặc biệt là gói 4.200 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh.
BIDV cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên phát hành trái phiếu xanh theo chuẩn quốc tế với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng, nhận được sự công nhận từ các tổ chức quốc tế uy tín.
Vietcombank: Phát triển bền vững là cam kết với cộng đồng, đất nước
Vietcombank đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh lần đầu tiên vào năm 2024. (Ảnh: VCB)
Phát triển bền vững không chỉ là một xu hướng toàn cầu mà còn là trách nhiệm và cam kết sâu sắc của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đối với cộng đồng và tương lai bền vững của đất nước.
Nhận thức rõ vai trò tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng xanh, Vietcombank đã đặt phát triển bền vững làm cốt lõi trong chiến lược hoạt động, đặc biệt sau cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Một trong những dấu ấn nổi bật trong hành trình phát triển bền vững của Vietcombank là việc phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh lần đầu tiên vào năm 2024. Đây không chỉ là một thành công về huy động vốn, mà còn khẳng định vị trí dẫn đầu và khả năng tiên phong của ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam.
Nguồn vốn từ trái phiếu xanh sẽ được sử dụng để tài trợ các dự án quan trọng thuộc 7 lĩnh vực thiết yếu, bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông bền vững, quản lý nước, công trình xanh, quản lý chất thải, nông - lâm - thủy sản bền vững và năng lượng hiệu quả. Đây đều là các lĩnh vực có tác động lớn và trực tiếp đến môi trường và cộng đồng.
Điểm đặc biệt trong cấu trúc trái phiếu xanh của Vietcombank là việc tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên tắc trái phiếu xanh quốc tế của ICMA và được tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín S&P Global đánh giá cao với xếp hạng Medium Green. Sự tuân thủ này không chỉ giúp Vietcombank khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế mà còn đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được.
Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án xanh tại Vietcombank diễn ra nghiêm ngặt và chặt chẽ, có sự tham gia sâu sắc của các chuyên gia ESG từ nhiều phòng ban khác nhau. Các dự án được chọn phải chứng minh rõ ràng hiệu quả tích cực đối với môi trường và phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Việc giám sát, báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng vốn cũng được thực hiện minh bạch và công khai hàng năm, tạo sự tin tưởng tuyệt đối từ phía các nhà đầu tư.
Không dừng lại ở việc phát hành trái phiếu xanh, Vietcombank còn hướng tới một chiến lược dài hạn hơn bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm tài chính xanh và hướng nguồn vốn tín dụng vào các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, và các dự án thân thiện với môi trường. Đến cuối năm 2023, tổng dư nợ tín dụng xanh của Vietcombank đạt 46.100 tỷ đồng, trong đó phần lớn dành cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Vietcombank triển khai bảy chương trình tín dụng chính sách
và hai chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung vào phát triển nông thôn, giảm
nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Ngân hàng cũng đẩy mạnh ngân hàng số
để tăng hiệu quả và bền vững, hỗ trợ các dự án năng lượng sạch và sản xuất ít
carbon.
ACB: Chiến lược ESG bài bản, toàn diện là cốt lõi
ACB đã sớm xây dựng một chiến lược ESG bài bản, toàn diện. (Ảnh: ACB)
Chiến lược phát triển bền vững theo tiêu chí ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) đã đưa Ngân hàng Á Châu (ACB) vào danh sách Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu tại Việt Nam năm 2023.
Xác định phát triển bền vững không chỉ là một xu hướng toàn cầu mà còn là trách nhiệm xã hội quan trọng, ACB đã sớm xây dựng một chiến lược ESG bài bản, toàn diện.
Về yếu tố Quản trị (Governance), ngay từ ngày đầu thành lập, ban lãnh đạo ACB đã khẳng định rõ nguyên tắc hoạt động dựa trên bốn trụ cột cơ bản: tuân thủ pháp luật và các thông lệ quản trị quốc tế tốt nhất; xây dựng văn hóa doanh nghiệp minh bạch, lành mạnh; đảm bảo sự phát triển an toàn, hiệu quả, và khả năng cạnh tranh bền vững; và cuối cùng là luôn chú trọng đến việc gắn kết lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Về mặt Môi trường (Environmental), ACB đặc biệt nhấn mạnh đến việc giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường thông qua các chiến dịch và hành động cụ thể trong suốt hơn 10 năm qua.
Đơn cử, năm 2022, ngân hàng đã đạt những con số ấn tượng như tiết kiệm và tái chế thành công 215 tấn giấy nhờ các giải pháp số hóa quy trình hoạt động, thay thế 32 tấn nhựa bằng các vật liệu thân thiện môi trường.
Bên cạnh đó, ACB đã xây dựng văn hóa ESG sâu rộng trong toàn hệ thống, với 93% nhân viên cam kết và sẵn sàng thực hiện các sáng kiến ESG, qua đó tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ tới khách hàng và cộng đồng.
Về trách nhiệm Xã hội (Social), ACB luôn là doanh nghiệp tích cực trong các hoạt động hướng tới cộng đồng như xây dựng nhà tình thương, trường học, hỗ trợ giáo dục và các nhóm yếu thế trong xã hội. Những hoạt động này không chỉ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn góp phần tạo ra giá trị bền vững lâu dài, thể hiện rõ trách nhiệm xã hội sâu sắc của ACB.
Lãnh đạo ACB xác định mỗi sản phẩm, dịch vụ và sáng kiến mà ngân hàng triển khai hiện nay đều hướng đến mục tiêu tạo dựng giá trị bền vững, hỗ trợ sự phát triển lâu dài của thế hệ tương lai.
Với chiến lược phát triển bền vững ESG hiệu quả, ACB không chỉ khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính xanh mà còn mở ra những cơ hội mới để tiếp tục tăng trưởng bền vững trong tương lai, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Techcombank: Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống
Techcombank gắn liền hơn 3 thập kỷ với các giải thể thao cộng đồng. (Ảnh: Techcombank)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được đánh giá là một trong những điển hình thành công tại Việt Nam về phát triển bền vững thông qua chiến lược thương hiệu gắn kết chặt chẽ với hoạt động thể thao cộng đồng.
Với tầm nhìn rõ ràng là "Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống", Techcombank đã xây dựng thành công thương hiệu của mình không chỉ qua những sản phẩm và dịch vụ tài chính ưu việt mà còn bằng việc thúc đẩy một lối sống khỏe mạnh, tích cực thông qua thể thao cộng đồng.
Một ví dụ nổi bật nhất năm 2024 là Giải marathon quốc tế TP.HCM Techcombank, một sự kiện thể thao thường niên mà ngân hàng này đã đồng hành và phát triển liên tục trong suốt 7 năm. Cùng với Hội nghị thế giới về thể thao cộng đồng năm 2024 lần thứ 9, với chủ đề "Vượt ngọn núi tiếp theo, dành cho những ai dám thử" diễn ra trong tháng 12/2024 tại Global City, TP.HCM, đã trở thành minh chứng sinh động cho vai trò tiên phong và khả năng kết nối cộng đồng mạnh mẽ của Techcombank.
Techcombank cũng chứng minh rằng đầu tư vào các hoạt động thể thao cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích xã hội, mà còn củng cố vững chắc thương hiệu và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong Hội nghị thượng đỉnh bền vững thuộc MPW 2024, Techcombank đã khẳng định rõ chiến lược phát triển bền vững của mình dựa trên 7 trụ cột quan trọng gồm: quan hệ hợp tác, sự tham gia tích cực, xây dựng quan hệ bền vững với các bên liên quan, tạo dựng cộng đồng khỏe mạnh, cải thiện môi trường sống, nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tại địa phương.
Nhờ chiến lược toàn diện và nhất quán, Techcombank không chỉ tạo được dấu ấn đặc biệt với Giải marathon quốc tế TP.HCM qua nhiều mùa giải mà còn trở thành hình mẫu nổi bật trong việc thúc đẩy lối sống xanh và bền vững tại Việt Nam.
Những thành công này cho thấy sự đồng hành của doanh nghiệp với cộng đồng không chỉ là một xu hướng nhất thời, mà là một trách nhiệm xuyên suốt, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Techcombank với mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
HDBank: Đổi mới tư duy xanh, tăng trưởng bền vững
Khung Tài chính Bền vững của HDBank thể hiện rõ cam kết và tầm nhìn chiến lược của ngân hàng trong thực hiện các tiêu chí ESG. (Ảnh: HD Bank)
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính bền vững khi chính thức công bố Khung Tài chính Bền vững, được xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế từ Hiệp hội Thị trường Vốn quốc tế (ICMA) và Hiệp hội Thị trường Cho vay (LMA) cuối năm 2024. Đáng chú ý, dự án này nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và được tổ chức Moody’s đánh giá với xếp hạng “rất tốt”.
Khung Tài chính Bền vững của HDBank thể hiện rõ cam kết và tầm nhìn chiến lược của ngân hàng trong thực hiện các tiêu chí ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị). Theo đó, nguồn vốn của ngân hàng sẽ tập trung tài trợ cho các dự án có lợi ích tích cực cho môi trường và xã hội. Các dự án được ưu tiên bao gồm năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, các giải pháp giao thông sạch, quản lý nước và nước thải, thích ứng với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn và công trình xanh.
Về khía cạnh xã hội, HDBank cam kết hỗ trợ các dự án cung cấp các dịch vụ thiết yếu và nhà ở giá rẻ, đặc biệt hướng đến nhóm khách hàng ở vùng nông thôn. Điều này không chỉ phản ánh trách nhiệm cộng đồng sâu sắc của HDBank mà còn góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển tài chính toàn diện mà ngân hàng đang theo đuổi.
Một điểm nổi bật khác trong chiến lược ESG của HDBank là việc hợp tác với PwC triển khai dự án tư vấn quản trị ESG và tài chính bền vững. HDBank đã cam kết tích hợp sâu rộng các nguyên tắc ESG vào chiến lược vận hành và kinh doanh.
Ngoài ra, HDBank còn là một trong những ngân hàng Việt Nam tiên phong thực hiện tín dụng xanh, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội bài bản, và đặc biệt đã thành lập Ủy ban ESG để dẫn dắt, giám sát các sáng kiến phát triển bền vững.
Trong năm 2024, HDBank tiếp tục tiên phong khi phát hành riêng Báo cáo phát triển bền vững, minh chứng rõ ràng cho sự nghiêm túc và quyết tâm thực hiện ESG một cách toàn diện.
HDBank cũng ghi dấu ấn trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững thông qua việc đồng hành cùng Agritrade trong chương trình “Mỗi xã Một sản phẩm” (OCOP), góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương trong suốt hai năm qua.
Nhờ những nỗ lực và thành tựu trong lĩnh vực ESG, HDBank liên tục được các tổ chức quốc tế như IFC, DEG và Proparco đánh giá cao, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính khí hậu và bình đẳng giới. Việc ban hành Khung Tài chính Bền vững này không chỉ là bước đi tiên phong mà còn là nền tảng vững chắc, định hướng rõ ràng cho tương lai phát triển bền vững và lâu dài của HDBank.
Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong việc phát triển bền vững. Đáng chú ý, đứng trước vô vàn thách thức, tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã tiên phong áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường, trách nhiệm xã hội và khả năng kinh tế lâu dài. Dưới đây là Top 5 doanh nghiệp dẫn đầu mô hình phát triển bền vững.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND lên 26.000 (từ mức trước đó là 25.450) vào giữa năm và 25.700 (từ 25.000) cuối năm 2025.
Ngân hàng BIDV đang rao bán khoản nợ gần 3.100 tỷ đồng của Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải – chủ đầu tư dự án sân golf Mê Linh. Tài sản đảm bảo gồm hàng trăm nghìn mét vuông đất, tàu biển và máy móc.
Mở cửa sáng nay ngày 26/3, giá vàng SJC tăng thêm 600.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán, hiện niêm yết lần lượt ở mức 96,5 – 98,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3 (theo giờ thế giới), chỉ số S&P 500 tăng 0,16%, đạt 5.776,65 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,46% đạt 18.271,86 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 4,18 điểm, tương đương tăng 0,01%, đạt 42.587,5 điểm.
Thanh khoản phiên hôm nay đạt 24.000 tỷ đồng, mức thanh khoản tích cực cho thấy dòng tiền đang vận động tốt trên thị trường. VN-Index tăng 1,6 điểm lên 1.331,92 điểm.
Theo thông tin từ Nikkei, Aeon Entertainment, một chi nhánh điều hành rạp chiếu phim tại Nhật Bản của tập đoàn Aeon sắp mở rộng sang thị trường Việt Nam.
Trong phiên đấu giá sắp tới, dự kiến diễn ra vào lúc 9h30 ngày 11/4/2025, Sacombank tiếp tục giảm giá thêm hơn 10 tỷ đồng khoản nợ liên quan 5.833 lượng vàng SJC, đưa giá khởi điểm xuống còn 317 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) do các vi phạm liên quan đến quy định về lưu trữ hồ sơ và báo cáo thông tin.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Đồng USD và giá vàng thường có một mối quan hệ nghịch đảo. Khi đồng USD suy yếu, giá vàng thường tăng lên và ngược lại. Điều này là do giá vàng được định giá bằng đồng USD, nên một đồng USD yếu hơn sẽ làm tăng giá trị vàng.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ngụ quận 5) và ông Phan Thành Tâm (ngụ quận 1, TP HCM), bị xử phạt 1,5 tỷ đồng/người về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Với diễn biến "quay xe" vào cuối tuần, những người mua vàng ở vùng 100 triệu đồng/lượng, nếu bán ra thời điểm này sẽ lỗ nặng 5-6 triệu đồng, bởi lẽ giá mua vào lúc này của các doanh nghiệp chỉ còn 94-95 triệu đồng/lượng.
Theo GFCI - ấn bản lần 37 (GFCI 37) vừa được tổ chức Z/Yen Partners (Anh) và Viện Phát triển Trung Quốc phát hành, TP HCM đứng thứ 98 trong 119 thành phố xếp hạng, tăng 7 bậc so với năm ngoái.
Giá vàng giao ngay đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mọi thời đại 3.051,99 USD/ounce vào hôm thứ Tư (giờ Mỹ), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu rằng lãi suất cơ bản sẽ được giữ nguyên như dự kiến, nhưng Fed phát tín hiệu sẽ cắt giảm vào cuối năm nay. Cùng chiều giảm giá vàng thế giới, thị trường trong nước giá vàng ngày 21/3 đã bốc hơi gần 3 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư gánh lỗ từ 5-6 triệu đồng/lượng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, thuế quan dự kiến sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong năm 2025. Theo các chuyên gia kinh tế, chi phí từ thuế nhập khẩu thường được doanh nghiệp Mỹ chuyển sang người tiêu dùng dưới nhiều hình thức, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Tuy nhiên, họ cũng nhận định mức tăng lạm phát này có thể chỉ mang tính tạm thời nếu thuế quan chỉ gây ra một đợt điều chỉnh giá duy nhất.
Chứng khoán châu Á giảm vào thứ Sáu, kết thúc tuần một cách ảm đạm trong bối cảnh lo ngại địa chính trị gia tăng và những bất an về các mức thuế mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, khiến nhà đầu tư giảm khẩu vị rủi ro và đổ xô tìm đến vàng – tài sản trú ẩn an toàn – đẩy giá vàng duy trì gần mức cao kỷ lục.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?