Thuế quan của ông Trump khiến giới siêu giàu toàn cầu “bốc hơi” hơn 200 tỷ USD trong một ngày. Các tỷ phú Việt Nam cũng không ngoại lệ.
500 người giàu nhất thế giới mất tổng cộng 208 tỉ USD trong một ngày
Hàng trăm tỷ phú mất tiền sau khi ông Trump tuyên bố chính sách thuế đối ứng với các nền kinh tế thế giới.
Tác động từ quyết định áp thuế quy mô lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến 500 người giàu nhất thế giới chứng kiến tài sản cá nhân giảm mạnh, với tổng thiệt hại lên tới 208 tỷ USD chỉ trong vòng 24 giờ – theo thống kê từ Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.
Đây là mức sụt giảm trong một ngày lớn thứ tư trong lịch sử 13 năm của bảng xếp hạng này, chỉ đứng sau các đợt bán tháo nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19. Hơn một nửa số tỷ phú được Bloomberg theo dõi đã mất tiền, với mức giảm trung bình 3,3% trong khối tài sản ròng.
Những tỷ phú Mỹ thiệt hại nặng nề nhất
Người đồng sáng lập Meta – Mark Zuckerberg – là người mất nhiều nhất trong ngày, với 17,9 tỷ USD “bốc hơi” sau khi cổ phiếu Meta lao dốc 9%. Ngay sau đó là Jeff Bezos, ông chủ Amazon, mất 15,9 tỷ USD do cổ phiếu công ty này cũng giảm tương tự.
Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, đã chứng kiến tài sản sụt giảm 11 tỷ USD trong ngày hôm đó. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, ông đã mất khoảng 110 tỷ USD, chủ yếu do biến động tiêu cực của cổ phiếu Tesla.
Warren Buffett, nhà đầu tư huyền thoại của Berkshire Hathaway, dù có danh mục đầu tư đa dạng, cũng thiệt hại hơn 3,2 tỷ USD chỉ trong một phiên, khi hàng loạt cổ phiếu trong hệ sinh thái của ông đồng loạt giảm sâu.
Một số doanh nhân công nghệ khác cũng chịu ảnh hưởng nặng. Ernest Garcia III – CEO Carvana – mất 1,4 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu giảm 20%. Toby Luetke, đồng sáng lập Shopify, cũng chứng kiến tài sản sụt 1,5 tỷ USD với mức giảm cổ phiếu tương tự.
Người “miễn nhiễm” và người thua cuộc
Trong bối cảnh ảm đạm đó, một vài tỷ phú may mắn tránh được làn sóng suy giảm. Carlos Slim, tỷ phú viễn thông người Mexico, là ví dụ điển hình. Nhờ Mexico không nằm trong danh sách các quốc gia chịu mức thuế mới, tài sản của ông tăng 4%, đạt 85,5 tỷ USD.
Ngược lại, Bernard Arnault – ông trùm ngành hàng xa xỉ Pháp, sở hữu tập đoàn LVMH – mất 6 tỷ USD, do lo ngại việc Mỹ sẽ áp thêm hạn chế thương mại với rượu vang và hàng hiệu châu Âu khiến cổ phiếu công ty đi xuống.
Chỉ trong một phiên giao dịch, chính sách thuế mới của ông Trump đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền toàn cầu, không chỉ khiến thị trường chứng khoán chao đảo mà còn làm bay hơi hàng trăm tỷ USD từ tay những người giàu nhất hành tinh. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự mong manh của tài sản tài chính khi đối mặt với các biến động chính sách bất ngờ từ các nền kinh tế lớn.
Tài sản của các tỷ phú Việt "bốc hơi" hàng nghìn tỷ đồng
Cuộc lao dốc này không chỉ làm bay hơi hàng trăm nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mà còn khiến tài sản của các doanh nhân hàng đầu Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng.
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát – ông Trần Đình Long – là người chịu thiệt hại lớn nhất trong ngày. Việc cổ phiếu HPG giảm sàn khiến khối tài sản của ông giảm hơn 3.100 tỷ đồng, còn lại khoảng 38.600 tỷ đồng. Bà Vũ Thị Hiền – vợ ông Long – cũng mất 836 tỷ đồng, còn 10.300 tỷ. Trong khi đó, con trai ông là ông Trần Vũ Minh mất gần 300 tỷ đồng do nắm giữ lượng lớn cổ phiếu HPG.
Chủ tịch Vingroup – ông Phạm Nhật Vượng – cũng thiệt hại nặng khi cổ phiếu VIC giảm kịch sàn về 56.200 đồng/cp. Với việc nắm giữ 691 triệu cổ phiếu VIC (tương đương 18,08% vốn), tài sản của ông giảm gần 3.000 tỷ đồng, còn lại khoảng 36.000 tỷ. Bà Phạm Thu Hương – Phó chủ tịch Vingroup, đồng thời là vợ ông Vượng – cũng mất hơn 700 tỷ đồng, còn lại khoảng 8.800 tỷ đồng.
Tài sản của Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh và gia đình sụt giảm gần 2.500 tỷ đồng, còn khoảng 44.400 tỷ. Gia đình ông hiện nắm giữ tổng cộng 1,26 tỷ cổ phiếu TCB, chiếm gần 18% vốn ngân hàng.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cũng không tránh khỏi làn sóng giảm sàn. Cổ phiếu FPT giảm kịch biên độ về 113.500 đồng, khiến ông mất gần 900 tỷ đồng, còn lại khoảng 11.500 tỷ đồng.
Mặc dù phiên giao dịch ngày hôm nay (4/4) chưa hết đà lao dốc nhưng chỉ số VN-Index rút ngắn đà giảm còn 19,17 điểm (1,56%), xuống mức 1.210,67 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu nên đánh giá lại danh mục và tránh bán tháo theo tâm lý đám đông.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành công văn khẩn cấp đình chỉ lưu hành và thu hồi 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm toàn cầu Đông Nam phân phối. Lý do là công thức của các sản phẩm không đúng như hồ sơ đã công bố.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang tiến tới một mốc thời điểm quan trọng khi cuộc đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước đang tiến tới thời điểm đạt thỏa thuận.
Ngày 2/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đường Văn Thiết (năm sinh 1981, thường trú tại phường Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đang được lấy ý kiến rộng rãi với nhiều thay đổi lớn trong quản lý hộ kinh doanh. Theo đó, các hộ sẽ được phân loại theo 4 ngưỡng doanh thu, tiến tới bỏ thuế khoán và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng hơn.
Ngày 2/7, Cục Hải quan cho biết, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) vừa khởi tố vụ án xuất khống 1.400 tấn nguyên liệu thực phẩm là chân gà đông lạnh, dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng và hành vi chuyển tiêu thụ nội địa không khai báo hải quan.
Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu khổng lồ của Tổng thống Donald Trump với tỷ lệ sít sao, mở đường cho một gói chính sách sẽ giảm mạnh thuế, cắt giảm các chương trình an sinh xã hội, đồng thời tăng chi tiêu quân sự và kiểm soát nhập cư. Dù điều này có thể khiến nợ công Mỹ tăng thêm 3.300 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/7 cho biết chính quyền của ông sẽ “phải xem xét” khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk sau khi người sáng lập Tesla tiếp tục công kích Tổng thống về dự luật chi tiêu trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Ngày 2/7, C.P. Việt Nam phát đi thông cáo về nội dung kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Công an tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Sản phẩm Désembre Derma Science High Frequency Cream Professional do Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.
Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi thông xe toàn tuyến trong tháng 7/2025 và chính thức đón phương tiện lưu thông vào ngày 19/8/2025 tới đây.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Theo danh sách mà Bộ Tài chính công bố có tới 46 khoản phí, lệ phí trong các lĩnh vực như hàng không, công nghiệp, nông nghiệp, chứng khoán, xây dựng… được giảm mạnh 50%.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Từ sau ngày 1/7, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh lại cấu trúc sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư khi đưa ra thị trường để phù hợp với quy định mới và không còn bao gồm các quyền lợi khác đính kèm như: tai nạn, bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, nằm viện...
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?