Quá trình hình thành và phát triển của Intimex Group

Công Ty Cổ phần Tập đoàn Intimex (tên giao dịch Intimex Group - địa chỉ tại 61 Nguyễn Văn Giai - Phường Đa Kao - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Chi nhánh Công ty XNK Intimex tại TP HCM thành lập vào năm 1995 trực thuộc Công ty XNK Intimex (Bộ Công Thương).

Năm 2006, Bộ Thương Mại muốn thí điểm cổ phần hóa (CPH) các đơn vị trực thuộc. Lúc đó Intimex chi nhánh TPHCM xung phong xin CPH trước và được chấp thuận. Và Công ty Cổ phần XNK Intimex tại TPHCM đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2006 với vốn điều lệ 14 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 8 tỷ đồng.

Năm 2011, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group).

Logo Intimex Group
Logo Intimex Group

Khởi điểm ban đầu là một công ty và ba chi nhánh nhỏ, bao gồm 91 nhân sự, vốn điều lệ 14,4 tỷ đồng, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, nhưng trải qua 10 năm cổ phần hóa, những nỗ lực không ngừng theo phương châm “Uy tín là hàng đầu” đã đưa Intimex trở thành một Tập đoàn lớn mạnh, là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam ở các lĩnh vực: chế biến, xuất khẩu nông sản (cà phê, hồ tiêu, gạo, hạt điều…); nhập khẩu thực phẩm đông lạnh, sắt thép; kinh doanh siêu thị và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng…

Hiện tại, Intimex Group có trên 900 lao động, vốn điều lệ là 223 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm và doanh thu hàng năm đạt trên 40 nghìn tỷ đồng.

Intimex Group kinh doanh những ngành gì?

Mạng lưới kinh doanh của Intimex trải dài từ Bắc đến Nam với 6 chi nhánh và 14 đơn vị thành viên mà Tập đoàn nắm giữ cổ phần chi phối, trong đó có 1 đơn vị thành viên được thành lập tại nước ngoài. Trong lĩnh vực chế biến, Intimex đã khẳng định sự lớn mạnh về quy mô cũng như chất lượng sản xuất của Tập đoàn với việc sở hữu 11 nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu chất lượng cao nằm ở các vùng trọng điểm sản xuất cà phê của Tây Nguyên, và các khu vực có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam với tổng công suất đạt 570.000 tấn/năm.

Đáng chú ý, Intimex Group còn là chủ của nhà máy cà phê hòa tan hiện đại nhất thế giới tại Bình Dương. Nhà máy chế biến cà phê hòa tan Intimex Bình Dương được đầu tư xây dựng trên dây chuyên công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới của Tập đoàn GEA Niro (Đan Mạnh), với công suất 550 kg/giờ, ước đạt 4.000 tấn cà phê hòa tan/năm với giá trị đầu tư 30 triệu USD. Nhà máy này đã được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019 và Vietinbank chính là nhà tài trợ vốn chính cho dự án này.

Ngoài ra, Intimex Group còn có 1 nhà máy chế biến tiêu sạch xuất khẩu tại Bình Dương công suất 5.000 tấn/năm; 1 nhà máy chế biến gạo tại Đồng Tháp với công suất 150.000 tấn/năm; 3 phân xưởng chế biến điều xuất khẩu ở Tây Ninh và Bình Dương; 5 Trung tâm Thương mại tại Buôn Ma Thuột, Đắk Mil, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng; 1 nhà máy sản xuất bê tông công suất 1,3 triệu m3/năm và 1 mỏ khai thác đá tại Đà Nẵng công suất 180.000 m3/năm; cùng với 1 nhà máy sản xuất gạch tuynel tại Lâm Đồng công suất 30 triệu viên/năm.

Intimex Group là gì và quá trình phát triển của một đơn vị xuất khẩu nông sản lớn nhất Việt Nam
Năm 2011 công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba. Năm 2016 nhận Huân chương Lao động hạng nhì và đang được xét tặng Huân chương Lao động hạng nhất.

Thị trường hoạt động kinh doanh của Intimex Group không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng mạng lưới giao thương ra hầu hết các thị trường lớn trên toàn cầu, đặc biệt là Châu Âu, Mỹ, Tây Á, Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN…

Bên cạnh đó, Intimex Group cũng xây dựng mối quan hệ mua bán lâu dài với hàng trăm doanh nghiệp quốc tế lớn, trong đó có nhiều công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới như Neumann Kaffee Gruppe, Nestlé, JDE, Tchibo, Louis Dreyfus, Volcafe, Marubeni, Mitsui, Itochu, Icona, Sucden, Sucafina, Mercon, RCMA, Ecom, Hyundai, Samsung…

Năm 2020 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, lượng cà phê robusta xuất khẩu của Intimex giảm 20% so với 2019, đạt hơn 400.000 tấn nhưng vẫn chiếm vị trí số 1. Đối với xuất khẩu gạo giữ vị trí số 2 với hơn 511 ngàn tấn gạo, trong đó đa phần là gạo trắng, nếp và gạo thơm.

Năm 2011 công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba. Năm 2016 nhận Huân chương Lao động hạng nhì và đang được xét tặng Huân chương Lao động hạng nhất.

Được biết, lãnh đạo Intimex Group là ông Đỗ Hà Nam (SN 1956) - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Intimex Group Đỗ Hà Nam.

Gắn bó với Công ty CP Tập đoàn Intimex (Intimex Group) từ những ngày đầu thành lập, được giao trọng trách điều hành doanh nghiệp trong hoàn cảnh tài sản hầu như bằng 0, nhưng bằng sự bản lĩnh và nhạy bén của mình, doanh nhân Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Intimex Group đã đưa doanh nghiệp trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu về kinh doanh nông sản tại Việt Nam và có uy tín thương hiệu trên thế giới.

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Hà Nam chia sẻ khó khăn lớn nhất của Intimex là đi lên từ hai bàn tay trắng, nên phải ưu tiên đầu tư những gì mình có lợi thế, trước đây Intimex tập trung đầu tư mảng cafe, đến năm 2011 đã đứng đầu ngành. Đến năm 2012, Intimex chính thức tham gia mảng gạo. Thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn vất vả. Tất cả những khó khăn vất vả này đến từ thị trường, khách hàng, kinh nghiệm thu mua và khâu chế bị biến hao hụt nhiều nên dẫn đến thua lỗ ảnh hưởng lớn hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, từ chỗ chỉ tập trung làm thương mại, ông tiến đến xây dựng nhà máy chế biến sâu, nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng.

Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Intimex Group.
Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Intimex Group.

Từ kinh nghiệm của bản thân và đội ngũ ngày càng được bổ sung nhiều người trẻ, năng động, có chuyên môn và đặc biệt có cùng hoài bão, cùng tâm huyết, ông Đỗ Hà Nam còn đẩy mạnh hoạt động mua bán doanh nghiệp. Hễ doanh nghiệp nào kinh doanh kém hiệu quả ông liên hệ mua lại cổ phần chi phối, bên cạnh đó xây dựng các doanh nghiệp mới ở trong và ngoài nước, đưa Intimex trở thành tập đoàn hoạt động đa ngành, đa nghề, đa quốc gia.

Năm 2018, Intimex đã xuất khẩu được trên 500.000 tấn cà phê nhân, chiếm gần 30% lượng xuất khẩu cà phê của cả nước, trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam và lớn nhất thế giới (đơn vị thứ 2 ở Brazil, xuất khẩu 200.000 tấn/năm).

Mong muốn trở thành 1 trong 10 doanh nghiệp kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới, Tập đoàn đã xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công suất 4.000 tấn/năm, đi vào sản xuất cuối năm 2019 và đến năm 2025 sẽ đưa công suất lên 20.000 tấn/năm. Intimex còn đầu tư chuỗi nhà máy chế biến gạo tại Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, dự kiến xuất khẩu gạo 500.000 tấn/năm, trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2019. Intimex đã góp phần giữ vai trò dẫn dắt thị trường nông sản, giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững hơn.

Intimex hiện có gần 35 triệu cổ phần với 47% thuộc sở hữu của nhà đầu tư tổ chức, theo báo cáo trong cuộc họp hội đồng cổ đông vào tháng 5/2020 cho biết. CTCP Đỗ Thanh Motor và CTCP Intimex Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội sở hữu tổng cộng hơn 30% cổ phần trong Intimex, ông Đỗ Hà Nam cho hay và gia đình ông cũng sở hữu khoảng 20% cổ phần trong công ty. Ông từ chối cho biết thành phần cổ động còn lại.

Công ty cũng xuất khẩu gạo, hạt điều và hạt tiêu đen, báo cáo giá trị xuất khẩu năm 2019 đạt gần 1 tỷ USD. Ông Nam dự báo tổng doanh thu năm 2021 của công ty sẽ đạt 1,7 tỷ USD, tương đương năm 2020.