Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, mã chứng khoán KLB - UPCoM) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2025 diễn ra vào ngày 25/5, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.379 tỷ đồng.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên vừa công bố, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: mã chứng khoán KLB) dự kiến trình kế hoạch kinh doanh, niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán và một số nội dung khác.
Theo đó, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.379 tỷ đồng, tăng 24% so với kết quả đạt được trong năm 2024.
Về các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể, ngân hàng đặt kế hoạch dư nợ cấp tín dụng năm 2025 tăng 15,57%, lên mức 71.000 tỷ đồng; tổng huy động dự kiến đạt 93.000 tỷ đồng, tăng 12,62%; tổng tài sản mục tiêu cán mốc 102.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 10,66%.
Trước đó, năm 2024 được ghi nhận là năm bứt phá mạnh mẽ của KienlongBank. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 1.112 tỷ đồng, tăng trưởng 54,75% so với năm trước đó và hoàn thành 139% kế hoạch đề ra.
Tính đến cuối năm 2024, tổng vốn huy động của ngân hàng đạt 82.575 tỷ đồng, tăng 5,22% so với cuối năm 2023, đạt 101,94% kế hoạch năm. Trong đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỷ trọng 81,68%, tăng 11,75% so với cuối năm 2023.
Dư nợ tín dụng đạt 61.432 tỷ đồng, tăng 16,84%, hoàn thành 102,39% kế hoạch và vẫn nằm trong hạn mức tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Bên cạnh đó, một nội dung đáng chú ý được đưa ra tại Đại hội là kế hoạch niêm yết cổ phiếu của KienlongBank - KLB tại Sở giao dịch chứng khoán. Hiện tại, cổ phiếu KLB đã đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và đăng ký giao dịch UPCOM tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Theo ban lãnh đạo ngân hàng, việc chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ giúp nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, với vai trò là công ty đại chúng quy mô lớn, đồng thời góp phần nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Cũng trong kỳ Đại hội lần này, KienlongBank dự kiến trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2024. Cụ thể, ngân hàng dự kiến trình phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%. Đây là mức cao nhất trong 30 năm hoạt động của ngân hàng và thuộc Top đầu ngành về tỷ lệ chia cổ tức.
Ngoài ra, KienlongBank cũng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ theo hình thức chào bán 50% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Nếu được thông qua, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 3.652 tỷ đồng lên 7.268 tỷ đồng. Việc thông qua phương án chia cổ tức và tăng vốn giúp KienlongBank có thêm nguồn vốn bổ sung, góp phần đáp ứng tốt hơn các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Song song với đó, đây cũng là nền tảng vững chắc để ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, mở rộng quy mô, kiểm soát rủi ro hiệu quả, nâng cao hệ số an toàn vốn (CAR) và đáp ứng tốt hơn các chuẩn mực quản trị quốc tế.
Ngân hàng tiếp tục rà soát, thúc đẩy các hoạt động nhằm đáp ứng ngày càng cao các tiêu chuẩn ESG, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững và có trách nhiệm với xã hội.
Trong danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ, theo yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7/2024 mới được Kienlongbank công bố ông Đỗ Anh Tuấn không có tên trong danh sách này.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: mã chứng khoán VCB) mới đây đã thông báo về việc ông Trịnh Ngọc An – Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028 – nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra đối với Tổng công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI), trong đó, phát hiện loạt sai phạm như: có hồ sơ hơn 600 ngày mới được thanh toán bảo hiểm, quyền lợi hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ bồi thường 30 triệu đồng...
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố văn bản báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu của công ty.
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Susanna Campbell – Chủ tịch Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi. Tại buổi tiếp, bà Campbell cho biết SYRE dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải polyester trị giá khoảng 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Định.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 niên độ tài chính (NĐTC) 2024 - 2025 (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/3/2025).
Theo công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 của PNJ, với doanh thu thuần đạt 9.635 tỷ đồng, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm hơn 8% so với quý I/2024 xuống mức 678 tỷ đồng. Sau 3 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 35% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Trong năm 2025, Công ty cổ phần Tập đoàn YeaH1 (mã: chứng khoán YEG) đề ra kế hoạch doanh thu 1.300 tỷ đồng, tăng 26,7% và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 2024. Con số lợi nhuận 140 tỷ đồng là con số cao thứ 2 trong lịch sử niêm yết của doanh nghiệp kể từ năm 2018.
Từ ngày 20/4/2025, SAGS sẽ chính thức chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho Hãng hàng không Vietjet Air.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank vừa cập nhật thông tin thay đổi về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng. Đáng chú ý, PYN Elite Fund đã không còn là cổ đông nắm giữ trên 1% vốn của TPBank.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: mã chứng khoán VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 lợi nhuận giảm gần 40% do doanh thu môi giới lao dốc và chi phí tự doanh tăng mạnh.
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán VHC: HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/4 tại TP HCM.
Theo tài liệu họ ĐHCĐ năm 2025, Địa ốc Hoàng Quân đặt mục tiêu đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, đặt mục tiêu hoàn thành tối thiểu 5.000 căn nhà ở xã hội (NOXH) trong năm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 62/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Phát triển Đô thị Dầu khí, có địa chỉ tại 131 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Năm 2025, Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương (CDBECO) dự kiến lỗ tiếp 80 tỷ đồng trong năm nay, chủ yếu do chi phí sử dụng đất cao và phát sinh chi phí lãi vay và muốn vay vốn công ty mẹ là Sabeco với tổng số tiền là 110 tỷ đồng.
Ngày 21/4, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 với sự tham dự của 36 cổ đông, đại diện cho xấp xỉ 329 triệu cổ phần, chiếm 55% tổng số cổ phiếu biểu quyết của công ty.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?