Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã chứng khoán PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT.
Ngân hàng Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã chứng khoán PGB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 24/4. Đại hội đã bầu Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2025-2030. Theo đó, bà Cao Thị Thúy Nga trở thành tân Chủ tịch của ngân hàng PGBank trong nhiệm kỳ tới, thay ông Phạm Mạnh Thắng.
Bà Cao Thị Thuý Nga có bằng thạc sỹ tài chính – tiền tệ (Học viện Tài chính) và đã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hơn 40 năm.
Năm 1980, bà Nga gia nhập BIDV, sau đó đảm nhiệm vị trí Phó phòng Cấp phát tín dụng của BIDV. Năm 1992, bà là một trong năm cán bộ được BIDV cử sang đặt nền móng xây dựng ngân hàng liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam (VID Public Bank nay là Public Bank), giữ chức vụ Kế toán trưởng kiêm trưởng Ban Tổ chức nhân sự.
Năm 2005, bà gia nhập MB với vai trò Phó tổng giám đốc phụ trách thành lập Khối bán lẻ. Bà cũng từng là Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán MB (MBS).
Tân Chủ tịch PGBank, bà Cao Thị Thúy Nga
Ngoài bà Cao Thị Thúy Nga, HĐQT PGBank còn 4 người khác gồm: ông Nguyễn Văn Hương, ông Vương Phúc Chính, ông Đinh Thành Nghiệp và ông Nguyễn Văn Tý. Trong đó, ông Nguyễn Văn Hương sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Văn Hương, sinh năm 1980, từng đảm nhiệm các chức danh: Giám đốc vùng 4, sau đó là Giám đốc kênh bán hàng trực tiếp khối Khách hàng cá nhân - VPBank; Giám đốc khối bán lẻ Ngân hàng OCB; Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối bán lẻ OCB. Ông Hương hiện là Tổng Giám đốc PGBank.
Ông Vương Phúc Chính, sinh năm 1975, các chức danh từng đảm nhiệm: Giám đốc khu vực 3 - Vùng 1, Techcombank; Giám đốc vùng, khối bán hàng và dịch vụ - VPBank; Giám đốc khu vực, khối bán hàng và dịch vụ - SeABank.
Ông Đinh Thành Nghiệp, thành viên HĐQT, từng giữ chức Giám đốc Ngân hàng TMCP Đồng Tháp Mười - tiền thân của PGBank. Sau khi chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị, ông đảm nhiệm vai trò là Thành viên HĐQT từ đó đến nay tại PGBank.
Còn ông Nguyễn Văn Tý - thành viên HĐQT độc lập, sinh năm 1957. Ông Tý là chuyên viên đầu tư của Tập đoàn Thành Công từ năm 2007 đến nay.
Ban kiểm soát của PGBank nhiệm kỳ mới sẽ có 4 thành viên gồm ông Trần Ngọc Dũng, ông Trịnh Mạnh Hoán, bà Đinh Thuỵ Trâm và bà Hạ Hồng Mai.
Về kế hoạch kinh doanh 2025, PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.001 tỷ đồng, tăng 135,3% so với 2024; tổng tài sản đạt 91.226 tỷ đồng tăng 24,9%, tương đương tăng 18.211 tỷ đồng so với cuối năm 2024; tổng dư nợ tín dụng đạt 48.653 tỷ đồng tăng 17,1% so với năm 2024; tổng huy động đạt 78.449 tỷ đồng tăng 17,6% so với năm 2024. Nợ xấu trên tổng dư nợ dự kiến được kiểm soát dưới 2% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Theo báo cáo tài chính quý I, PGBank ghi nhận 505 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 96 tỷ đồng, giảm hơn 17% so với năm ngoái. Tổng tài sản tăng 25% so với đầu năm lên mức 74.890 tỷ đồng.
PGBank cũng dự kiến tăng vốn điều lệ từ 4.200 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng trong năm nay. Theo đó, ngân hàng thực hiện chào bán 80 triệu cổ phiếu cho cổ đông theo kế hoạch năm trước đã thông qua. Ngoài ra, nhà băng sẽ phát hành thêm 50 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 10%.
Đồng thời ngân hàng sẽ chào bán thêm 450 triệu cổ phiếu ra công chúng theo tỷ lệ 11:9, tức cổ đông sở hữu 11 cổ phiếu có quyền mua 9 cổ phiếu mới. Giá chào bán là 10.000 đồng mỗi cổ phiếu. Theo ban lãnh đạo PGBank, việc phát hành cổ phần này giúp ngân hàng hiện thực hóa mục tiêu vốn điều lệ đạt 20.000 tỷ đồng vào năm 2030.
Tổng sở hữu của cả ba cổ đông lớn của PGBank giảm từ 40% về còn 33,6%. Tổng nợ xấu tính đến 31/03/2025 của PGBank tăng 16% lên 1,229 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất 48%. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ 2.57% đầu năm lên 2.71%.
Chứng khoán BOS vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Trịnh Thành Long kể từ ngày 22/4 thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Lê.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 46 /QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, mã chứng khoán KLB - UPCoM) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2025 diễn ra vào ngày 25/5, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.379 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: mã chứng khoán VCB) mới đây đã thông báo về việc ông Trịnh Ngọc An – Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028 – nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra đối với Tổng công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI), trong đó, phát hiện loạt sai phạm như: có hồ sơ hơn 600 ngày mới được thanh toán bảo hiểm, quyền lợi hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ bồi thường 30 triệu đồng...
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố văn bản báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu của công ty.
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Susanna Campbell – Chủ tịch Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi. Tại buổi tiếp, bà Campbell cho biết SYRE dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải polyester trị giá khoảng 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Định.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 niên độ tài chính (NĐTC) 2024 - 2025 (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/3/2025).
Theo công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 của PNJ, với doanh thu thuần đạt 9.635 tỷ đồng, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm hơn 8% so với quý I/2024 xuống mức 678 tỷ đồng. Sau 3 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 35% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Trong năm 2025, Công ty cổ phần Tập đoàn YeaH1 (mã: chứng khoán YEG) đề ra kế hoạch doanh thu 1.300 tỷ đồng, tăng 26,7% và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 2024. Con số lợi nhuận 140 tỷ đồng là con số cao thứ 2 trong lịch sử niêm yết của doanh nghiệp kể từ năm 2018.
Từ ngày 20/4/2025, SAGS sẽ chính thức chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho Hãng hàng không Vietjet Air.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank vừa cập nhật thông tin thay đổi về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng. Đáng chú ý, PYN Elite Fund đã không còn là cổ đông nắm giữ trên 1% vốn của TPBank.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: mã chứng khoán VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 lợi nhuận giảm gần 40% do doanh thu môi giới lao dốc và chi phí tự doanh tăng mạnh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?