Trao đổi với khách hàng, nhân viên hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics khẳng định hàng xách tay không cần dán nhãn tem phụ.
Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics có tới 10 cơ sở trải dài trên địa bàn TP Hà Nội nhưng hàng hóa tại đây lại không tuân thủ quy định về nhãn hàng hoá và có nhiều dấu hiệu trốn thuế với các sản phẩm hàng xách tay.
Mỹ phẩm là một trong những nhóm hàng hóa chiếm thị phần lớn trên thị trường hàng tiêu dùng. Song việc kiểm soát các sản phẩm có đủ tiêu chuẩn, có phải hàng chính hãng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hay không thì vô tình bị các tổ chức, cá nhân kinh doanh lãng quên.
Mint Cosmetics phớt lờ quy định dán nhãn phụ cho sản phẩm nhập khẩu
Tháng 4/2020, phóng viên (PV) đã có cuộc khảo sát về việc tiêu thụ hàng mỹ phẩm trên địa bàn TP Hà Nội, qua thống kê cho thấy rất nhiều cửa hàng đã và đang kinh doanh, buôn bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, đồng thời gắn mác “hàng xách tay” để qua mặt cơ quan chức năng và có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Hàng loạt sản phẩm không có tem phụ, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics, Tp Hà Nội.
Trong đó, phải kể đến Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics thuộc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu mỹ phẩm Mint, người đại diện pháp luật là ông Lê Tuấn Linh. Hiện tại, hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics có 10 cơ sở (CS) trên địa bàn TP Hà Nội với các địa chỉ cụ thể như sau: CS1: 237 Bạch Mai; CS2: 186 Hàng Bông; CS3: Số 7 Ngõ 100 Tây Sơn; CS4: Số 104 Ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh; CS5: 152c Triệu Việt Vương; CS6: 61 Vạn Bảo; CS7: 72 Trần Phú - Hà Đông; CS8: Ngõ 215 - 106D6 Tô Hiệu - Cầu Giấy; CS9: 264 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên; CS10: 104A1 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa.
Ghi nhận thông tin thực tế tại các cơ sở của Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics tại Hà Nội cho thấy, nhiều sản phẩm không có tem phụ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Khi thắc mắc vấn đề này với nhân viên của cửa hàng về việc không có tem nhãn phụ thì khách không biết rõ được sản phẩm có nguồn gốc thế nào. Ngay lập tức PV nhận được câu trả lời: “Những sản phẩm không dán tem nhãn phụ là hàng xách tay, nhà em tự xách về không phải hàng nhập khẩu thì không dán nhãn phụ”...
Trên website của Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics khẳng định bán hàng chính hãng nhưng sản phẩm bày bán tại các cửa hàng lại không tuân thủ quy định của pháp luật về việc dán tem nhãn phụ?
Rất nhiều mặt hàng gồm: son môi, phấn, kem nền, kem dưỡng da, dầu gội, nước tẩy trang, mặt nạ dưỡng da với các tên thương hiệu lớn được bày bán tại các cơ sở cửa hàng của Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics như: Christian Dior, Clio, Charlotte Tilbury, Chanel, Gucci, Givenchy, Marc Jacobs, Michael Kors, Laura Mercier, SK-II, Tom Ford, Tommy Hilfiger, Yves Saint Laurent,... Thế nhưng, việc các thương hiệu này có trực tiếp phân phối sản phẩm cho hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.
Dù tại website: https://mint07.com/ và trang thông tin https://www.facebook.com/mint07.myphamxachtay trên mạng xã hội Facebook của Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics đều khẳng định: "Mint Cosmetics – hệ thống cửa hàng mỹ phẩm uy tín với Slogan “Save The Best For You”. Cam kết chỉ bán hàng chính hãng, đồng hành thân thiết cùng các cô gái trên hành trình làm đẹp của mình".
Hàng loạt sản phẩm đội lốt "hàng xách tay"
Được quảng cáo “hoành tráng” là vậy, nhưng hầu hết sản phẩm bày bán tại Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics đều không có tem nhãn phụ. Nhân viện tại các cơ sở cửa hàng luôn miệng thông tin đến khách hàng sản phẩm là "hàng xách tay". Vậy thật sự "hàng xách tay" có phải là một nguồn hàng đáng tin cậy như Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics khẳng định với người tiêu dùng hay không thì chỉ có Mint Cosmetics biết được!
Son môi của thương hiệu Tomford được "xách tay" và bày bán tại Mint Cosmetic nhưng không có hóa đơn xuất nhập khẩu.
Sản phẩm phấn nước được nhân viên cửa hàng Mint Cosmetisc giới thiệu là hàng xách tay không phải nhập khẩu nên không cần dán nhãn, tem phụ về nguồn gốc xuất xứ...
Được biết, sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia mà không có tem phụ, nhãn phụ bằng tiếng Việt là không phù hợp với các quy định hiện hành theo pháp luật Việt Nam.
Theo nghị định 43/2017/NĐ-CP, Nghị định về nhãn hàng hoá nêu cụ thể: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt trên bao bao bì sản phẩm mới được phép lưu hành. Nhãn phụ là nơi thể hiện các thông tin đầy đủ, chi tiết về nguồn gốc xuất xứ, nhà nhập khẩu và phân phối hàng hóa, giúp các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý, kiểm tra sản phẩm nhập khẩu, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm chính hãng, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm.
Dòng sản phẩm son môi của các thương hiệu lớn được bày trên các kệ hàng của Mint cosmetic nghiễm nhiên với tên gọi "hàng xách tay".
Ngoài ra, hàng xách tay là một trong những mặt hàng không được thông qua kiểm định về chất lượng sản phẩm, không phải chịu thuế. Hàng xách tay thường được người đi nước ngoài mang về và bán lại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường không có hóa đơn chứng từ rõ ràng, không qua ngạch xuất nhập khẩu để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ về hàng chính hãng. Việc bán các sản phẩm được cho là hàng xách tay dựa trên niềm tin giữa người bán và người mua. Vậy hàng xách tay có chăng là sản phẩm hàng hóa nhập lậu?
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cá nhân có hành vi bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan,... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu theo quy định kể trên, thì cá nhân đó sẽ bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Trước những hoạt động kinh doanh của Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics có nhiều dấu hiệu sai phạm về việc phân phối sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, PV đã liên hệ và trao đổi các thông tin tư liệu thu thập được đến Cục quản lý thị trường, Cục thuế quận Đống Đa.
Đồng thời để làm rõ các hành vi mua bán sản phẩm, hàng hóa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được gắn mác "hàng xách tay" là hàng hóa có chứng nhận xuất nhập khẩu hay không và việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế của Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics ra sao sẽ được chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin ở kỳ tiếp theo.
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định hàng nhập lậu bao gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng."
Căn cứ sổ bộ theo dõi của cơ quan thuế, số hộ kinh doanh ngừng nghỉ trong 2 tháng 5 và 6 là 2.961 hộ. Trong đó, số hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử chỉ là 263 hộ (chiếm tỷ lệ 8,8%/số hộ ngừng nghỉ).
Sau một tháng triển khai cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.891 vụ việc, phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.
Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.
Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra do dự hơn khi cân nhắc chuyển từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện. Xu hướng này diễn ra rõ nét hơn tại châu Âu so với Mỹ, theo kết quả khảo sát được Shell công bố mới nhất
Tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá của nhiều mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh tại Mỹ đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, theo một báo cáo mới của Quốc hội Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường năng lượng khi giới đầu tư đánh giá lại tác động của những diễn biến chính trị phức tạp về địa chính trị tại khu vực Trung Đông.
Theo mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đưuojc điều chỉnh đồng loạt tăng.
Nhóm kim loại đóng vai trò dẫn dắt xu hướng đi lên của toàn thị trường. Nổi bật là nhóm kim loại quý. Đáng chú ý, giá bạc thiết lập đỉnh cao nhất trong hơn 13 năm.
Các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động thực hiện các chương trình khuyến mại với nội dung hấp dẫn, sáng tạo, hướng đến khách hàng và người tiêu dùng. Mức giảm giá, ưu đãi có thể lên đến 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ, theo quyết định của từng doanh nghiệp.
Giá đường 11 giảm 3,28% so với giá đóng cửa tuần trước đó, xuống mức 363 USD/tấn - mức thấp nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây, trong khi giá đường trắng giảm 2,28%, về mức 465 USD/tấn.
Đóng cửa tuần giao dịch vừa qua (2 - 6/6), lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường năng lượng. Trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt phục hồi bất chấp những lo ngại xoay quanh quyết định tăng sản lượng của OPEC+.
Tháng 4/2025, XK chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ với giá trị đạt gần 29 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch XK mặt hàng này đạt hơn 109 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố sáng 6/6, giá thuê nhà, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, điện sinh hoạt và ăn uống ngoài gia đình tăng theo nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9/2022, theo một khảo sát tư nhân mới công bố. Trong khi đó, chỉ số PMI chính thức được công bố cuối tuần qua cũng cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp trong hai tháng liên tiếp.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?