Giá lợn hơi ngày 31/8

Giá lợn hôm nay 31/8 biến động trái chiều tại khu vực miền Bắc, điều chỉnh giảm với biên độ rộng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam.

Tại khu vực miền Bắc, sau nhiều ngày đi ngang, giá lợn hơi hôm nay tăng/giảm từ 1.000 - 4.000 đồng/kg ở một số địa phương trong khu vực và dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Vĩnh Phúc và Tuyên Quang đang được thương lái thu mua ở mức 67.000 đồng/kg, còn tại Thái Bình là 69.000 đồng/kg, tuột khỏi mức cao nhất khu vực. Cùng ghi nhận ở mức 69.000 đồng/kg, giá lợn hơi hôm nay tại Lào Cai điều chỉnh tăng 4.000 đồng/kg, còn tại Phú Thọ giá lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên, mức giá thấp nhất khu vực 65.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái, Hà Nam.

Trong khi tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi biến động trái chiều thì tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giảm với biên độ rộng từ 1.000 - 10.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 60.000 - 67.000 đồng/kg. Theo đó, lần lượt giảm từ 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg giá lợn hơi tại Nghệ An và Bình Định thu mua với giá 65.000 đồng/kg. Tương tự, thương lái tỉnh Bình Thuận giao dịch với giá 64.000 đồng/kg sau khi giảm 6.000 đồng/kg trong hôm nay. Tại Ninh Thuận ghi nhận mức giảm sâu nhất là 10.000 đồng/kg xuống còn giá 60.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các địa phương khác, giá lợn hơi hôm nay không đổi. Trong đó, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa hiện duy trì giá lợn hơi cao nhất khu vực 67.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi điều chỉnh giảm 1.000 - 6.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg. Theo đó, TP Hồ Chí Minh ghi nhận mức giảm sâu nhất khu vực 6.000 đồng/kg và được điều chỉnh xuống mức 60.000 đồng/kg. Tại 4 tỉnh Cần Thơ, Vũng Tàu, Đồng Nai và Tây Ninh đang thu mua lợn hơi với giá 65.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 - 5.000 đồng/kg so với hôm qua. Trong khi đó, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg xuống còn 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó,mức giá cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau.

Giá thực phẩm ngày 31/8: Thịt lợn biến động trái chiều, lúa nếp tăng 200 đồng/kg

Tại Quảng Nam, sau khi bệnh dịch tả lợn châu Phi cơ bản được khống chế, thời gian qua người chăn nuôi ở nhiều địa phương đã tập trung đầu tư tái đàn lợn, từng bước khôi phục sản xuất. Tính đến thời điểm này tổng đàn lợn của Quảng Nam hơn 317.000 con, tăng gần 3.100 con so với cuối năm 2021.

Liên quan đến tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi do Công ty Navetco sản xuất và cung ứng, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương không nằm trong số các địa phương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn triển khai tiêm phòng thử nghiệm loại vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi do Công ty Navetco cung ứng.

Phía công ty này cho biết thời gian qua chưa bán vắc xin phòng bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn Quảng Nam. Trong khi đó, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh cũng chưa có văn bản nào khuyến cáo, hướng dẫn người chăn nuôi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Giá lúa gạo ngày 31/8

Giá lúa gạo hôm nay 31/8 có điều chỉnh tăng với mặt hàng lúa nếp. Thị trường lúa gạo sôi động.

Giá lúa gạo hôm nay 31/8 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với mặt hàng lúa nếp. Cụ thể, hiện nếp tươi An Giang đang được thương lai thu mua tại ruộng với mức giá 6.000 – 6.300 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.300 – 6.600 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.

Với các mặt hàng còn lại, giá đi ngang. Hiện lúa Đài thơm 8 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg; IR 504 5.400 – 5.500 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang ở mức 8.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 8.550 – 8.600 đồng/kg. Trong khi đó, với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô điều chỉnh giảm 100 – 200 đồng/kg xuống còn 7.800 – 7.900 đồng/kg.

Số liệu từ Công ty AgroMonitor cho thấy, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hiện thu hoạch lúa hè thu đã đạt tên 92 – 93% tổng diện tích toàn vùng. Thị trường lúa bình ổn. Hiện thương lái bắt đầu thu mua lúa thu đông sớm.

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.

Giá thực phẩm ngày 31/8: Thịt lợn biến động trái chiều, lúa nếp tăng 200 đồng/kg

Ông Đỗ Hà Nam – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, hiện có 2 yếu tố tác động lên thị trường gạo Philippines, đó là nước này đang vào vụ thu hoạch lúa và trong 7 tháng đầu năm họ đã nhập khẩu lượng gạo quá lớn, trong khi tại Philippines không xảy ra đột biến như bão lũ hay mất mát gì đáng kể. Do vậy, tồn kho của họ đang cao và có thể vào quý 4 họ sẽ giảm nhập.

Cũng trong thời gian này, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 466.225 tấn, trị giá 242,735 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước giảm 27,53% về lượng và giảm 28,22% về kim ngạch. Thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu nếp rất lớn, mặc dù giá nếp đang rất cao nhưng thương nhân Trung Quốc vẫn không tìm mua được.