Giá cà phê ngày 25/1

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.000 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.800 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 39.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 39.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 39.700 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.600 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.600 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 25/1: Cà phê quay đầu giảm, hồ tiêu bật tăng

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 16 USD/tấn ở mức 2.197 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 13 USD/tấn ở mức 2.166 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 4,95 cent/lb, ở mức 232,95 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 4,85 cent/lb, ở mức 233,25 cent/lb.

Vào tháng 12/2021, giá cà phê đạt mức cao mới trong nhiều năm khi giá cà phê tổng hợp của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) hàng tháng vượt qua mốc 200 US Cent/lb, đạt mức trung bình 203,06 US Cent/lb (tương đương 4,48 USD/kg).

Con số này đánh dấu mức tăng 4% so với mức 195,17 US Cent/lb được ghi nhận vào tháng 11/2021. Cho đến nay, niên vụ 2021-2022 đã chứng kiến sự quay trở lại của mức giá cà phê cao đã thấy trong năm 2011.

Khi giá cà phê tiếp tục tăng, sự biến động trong ngày của giá chỉ báo tổng hợp ICO đã tăng 0,6 điểm % lên 10,1% vào tháng trước. Xuất khẩu cà phê tất cả các loại trong tháng 11/2021 đạt 9,25 triệu bao loại 60kg, giảm 12,4% so với 10,56 triệu bao được ghi nhận trong tháng 11/2020.

Giới đầu tư và kinh doanh nóng ruột chờ đợi những thay đổi chính sách tiền tệ của Mỹ. Không chỉ riêng Fed, chắc chắn tiếp ngay sau đó là sự hưởng ứng nâng lãi suất cơ bản của nhiều NHTW lớn trên thế giới, trong bối cảnh lo ngại xung đột địa chính trị có khả năng căng thẳng hơn nữa.

Khi lạm phát ở các nước càng phổ biến, thì nghi ngờ về những thay đổi với biện pháp mạnh lại càng cao. Về phía nhà đầu tư và kinh doanh, họ càng chuẩn bị tâm lý kỹ bao nhiêu thì càng hoang mang bấy nhiêu và thị trường phản ánh đúng điều ấy trong tuần qua. Giá các sàn chứng khoán chỉ số Mỹ có tuần giảm tệ nhất tính từ đầu năm 2020. Chỉ số chứng khoán nhiều nước cũng giảm theo như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ấn Độ, riêng Trung Quốc không đổi. Cùng với đó các sàn kinh doanh tiền kỹ thuật số cũng rớt thê thảm. Ngược lại giá vàng và dầu thô lại tăng.

Giá cà phê robusta tiếp tục chịu áp lực bán hàng vụ mới từ Việt Nam với suy đoán khả năng nông dân cà phê cần tiền mặt để chi tiêu cho kỳ Tết cổ truyền Nhâm Dần đã cận kề.

Giá hồ tiêu ngày 25/1

Giá hồ tiêu ghi nhận tăng 500 đồng/kg ở các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện giá hồ tiêu đang dao động trong khoảng 80.000 - 82.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 80.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 80.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 81.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 81.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 82.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cán cân cung cầu năm 2022 chuyển dần về trạng thái cân bằng.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 25/1: Cà phê quay đầu giảm, hồ tiêu bật tăng

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2022 dự báo thấp hơn nhu cầu, nhưng lượng hàng tồn kho năm 2021 có thể giúp đáp ứng nhu cầu năm 2022. Thị trường có các yếu tố hỗ trợ giá theo xu hướng tăng.

Tuy nhiên, khả năng biến động giá có thể xảy ra nếu có sự tham gia mạnh của các nhà đầu cơ.

Đi cùng với sự tăng giá, sự gia tăng mạnh của các yếu tố đầu vào do lạm phát khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp sụt giảm đáng kể. Đặc biệt, cước vận tải biển đã tăng hơn 500% trong năm qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Lạm phát thế giới năm 2022 sẽ dự báo sẽ tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hồ tiêu.

Sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc, nhân công tăng. Dự báo năm 2022 sản lượng hồ tiêu Việt Nam giảm so với năm 2021 sẽ làm cho giá tiêu tăng trong thời gian tới.

Việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế trong năm 2022 khả năng sẽ khó thực hiện làm giảm đi việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường và khách hàng mới của các doanh nghiệp.

Năm 2021 vừa qua, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu 260.989 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch thu về 937,9 triệu USD, giảm 8,5% về lượng nhưng kim ngạch tăng 42% so với năm 2020.

Như vậy, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm lần đầu tiên sau 6 năm, tuy nhiên giá trị thu về của ngành hồ tiêu đạt cao nhất kể từ năm 2018 nhờ giá tăng mạnh.

Giá hồ tiêu xuất khẩu hồ tiêu của nước ta năm 2021 đã tăng mạnh trở lại sau 4 năm sụt giảm với mức tăng 55,2% (tương ứng 1.278 USD/tấn) so với năm 2020, đạt bình quân 3.593 USD/tấn.

Mặc dù giá hồ tiêu tăng cao nhưng tình hình sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu trong năm qua cũng gặp không ít khó khăn do phải tạm dừng sản xuất để phòng chống dịch và chi phí đầu vào, giá cước vận chuyển tăng mạnh ở hai thị trường chính là Mỹ và châu Âu đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng những yếu tố trên vẫn sẽ là thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2022.