Giá cà phê ngày 22/8

Giá cà phê tại thị trường trong nước trong tuần qua (từ 15/8 – 21/8) ghi nhận mức giảm nhẹ ở giao dịch cuối tuần (ngày 21/8) so với đầu tuần (ngày 15/8), với mức giảm khoảng 300 – 400 đồng/kg. Giá cà phê cao nhất trong tuần qua ghi nhận ở tỉnh Đắk Lắk trong phiên giao dịch ngày 15/8, đạt 49.200 đồng/kg; mức thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng trong phiên giao dịch ngày 20/8, giá 47.900 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay ngày 22/8 tại phiên giao dịch gần nhất có giá dao động từ 48.100 – 48.600 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk có giá trung bình 48.600 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Nông, tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum cà phê được thu mua với giá trung bình 48.500 đồng/kg; tại tỉnh Lâm Đồng giá cà phê ở mức 48.100 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 22/8: Thị trường giảm nhẹ
Giá cà phê hôm nay ngày 22/8 tại phiên giao dịch gần nhất có giá dao động từ 48.100 – 48.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại các sàn giao dịch London và New York trong tuần qua ghi nhận sắc đỏ liên tục.

Cà phê Robusta trên sàn London sau khi lập đỉnh ở mức 2.269 USD/tấn (thời điểm đóng cửa ngày 16/8 đạt 2.269 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 11/2022) thì đã liên tục giảm điểm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/8, sau 3 ngày liên tiếp giảm điểm, giá cà phê Robusta đã giảm xuống còn 2.215 USD/tấn, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2022; và ở mức 2.218 USD/tấn đối với kỳ hạn giao hàng tháng 11/2022. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tại phiên giao dịch gần nhất trước thời điểm mở cửa ngày 22/8, giá cà phê Robusta trên sàn London ở mức giá 2.226 USD/tấn, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2022, tăng 11 USD so với giá ngày hôm trước. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2022 cũng tăng nhẹ 8 USD/tấn, với giá 2.218 USD/tấn.

Tương tự, cà phê chè Arabica trên sàn giao dịch New York trong tuần qua cũng chứng kiến nhiều phiên giảm điểm liên tục. Mức giá ở phiên giao dịch gần nhất trước thời điểm mở cửa ngày 22/8 kỳ hạn giao hàng tháng 9/2022 ở mức 215,95 cent/lb; kỳ hạn giao hàng tháng 12/2022 có giá 213,35 cent/lb; và kỳ hạn giao hàng tháng 3/2023 có mức giá giao dịch 209,1 cent/lb. Khối lượng giao dịch cà phê Arabica trong phiên giao dịch gần nhất ở mức cao.

Theo nhận định của một số chuyên gia, trong tuần này, giá cà phê thế giới có xu hướng tiếp tục giảm nhẹ. Dự báo, ở điều kiện tích cực nhất sẽ giữ được giá như tuần trước.

Theo ảnh hưởng của giá cà phê thế giới, giá cà phê trong nước trong tuần này dự kiến cũng sẽ đi ngang, tuy nhiên, khả năng giảm điểm là không cao do sản lượng cà phê dự trữ không nhiều.

Giá hồ tiêu ngày 22/8

Giá tiêu hôm nay 22/8 trong khoảng 68.000 - 71.000 đồng/kg. Giá hồ tiêu từ mức trên dưới 80.000 đồng/kg vào thời điểm đầu năm, tăng lên 86.500 đồng/kg vào giữa tháng 3, và liên tục giảm ở các tháng tiếp theo.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá hồ tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 68.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 68.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các tỉnh so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg.

8 tháng qua, giá hồ tiêu từ mức trên dưới 80.000 đồng/kg vào thời điểm đầu năm và tăng lên 86.500 đồng/kg vào giữa tháng 3. Tuy nhiên giá liên tục giảm ở các tháng tiếp theo và hiện tại giá chỉ còn trên dưới 70.000 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 22/8: Thị trường giảm nhẹ
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các tỉnh so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg.

Việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách cứng rắn zero Covid khiến cho nhu cầu của quốc gia này chưa đạt mức như kỳ vọng. Mặc dù nhập khẩu của Trung Quốc từ tháng 6 đã tăng trở lại, tuy nhiên sang tháng 7 lại trùng xuống vì bùng phát dịch Covid-19, và đó có thể là lượng hàng có sẵn ở cửa khẩu. Theo dự đón, giá tiêu khó có thể tăng khi sức mua của Trung Quốc vẫn ở mức thấp.

Ngành hồ tiêu Trung Quốc có 2 đặc điểm chính, thứ nhất là sản xuất tiêu của nước này tập trung ở đảo Hải Nam, với sản lượng chiếm hơn 90% tổng sản lượng của cả nước. Thứ hai, ở góc độ toàn cầu, không giống như các nước khác trên thế giới chủ yếu sản xuất tiêu đen, Trung Quốc chủ yếu sản xuất tiêu trắng, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của thế giới. Hải Nam cũng là vùng sản xuất tiêu trắng chính của thế giới.

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, mỗi năm Trung Quốc cần nhập khẩu tiêu lớn từ một số nguồn cung như Việt Nam, Indonesia và Brazil. Từ nay đến cuối năm hồ tiêu Việt đang kỳ vọng vào sức mua của thị trường Trung Quốc để có thể bứt phá cả về lượng và giá xuất khẩu.

Bà Firna Azura Ekaputri Hj. Marzuki - Giám đốc Điều hành của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế nhận định, thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III/2022, khi thế giới vật lộn với sự suy giảm nhu cầu vào năm 2022 do thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp. Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế kỳ vọng thị trường hạt tiêu sẽ ổn định và sẽ tăng lên trong tháng 11 và tháng 12 năm nay.