Xuất khẩu gạo vượt mốc 8 triệu tấn
Thị trườngGiá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Thời gian vừa qua, tòa soạn Chất lượng và cuộc sống đã nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về việc sử dụng hai sản phẩm do Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics phân phối độc quyền bao gồm kem nám và viên uống Q10 Plus bị nóng rát, đỏ mặt, da bị bội nhiễm. Nhiều sản phẩm của Công ty này cũng chưa được cấp phép lưu hành nhưng vẫn "ngang nhiên" cung ứng ra thị trường.
Dấu hỏi lớn về chất lượng?
Công ty TNHH Kim Natural hiện tại phân phối rất nhiều dòng sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe ra thị trường và được quảng cáo trên nhiều website cũng như các trang mạng xã hội với những từ ngữ “thần thánh”, biến tấu, khiến các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm thông thường trở thành loại “thần dược” có công dụng như thuốc chữa bệnh đặc trị mụn, nám, tàn nhang… khiến người tiêu dùng hoang mang, hiểu nhầm đó là thuốc chữa bệnh, điều này trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Theo thông tin phản ánh, sau sinh, da mặt chị H. có xuất hiện một số mảng nám li ti. Tin vào những công dụng thần thánh mà hệ thống Công ty TNHH Kim Natural tư vấn, chị đã bỏ ra số tiền là gần 7 triệu đồng để mua sản phẩm là kem nám và viên uống Q10 Plus.
Tuy nhiên sau khi sử dụng sản phẩm được ba ngày thì chị H. thấy da mặt thật kinh khủng, toàn da nổi mẩn mụn, chị cảm thấy nóng rát khắp mặt, đây là lần đầu tiên chị H. bị tình trạng như vậy.
Sản phẩm kem nám và viên uống Q10 do bạn đọc cung cấp |
Nghi ngờ các triệu chứng của mình là do hậu quả từ việc sử dụng sản phẩm kem nám và viên uống Q10 Plus nên chị đã mang theo để nhờ bác sĩ tư vấn. "Bác sĩ xem xong, bảo tôi không nên sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm định của cơ quan chức năng, chưa được Bộ Y tế cấp phép kiểm định chất lượng và cấp phép lưu hành. Hiện trên thị trường có nhiều loại sản phẩm chức năng được quảng cáo có chức năng chữa bệnh như thuốc, một số loại được sản xuất hoặc nhập lậu có chứa chất cấm, chứa kháng sinh liều cao, người dùng không biết sử dụng lâu ngày sẽ bị phá hủy niêm mạc dẫn đến những hệ lụy khôn lường", chị H. kể.
Từ những phản ánh ban đầu của bạn đọc, Phóng viên đã vào cuộc tìm hiểu và phát hiện những dấu hiệu sai phạm trong sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Kim Natural.
Mặc dù được quảng cáo là sản phẩm mang nhiều công dụng, nhưng theo quan sát của PV, nhãn mác của hai dòng sản phẩm nói trên đều không đáp ứng các quy định tối thiểu đối với một sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm như: Số công bố sản phẩm; Số chứng nhận điều kiện ATTP; Thành phần không có định lượng cụ thể; đơn vị sản xuất...
Ngoài một số sản phẩm của công ty được trình bày hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài thì có những sản phẩm được dán kèm thêm một tem phụ bằng chữ tiếng Việt thể hiện thông tin về tác dụng sản phẩm: “Chống nắng và bảo vệ da, ngăn ngừa ung thư da, tăng cường làm trắng da gấp 5 lần, bổ sung kẽm giúp cải thiện mụn một cách nhanh nhất. Phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics địa chỉ tại số 05 Ngô Quyền, phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương (Thông tin về đơn vị phân phối trùng với tên quốc tế của Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics có địa chỉ tại khu Khuê Liễu, Phường Tân Hưng, TP Hải Dương, mã số thuế là 0801303687 do bà Lê Thị Dung làm đại diện pháp luật).
Cùng với lời giới thiệu của Boss Dung (Kim Lê) và thông tin trên các tờ rơi, mạng xã hội, các đại lý thì ai cũng nghĩ sản phẩm “thần thánh” có công dụng trị được mụn, nám, nhưng thực chất những sản phẩm này không hề có trong danh sách được cấp phép lưu hành của thuốc hay mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu. Điều này khiến người tiêu dùng thực sự nghi ngại về nguồn gốc sản phẩm.
Boss Dung và các đại lý luôn tung hô về sản phẩm, có dấu hiệu lừa người tiêu dùng |
Ghi nhận thực tế của nhóm PV cho thấy, sản phẩm kem nám và viên uống Q10 đang được bán ra thị trường với số lượng vô cùng lớn, phân phối qua nhiều kênh spa trên khắp các tỉnh thành. Chỉ cần dạo qua và tìm kiếm trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện hàng loạt các trang cá nhân, fanpage giới thiệu là nhà phân phối đại lý của Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics.
Để có thêm thông tin, trong vai người tiêu dùng, PV đã nhắn tin đến tài khoản facebook có tên là Đặng Xuân, đại lý của công ty TNHH Kim Natural. Trả lời những thắc mắc về giấy tờ sản phẩm chứng minh nguồn gốc xuất xứ, facebook Đặng Xuân có chia sẻ là hàng nước ngoài, hàng xách tay xuất xứ nội địa còn viên uống Q10 là công ty nhượng quyền có đầy đủ tem mác quốc tế.
Chính vì tin vào những quảng cáo ấy mà khách hàng đã sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua sản phẩm nhưng chất lượng thật sự thì lại không có mà ngược lại còn còn gây nguy hại lớn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Để được vào hệ thống, khách hàng phải bỏ ra số tiền lớn nhập hàng |
Đáng nói, nguồn gốc sản phẩm không thể chứng minh được là có đúng nhập khẩu từ Thái Lan hay Hồng Kong (như lời Boss Dung và các đại lý tư vấn để lừa người tiêu dùng) hay là tự sang chiết và đóng gói tại một cơ sở chui nào đó? Bởi theo quy định, thuốc và mỹ phẩm nhập khẩu là cục quản lý dược và để được thông quan các sản phẩm phải có đủ giấy phép lưu hành.
Nếu người tiêu dùng sáng suốt và tìm hiểu pháp luật sẽ thấy rõ việc sản phẩm của Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics chưa có trong danh sách cấp phép lưu hành nhưng lại được nhập khẩu về Việt Nam là điều hoàn toàn phi lý.
Để thông tin khách quan, đa chiều, PV đã liên hệ với bà Lê Thị Dung - Giám đốc Công ty TNHH Kim Natural Cosmetic, bà cho biết: “Hiện tại công ty đang trong thời gian hoàn thiện giấy phép, đầu tháng 8 mới ra sản phẩm, hiện tại đang test thử cho hệ thống và spa xem có ổn không”.
Thiết nghĩ, Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics coi thường sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, sẵn sàng vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, mang con người ra làm thử nghiệm sản phẩm là hành vi vi phạm pháp luật bởi lẽ theo quy định thì không được phép thử sản phẩm trên người khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép, kiểm chứng.
Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc. Thực hư về tính pháp lý của Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics sẽ tiếp tục được chúng tôi phản ánh ở kỳ tiếp theo.
Có thể phạt tù đơn vị bán hàng không rõ nguồn gốc
Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, tại Điều 26 Nghị định 178/2013 quy định mức xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm nêu rõ: Đối với hành vi buôn bán thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, nguyên liệu thực phẩm… thuộc diện phải thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có nhưng đã hết hiệu lực trước khi hàng hóa đó được sản xuất, nhập khẩu; bán buôn, bán lẻ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm… lưu thông trên thị trường không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm, thì bị xử phạt cảnh báo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng đến hơn 200.000.000 đồng, tùy vào từng mức độ vi phạm.
Mỗi ngày, các sản phẩm của Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics được "tuồn ra" khắp thị trường nhưng đang có dấu hiệu lừa dối khách hàng |
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh các sản phẩm, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không giấy công bố khi đưa ra thị trường hoặc bán thuốc chưa được phép lưu hành thì ngoài bị phạt tiền còn bị buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thế Truyền - Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, khẳng định: Đơn vị bán hàng, sản xuất thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc mà vẫn lưu hành trên thị trường thì mức xử phạt thấp nhất đối với cá nhân là 2 năm tù, cao nhất là tù chung thân. Đối với pháp nhân thì phạt tiền từ 6 tỷ đến 9 tỉ đồng, cấm kinh doanh hoạt động trong một số lĩnh vực, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm huy động vốn”.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (5/12) ghi nhận ở mức 108.000 - 109.500 đồng/kg, tăng 2.500 - 3.000 đồng/kg so với ngày 4/12.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (3/12) ghi nhận ở mức 125.800 - 126.500 đồng/kg, giảm 4.000 - 4.300 đồng/kg so với ngày 2/12.
Theo MXV, giá các mặt hàng dầu thô đồng loạt lao dốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt và tâm lý nghe ngóng của thị trường trước ngày OPEC+ họp bàn chính sách về sản lượng.
Năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (29/11) ghi nhận ở mức 128.000 - 128.800 đồng/kg, tăng 1.700 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá đã tăng gấp đôi.
Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận 8/9 mặt hàng tăng giá trong phiên giao dịch. Tâm điểm chú ý của thị trường dồn về sự tăng vọt của giá hai mặt hàng cà phê.
Trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu giảm nhẹ trong bối cảnh tồn kho xăng Mỹ tăng mạnh và khả năng Fed thu hẹp lãi suất vào năm tới.
Giá xăng E5 RON92 được dự báo tăng 500 - 600 đồng/lít; xăng RON95 dự báo tăng 350 - 500 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng dự báo tăng từ 250 - 400 đồng/lít,kg. Trong trường hợp, cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường nông sản, giá ngô nối dài chuỗi giảm sang phiên thứ 4 trước triển vọng vụ mùa bội thu tại Nam Mỹ.
Với Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất 5%.
Ngày 25/11, Ủy ban EU cho biết đã chính thức đưa các biện pháp chống bán phá giá tạm thời do Trung Quốc áp dụng đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới, diễn biến mới nhất trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai khối.
Giá cà phê hôm nay (26/11) trong khoảng 120.000 - 122.000 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg.
Đóng cửa ohieen giao dịch ngày 25/11 (theo giờ thế giới), giá bạc giảm 3,51% xuống 30,2 USD/ounce, giá bạch kim cũng giảm hơn 3% xuống 944,5 USD/ounce.
Đóng cửa, giá dầu thô WTI giảm 3,23% xuống gần 69 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent cũng giảm 2,87% xuống 73 USD/thùng.
Theo Vasep, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê hôm nay 25/11 ghi nhận tăng mạnh ở thị trường nội địa, giao dịch ở mức 118.000 - 119.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng và cũng là yếu tố chính hỗ trợ giá dầu tăng vọt hơn 5%.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?