Trong hồ sơ xin phá sản nộp lên Tòa án Delaware, chuỗi bán lẻ thời trang nhanh Forever 21 có tài sản rơi vào khoảng 100-500 triệu USD, nợ 1-10 tỷ USD.
Forever 21, một trong chuỗi thời trang nhanh nổi tiếng của Mỹ, vừa nộp đơn xin phá sản lần thứ 2 trong vòng 6 năm. Nguyên nhân chính đến từ sự suy giảm lượng khách đến các trung tâm thương mại và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà bán lẻ trực tuyến.
Công ty điều hành các cửa hàng tại Mỹ, F21 OpCo, đã nộp hồ sơ lên Tòa án Phá sản Delaware, ước tính tài sản của mình trong khoảng 100-500 triệu USD, trong khi khoản nợ dao động từ 1-5 tỷ USD. Số lượng chủ nợ lên đến 10.001-25.000.
Hiện tại, Forever 21 có khoảng 350 cửa hàng tại Mỹ.
Trước đó, năm 2019 Forever 21 lần đầu nộp đơn xin phá sản, sau đó được mua lại bởi Sparc - liên doanh của Authentic Brands Group, Simon Property và Brookfield Asset Management.
Năm 2025, Sparc sáp nhập với chuỗi bán lẻ JCPenney để tạo thành Catalyst Brands.
Nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ của Forever 21 hiện do Authentic Brands Group nắm giữ. CEO Authentic Brands Jamie Salter năm ngoái cho biết quyết định mua Forever 21 “là sai lầm lớn nhất” của ông.
Forever 21 cho biết sẽ bán thanh lý tại các cửa hàng, đồng thời tiến hành bán thêm một phần hoặc toàn bộ tài sản dưới sự giám sát của tòa án. Hiện tại, các cửa hàng và website của họ tại Mỹ vẫn mở cửa phục vụ khách. Các cửa hàng ngoài Mỹ không bị ảnh hưởng.
Forever 21 được thành lập năm 1984 bởi hai vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang. Chuỗi sau đó nhanh chóng mở rộng ra khắp các trung tâm mua sắm, chủ yếu phục vụ khách hàng nữ trẻ tuổi với sản phẩm thời trang cơ bản, bình dân. Đến năm 2016, công ty điều hành khoảng 800 cửa hàng trên toàn cầu, trong đó 500 cửa hàng tại Mỹ.
Tuy nhiên, khi vòng đời các xu hướng thời trang ngắn lại còn người trẻ dần chuyển sang mua sắm online, các cửa hàng vật lý của Forever 21 trở nên ế khách.
“Thế hệ Z luôn cố gắng để trông không giống nhau. Forever 21 đã quá coi thường điều này và đi đến kết cục phá sản”, bà Thomai Serdari, một chuyên gia về thương hiệu thời trang và giáo sư tại Đại học New York (Mỹ), nói.
Các nhà phân tích cho rằng chủ trương duy trì mức giá thấp nhưng lại đầu tư vào những cửa hiệu quy mô hoành tráng có thể là nguyên nhân khiến Forever 21 rơi vào khó khăn về tài chính. Trong khi đó, H&M và Zara, các thương hiệu thời trang cùng phân cấp, cũng chưa bao giờ mở những cửa hàng lớn như Forever 21.
Gabriella Santaniello, người thành lập công ty nghiên cứu bán lẻ A-Line Partners, nhận định: “Khách hàng ngày nay chú ý hơn đến việc chi tiêu. Họ muốn ổn định và tôi cho rằng Forever 21 chưa đáp ứng được điều này”.
Sự bền vững đang là xu hướng chủ đạo trong ngành thời trang và thị trường hàng tiêu dùng. Khi mối quan tâm về môi trường ngày càng tăng, cả thương hiệu lẫn người tiêu dùng đều coi bền vững là giá trị cốt lõi. Điều này đang thúc đẩy xu hướng ESG trong các doanh nghiệp thời trang toàn cầu, theo Business Insider.
Ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT EIB nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc của Eximbank
Theo CTCP Quốc tế Hoàng Gia - Ông chủ casino Royal Hạ Long cho biết phải gánh hơn 14 tỷ đồng chi phí khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tiếp tục báo số âm 9 tỷ đồng trong quý I/2025, đánh dấu quý thua lỗ thứ 22 liên tiếp.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, cổ đông CTCP Đầu tư Vua Nệm - công ty mẹ của CTCP Vua Nệm đã thông qua kế hoạch thành công ty đại chúng. Sau khi đã có lãi trở lại và đạt lợi nhuận 10 tỷ đồng trong năm ngoái, doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 tăng gấp đôi và đạt 20 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: mã chứng khoán HBC) công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Đáng chú ý, HBC mới chỉ thực hiện được 7% kế hoạch doanh thu và 1% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB) chia cổ tức với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý I/2025 đạt hơn 423 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trong kỳ cũng giảm tương ứng 26%, còn gần 435 tỷ đồng.
Theo thông tin vừa công bố của CTCP Chứng khoán OCBS, HĐQT vừa có quyết định bổ nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc đối với bà Nguyễn Thị Triều kể từ ngày 5/5. Bà Nguyễn Thị Triều là Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2024.
Theo Reuters, Ford dự kiến sẽ chịu tổng thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD trong lợi nhuận hoạt động năm 2025 do hàng loạt biện pháp thuế quan được Tổng thống Donald Trump áp dụng từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 vừa qua.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong tháng 4.2025, cả nước có hơn 15,2 nghìn DN thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 133,6 nghìn tỉ đồng và số người lao động đăng ký là 127,6 nghìn.
Chi cục Thuế khu vực XVI (tỉnh Bình Dương) công khai danh sách 95 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước. Những cái tên như: Bất động sản Hà An, Nam Kim, Thuận An, Eurowindow, Đậu phộng Tân Tân,... lần lượt nằm trong danh sách nợ thuế tại tỉnh Bình Dương.
Tập đoàn dự kiến phát hành thêm 1,28 tỷ cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2024, trong đó nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long nhận về 35% số lượng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Taseco Land có tổng số cổ phiếu lưu hành là 311,85 triệu đơn vị. Ước tính theo giá thị trường ngày 5/5, khoảng 24.000 đồng mỗi cổ phiếu, giá trị vốn hóa của doanh nghiệp vào khoảng 7.484 tỷ đồng
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC), đã mua thành công 23 triệu cp HQC, trong bối cảnh HQC kết thúc quý I/2025 với lãi sau thuế đạt 5,16 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua Novaland vẫn mạnh tay chi hơn 1.400 tỷ đồng để đầu tư góp vốn vào một doanh nghiệp khác, bất chấp tình trạng chậm trả nợ trái phiếu đang diễn ra.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2025, Vietjet ghi nhận doanh thu hàng không đạt 17.920 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế đạt 820 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2024.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao. Kết thúc quý I/2025, PVOIL chỉ ghi nhận lợi nhuận sau thuế 28 tỷ đồng, sụt giảm đến 88% so với quý I/2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?