Thứ ba 06/05/2025 22:38
Tin mới
  • Việt Nam đón 7,67 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm

  • Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi, mở cửa cho cá tra của Việt Nam

  • Sẽ miễn viện phí, khám sức khỏe định kỳ toàn dân hàng năm, bố trí ngân sách khoảng 25.000 tỷ đồng/năm

  • 'Ông lớn' chuỗi cầm đồ F88 được chấp thuận trở thành công ty đại chúng

  • Vingroup được chấp thuận lập đề xuất dự án metro đi Cần Giờ

  • Một hoa hậu làm Tân Phó Tổng Giám đốc công ty chứng khoán

  • VN-Index kết phiên chỉ tăng 1,9 điểm, lực cầu được kỳ vọng trong phiên ngày mai 7/5

  • Mỗi năm có khoảng 23.800 thực phẩm tự công bố sản phẩm, Bộ Y tế đề nghị hậu kiểm quảng cáo trên toàn quốc

  • Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an cương quyết xử lý nghiêm các vi phạm hình sự trên thị trường vàng

  • Đề xuất giao tỉnh Kiên Giang quyết định đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc

  • TP HCM: Phát hiện một nhà thuốc kinh doanh sữa bột giả Bold Milk - cơ xương khớp Colostrum

  • Ford ước tính thiệt hại 1,5 tỷ USD do chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

  • Phát hiện kho đông lạnh chứa hơn 7 tấn nội tạng: trứng non, nầm lợn... không rõ nguồn gốc

  • Tháng 4, cả nước có hơn 15,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

  • Vốn FDI đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua

  • Giá vàng trong nước vượt mốc 123 triệu đồng mỗi lượng, nhu cầu mua vàng từ Trung Quốc tăng đột biến

  • Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

  • KIDO lỗ gần 67,3 tỷ đồng trong quý I/2025 giữa bê bối tranh chấp nhãn hiệu kem Celano, Merino

  • Vì sao Bộ Tài chính đề xuất tính thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản?

  • Bất động sản Hà An, Nam Kim, Thuận An, Eurowindow, Đậu phộng Tân Tân,... lần lượt nằm trong danh sách nợ thuế tại tỉnh Bình Dương

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Chuỗi bán lẻ thời trang nhanh Forever 21 nộp đơn xin phá sản lần 2, có tới 25.000 chủ nợ

19:31 |  17/03/2025

Trong hồ sơ xin phá sản nộp lên Tòa án Delaware, chuỗi bán lẻ thời trang nhanh Forever 21 có tài sản rơi vào khoảng 100-500 triệu USD, nợ 1-10 tỷ USD.

Forever 21, một trong chuỗi thời trang nhanh nổi tiếng của Mỹ, vừa nộp đơn xin phá sản lần thứ 2 trong vòng 6 năm. Nguyên nhân chính đến từ sự suy giảm lượng khách đến các trung tâm thương mại và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà bán lẻ trực tuyến.

Công ty điều hành các cửa hàng tại Mỹ, F21 OpCo, đã nộp hồ sơ lên Tòa án Phá sản Delaware, ước tính tài sản của mình trong khoảng 100-500 triệu USD, trong khi khoản nợ dao động từ 1-5 tỷ USD. Số lượng chủ nợ lên đến 10.001-25.000.

Hiện tại, Forever 21 có khoảng 350 cửa hàng tại Mỹ.

Trước đó, năm 2019 Forever 21 lần đầu nộp đơn xin phá sản, sau đó được mua lại bởi Sparc - liên doanh của Authentic Brands Group, Simon Property và Brookfield Asset Management.

Năm 2025, Sparc sáp nhập với chuỗi bán lẻ JCPenney để tạo thành Catalyst Brands.

Nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ của Forever 21 hiện do Authentic Brands Group nắm giữ. CEO Authentic Brands Jamie Salter năm ngoái cho biết quyết định mua Forever 21 “là sai lầm lớn nhất” của ông.

Forever 21 cho biết sẽ bán thanh lý tại các cửa hàng, đồng thời tiến hành bán thêm một phần hoặc toàn bộ tài sản dưới sự giám sát của tòa án. Hiện tại, các cửa hàng và website của họ tại Mỹ vẫn mở cửa phục vụ khách. Các cửa hàng ngoài Mỹ không bị ảnh hưởng.

Forever 21 được thành lập năm 1984 bởi hai vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang. Chuỗi sau đó nhanh chóng mở rộng ra khắp các trung tâm mua sắm, chủ yếu phục vụ khách hàng nữ trẻ tuổi với sản phẩm thời trang cơ bản, bình dân. Đến năm 2016, công ty điều hành khoảng 800 cửa hàng trên toàn cầu, trong đó 500 cửa hàng tại Mỹ.

Tuy nhiên, khi vòng đời các xu hướng thời trang ngắn lại còn người trẻ dần chuyển sang mua sắm online, các cửa hàng vật lý của Forever 21 trở nên ế khách.

“Thế hệ Z luôn cố gắng để trông không giống nhau. Forever 21 đã quá coi thường điều này và đi đến kết cục phá sản”, bà Thomai Serdari, một chuyên gia về thương hiệu thời trang và giáo sư tại Đại học New York (Mỹ), nói.

Các nhà phân tích cho rằng chủ trương duy trì mức giá thấp nhưng lại đầu tư vào những cửa hiệu quy mô hoành tráng có thể là nguyên nhân khiến Forever 21 rơi vào khó khăn về tài chính. Trong khi đó, H&M và Zara, các thương hiệu thời trang cùng phân cấp, cũng chưa bao giờ mở những cửa hàng lớn như Forever 21.

Gabriella Santaniello, người thành lập công ty nghiên cứu bán lẻ A-Line Partners, nhận định: “Khách hàng ngày nay chú ý hơn đến việc chi tiêu. Họ muốn ổn định và tôi cho rằng Forever 21 chưa đáp ứng được điều này”.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/chuoi-ban-le-thoi-trang-nhanh-forever-21-nop-don-xin-pha-san-lan-2-co-toi-25000-chu-no-d27676.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.