Hà Nội: Biệt thự liền kề vắng bóng người ở sau "cơn sốt" giá

Báo cáo mới đây của Savills Việt Nam chỉ ra, trong Quý II/2022, Hà Nội chỉ có 146 căn biệt thự, nhà liền kề mới, giảm 82% theo quý và 84% theo năm. Nguồn cung sơ cấp toàn thị trường ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua, ở mức 993 căn, giảm 34% theo quý và 49% theo năm.

Sáu tháng đầu năm 2022 cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp. Trong đó, giá biệt thự tăng 37%, giá shophouse tăng 22% và giá liền kề tăng 20%. Đáng chú ý, so với năm 2018, giá bán biệt thự Hà Nội đã tăng gấp đôi, giá liền kề cũng ghi nhận tăng 67%.

Nhưng khảo sát thực tế tại nhiều khu đô thị phía Tây Hà Nội như: Khu đô thị Nam Cường, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn... thì dù giá tăng cao và giao dịch khá sôi động trong khoảng 6 tháng đầu năm thì các dự án này vẫn vắng bóng người ở.

Nhiều căn shophouse mặt đường Lê Trọng Tấn thuộc khu đô thị này dù đang được rao bán với giá 29-30 tỷ đồng nhưng không có hoạt động kinh doanh, bỏ trống và vắng vẻ. Thông tin rao bán nhà, cho thuê xuất hiện khắp nơi.
Nhiều căn liền kề mặt đường Lê Trọng Tấn thuộc khu đô thị này dù đang được rao bán với giá cả chục tỷ đồng nhưng không có hoạt động kinh doanh, bề ngoài xuống cấp... Thỉnh thoảng chỉ có giới môi giới nhà đất xuất hiện.

Nhiều căn liền kề, biệt thự tại KĐT Nam Cường và Geleximco Lê Trọng Tấn dù có giá từ 150 - 200 triệu đồng/m2 đều bỏ không, cây dại mọc tràn lan và không ít nơi thì hạ tầng, tiện ích đô thị vẫn chưa hoàn thiện.

Dự báo về thị trường cuối năm 2022, Savills cho biết, thị trường sẽ chào đón hơn 2.131 căn đến từ 13 dự án. Tuy nhiên, các dự án này phải đối mặt với việc người mua đang giảm sự quan tâm đối với thị trường nhà đất. Dẫn chứng là báo cáo của Batdongsan.com.vn cho thấy người mua đang giảm sự quan tâm đối với thị trường nhà đất tại Hà Nội khi lượng quan tâm tới thị trường biệt thự/liền kề giảm 11% theo năm và 14% theo năm cho shophouse.

Thị trường gặp vấn đề về "bong bóng" bất động sản

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia cho biết, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc về thị trường bất động sản. Lúc nào thì thị trường bất động sản gặp vấn đề, gặp vấn đề về "bong bóng" bất động sản, đặc biệt là giá nhà cao hơn 30 lần tiền lương của người mua nhà.

Tại tọa đàm “Phát triển nguồn vốn cho bất động sản: Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững”, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc có thị trường bất động sản khá giống nhau, cả khi có cả dạng nhà ở, nhà cho thuê chưa hoàn chỉnh (xây thô) hoặc đất nền. Cũng chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc có thêm một loại vốn từ trả trước một phần của khách hàng.

Trong nhiều trường hợp, đây là nguồn vốn quan trọng và an toàn giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách.

“Chúng ta cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc về thị trường bất động sản. Lúc nào thì thị trường bất động sản gặp vấn đề về "bong bóng" bất động sản, đặc biệt là giá nhà cao hơn 30 lần tiền lương của người mua nhà.” TS Lê Xuân Nghĩa thông tin.

Theo ông Nghĩa, Việt Nam có tình trạng dư cung, thiếu cung ở một vài phân khúc bất động sản dẫn dến ko có hàng để bán nên dòng tiền bị âm: Nhiều dự án đắp chiếu ko có tiền triển khai, không có tiền giải phóng mặt bằng...

Cũng tại tọa đàm, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nêu thực tế, gần đây hiện tượng đọng vốn cho doanh nghiệp là một điều nhức nhối. Hiện có khoảng 30 - 40% các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau với số tiền khoảng 60.000 tỷ đồng. Trước đây các doanh nghiệp thường gia hạn cho nhau 45 ngày nhưng hiện nay đã lên tới 90 ngày. Do đó, vòng quay tiền chậm đi và đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.

Theo vị chuyên gia, nếu dòng vốn vào BĐS bị nghẽn sẽ làm giảm nhiệt thị trường và thực tế thị trường đang trầm lắng. Bên cạnh đó, làm tăng sự mất cân đối cung - cầu bất động sản (cung không thể tăng, cầu không giảm….), dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường bất động sản giảm, nợ xấu theo đó tăng, chứng khoán giảm, kéo theo giảm đà phục hồi kinh tế...

Ông Lực cho rằng, hiện nay dư địa cho vay BĐS vẫn còn, đặc biệt là phân khúc nhà ở và những phân khúc thiếu nguồn cung khác.

"Tôi đồng tình chỉ tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên, kiểm soát rủi ro nhưng vẫn phải để thị trường phát triển", ông Lực nói. Ông dẫn chứng bài học từ Trung Quốc, vừa rồi nước này siết siết thị trường BĐS rất chặt, sau đó lại phải giải cứu.

“Nếu Việt Nam không cẩn thận sẽ giống Trung Quốc”, ông Lực nói và nhấn mạnh “việc kiểm soát và ứng xử hợp lý là vô cùng quan trọng”.

Bắc Giang điều chỉnh quy hoạch nâng tầng đối với nhiều khu dân cư và khu đô thị

Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu Khu số 2, TP Bắc Giang.

Theo đó, điều chỉnh 05 lô đất có ký hiệu HH-1 (6.504m2), HH-2 (6.420 m2), HH-3 (5.330 m2), HH-4 (5.267 m2), HH-5 (6.181 m2) từ quy hoạch đất hỗn hợp thành quy hoạch đất nhóm ở.

Chỉ tiêu các lô đất sau điều chỉnh, mật độ xây dựng tối đa 50%, tầng cao 3 tầng. Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất 02 lô đất ký hiệu I-HH-17, I-HH-18: Điều chỉnh quy mô dân số tối đa khoảng 5.600 người. Điều chỉnh tầng cao từ 25 tầng lên thấp hơn hoặc bằng 28 tầng.

dự án trên địa bàn Bắc Giang được điều chỉnh theo hướng tăng diện tích lô đất công cộng đô thị để thu hút đầu tư khách sạn cao tầng, điều chỉnh lô đất hỗn hợp sang đất đơn vị ở để tăng hiệu quả sử dụng đất.
Nhiều dự án tại Bắc Giang được điều chỉnh theo hướng tăng diện tích lô đất công cộng đô thị để thu hút đầu tư khách sạn cao tầng, điều chỉnh lô đất hỗn hợp sang đất đơn vị ở để tăng hiệu quả sử dụng đất.

Điều chỉnh hệ số sử dụng đất từ 7,4 lần lên nhỏ hơn hoặc bằng 13 lần. Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất 02 lô đất ký hiệu I-OXM-06, I-OXM-09: Điều chỉnh hệ số sử dụng đất từ 3,5 lần lên nhỏ hơn hoặc bằng 5 lần. Điều chỉnh mật độ xây dựng từ 70% thành 88%.

UBND tỉnh Bắc Giang cũng phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu số 6, 7 thuộc Khu đô thị phía Nam (TP Bắc Giang) tỷ lệ 1/500.

Cụ thể, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất 2 lô đất ký hiệu C-HH-01 và C-HH-02 bao gồm: Điều chỉnh quy mô dân số từ 3.520 người thành tối đa khoảng 5.600 người.

Điều chỉnh tầng cao từ 25 tầng lên thấp hơn hoặc bằng 28 tầng. Điều chỉnh tầng hầm từ 2 tầng thành 1 tầng. Điều chỉnh hệ số sử dụng đất từ 8,4 lần lên nhỏ hơn hoặc bằng 13 lần. Điều chỉnh mật độ xây dựng từ 40 - 61% thành mật độ xây dựng Khối đế nhỏ hơn hoặc bằng 53%. Mật độ xây dựng Khối tháp nhỏ hơn hoặc bằng 40%.

Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất của 3 lô đất ký hiệu C-LK-8, C-LK-9, C-LK-10 bao gồm: Điều chỉnh tầng cao từ 5 tầng thành tầng cao từ 4 -5 tầng. Điều chỉnh hệ số sử dụng đất từ 4-5 lần thành nhỏ hơn hoặc bằng 5 lần. Điều chỉnh mật độ xây dựng từ 80-100% thành mật độ xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 88%.

Bắc Giang cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư khách sạn cao tầng với việc ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP Bắc Giang đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tại Khu số 11, 12 thuộc Phân khu số 2.

Cụ thể, vị trí 1 điều chỉnh và bố trí sắp xếp lại cơ cấu sử dụng đất trong ranh giới khu vực với diện tích 10,99 ha (trong đó 6,7 ha quy hoạch đất đơn vị ở, 2,14 ha quy hoạch đất trường học, 0,44 ha quy hoạch đất cây xanh và đường giao thông) theo hướng di chuyển lô đất quy hoạch trường học sang vị trí bên cạnh khu vực điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất công cộng đô thị và đất hỗn hợp. Cơ cấu sử dụng đất của khu vực sau điều chỉnh như sau: 6,84 ha quy hoạch đất đơn vị ở; 1,66 ha quy hoạch đất công cộng đô thị; 1,8 ha quy hoạch đất hỗn hợp và đường giao thông.

Vị trí 2, điều chỉnh và bố trí sắp xếp lại cơ cấu sử dụng đất trong ranh giới khu vực với diện tích 4,74 ha (trong đó 1,39ha quy hoạch đất đơn vị ở; 1,75 ha quy hoạch đất công cộng đô thị; 1,26 ha quy hoạch đất hỗn hợp và đường giao thông) theo hướng tăng diện tích lô đất công cộng đô thị để thu hút đầu tư khách sạn cao tầng, điều chỉnh lô đất hỗn hợp sang đất đơn vị ở để tăng hiệu quả sử dụng đất. Cơ cấu sử dụng đất của khu vực sau điều chỉnh như sau: 2,82 ha quy hoạch đất đơn vị ở, 1,67 ha quy hoạch đất công cộng đô thị và đường giao thông.

Phú Quốc: Dự án The Sailing Bay - Hon Thom Paradise Island giá từ 50 tỷ đồng

The Sailing Bay là phân khu biệt thự thương mại (commercial villa) và khách sạn quy mô vừa và nhỏ (boutique hotel) tại dự án Hon Thom Paradise Island, có vị trí tại bãi Trào, đảo Hòn Thơm, phường An Thới, thành phố Phú Quốc với đường bờ biển dài và tuyệt đẹp.

Phối cảnh dự án The Sailing Bay
Phối cảnh dự án The Sailing Bay

Đáng chú ý, The Sailing Bay Hòn Thơm sở hữu hàng loạt những tiện ích nội khu đẳng cấp hàng đầu như: thủy cung đi bộ, nhà hàng Á – Âu, bến du thuyền, casino, công viên nước, khu phố thương mại, khu vui chơi giải trí đa năng…

Dự án bao gồm:

Biệt thự thương mại: bao gồm 160 căn biệt thự tứ lập, diện tích 150 – 200 m2; 58 căn biệt thự song lập, diện tích 200 – 250 m2; biệt thự đơn lập 5 căn với diện tích từ 250 m2. Các căn biệt thự được xây dựng với chiều cao từ 3,4 – 4,5 – 5 tầng.

Biệt thự Sailing 1 có 3,5 tầng, độ nền cốt cao 7,7 m, chiều cao mái 18,7 m.

Biệt thự Sailing 2 có 3,5 tầng, độ nền cốt cao 8 m, chiều cao mái 19 m.

Biệt thự Sailing 3 có 4,5 tầng, độ nền cốt cao 11,2 m, chiều cao mái 25,8 m.

Khách sạn vừa và nhỏ: 45 căn, được thiết kế xây dựng trên diện tích từ 210 – 540 m2. Chiều cao công trình 8 tầng, độ nền cốt cao 15 m, chiều cao mái 43,5 m.

Hiện tại, các sản phẩm tại của The Sailing Bay có mức giá dự kiến từ 50 – 140 tỷ đồng với mỗi căn biệt thự và 120 -180 tỷ đồng đối với mỗi căn boutique hotel.

Được biết, chủ đầu tư dự án The Sailing Bay - Hon Thom Paradise Island là Tập đoàn Sun Group, được công bố thành lập vào ngày 16/05/2007, trụ sở tại tòa nhà Đà Nẵng ACB Tower, số 218 Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Dự án The Sailing Bay được khởi công vào quý 2/2022 và dự kiến bàn giao quý 3/2023.