Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cảnh báo rằng xuất khẩu trong khu vực, chiếm gần một nửa thương mại toàn cầu, sẽ chững lại rõ rệt trong năm nay, sau khi Mỹ công bố các biện pháp áp thuế mới.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Cheong In-kyo phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Seogwipo, đảo Jeju, Hàn Quốc ngày 15/2025. (Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji)
Trong bối cảnh chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo APEC, các đại diện thương mại của 21 nền kinh tế thành viên đã họp thường niên tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
Đáng chú ý, các đặc phái viên thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc cũng có cuộc gặp bên lề, nối tiếp cuộc đàm phán quan trọng hồi đầu tháng tại Geneva nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại song phương.
Xuất khẩu dự báo gần như đứng yên, tăng trưởng kinh tế bị cắt giảm
Trong báo cáo công bố tại hội nghị, APEC dự báo xuất khẩu của khu vực chỉ tăng 0,4% trong năm 2025, giảm mạnh so với mức tăng 5,7% của năm trước. Dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực cũng bị hạ từ 3,3% xuống 2,6%.
Tăng trưởng thương mại trong khu vực đang giảm mạnh do nhu cầu bên ngoài yếu đi, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và hàng tiêu dùng. Trong khi đó, những bất ổn xoay quanh các biện pháp kiểm soát hàng hóa đang tác động tiêu cực tới thương mại dịch vụ.
Chính sách áp thuế diện rộng của chính quyền Trump đã ảnh hưởng tới hơn một nửa số thành viên APEC. Trước đó, thuế suất trung bình của khu vực đã giảm từ 17% năm 1989 xuống 5,3% vào năm 2021, góp phần thúc đẩy thương mại hàng hóa tăng gấp hơn 9 lần trong hơn ba thập kỷ qua.
Hy vọng cải thiện quan hệ Mỹ - Trung
Trong một dấu hiệu cho thấy khả năng đối thoại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể được khơi thông, Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer đã gặp Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Lý Thành Cương bên lề hội nghị – Bộ Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc xác nhận, song không cung cấp thêm chi tiết.
Cuộc gặp này diễn ra không lâu sau khi hai bên nhất trí giảm thuế suất trong cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên tại Geneva từ ngày 10–11/5.
Trong hai ngày làm việc, đại diện thương mại các nền kinh tế thành viên sẽ thảo luận về thương mại đa phương và cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong bối cảnh cơ quan này đang đối mặt với nhiều thách thức. Mỹ từng chỉ trích WTO là tổ chức trao cho Trung Quốc lợi thế xuất khẩu không công bằng, và mới đây đã quyết định tạm dừng đóng góp tài chính cho tổ chức này.
Hiệu ứng lan tỏa của chính sách thuế quan
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Cheong In-kyo nhấn mạnh các bất ổn chính trị và kinh tế đang gây thêm áp lực lên thương mại toàn cầu. Ông kêu gọi các nước APEC tăng cường đối thoại để cùng vượt qua khó khăn.
Trước đó, ông Carlos Kuriyama, Giám đốc chính sách APEC, cho biết việc hạ dự báo xuất khẩu là do tác động từ chính sách thuế của Mỹ, và cảnh báo rằng hiệu ứng lan tỏa của các biện pháp này còn vượt ra ngoài lĩnh vực hàng hóa.
"Chúng tôi nhận thấy thuế của Mỹ không chỉ ảnh hưởng tới hàng hóa, mà còn tới thương mại dịch vụ và thị trường tài chính. Đây là lý do các chính phủ đang đàm phán, nhưng vẫn chưa thể quay lại trạng thái như trước tháng Tư," – ông Kuriyama chia sẻ với báo giới.
Mỹ tăng tốc đối thoại song phương
Greer dự kiến có cuộc họp song phương với người đồng cấp Hàn Quốc – ba tuần sau vòng đàm phán đầu tiên giữa hai bên tại Washington. Ông cũng sẽ lần đầu gặp đại diện New Zealand và làm việc với nhiều nước châu Á khác.
“Chúng tôi đang tiến hành nhanh nhất có thể với các đối tác có thiện chí hợp tác sâu rộng,” – Greer trả lời CNBC trước khi rời Mỹ tới đảo Jeju.
Tờ báo Yonhap cho biết, Greer cũng dự kiến gặp đại diện các tập đoàn đóng tàu lớn của Hàn Quốc như HD Hyundai Heavy Industries và Hanwha Ocean, trong khuôn khổ thảo luận về khả năng hợp tác song phương trong lĩnh vực công nghiệp.
APEC giữ vai trò then chốt Hội nghị lần này quy tụ đại diện thương mại từ Nhật Bản, Canada, Mexico, Nga và nhiều thành viên khác. Bộ trưởng Cheong cho biết ông cũng đã gặp phía Trung Quốc, trong đó đại diện Bắc Kinh tái khẳng định cam kết ủng hộ thương mại đa phương và bảo vệ chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là vòng họp cấp bộ trưởng lần hai trong năm 2025, nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra tại Gyeongju, Hàn Quốc vào cuối năm. APEC hiện chiếm khoảng 50% thương mại toàn cầu và 60% GDP thế giới – cho thấy vai trò trung tâm của tổ chức này trong việc định hình thương mại khu vực giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động.
Ủy ban châu Âu đã mở cuộc tham vấn công khai về danh sách hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào EU trị giá 95 tỷ euro (107,4 tỷ USD), có khả năng bị áp thuế trả đũa. Cơ quan này cũng tuyên bố sẽ khởi kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về chính sách thuế “có đi có lại” và mức thuế áp lên ô tô và linh kiện ô tô.
Căn cứ sổ bộ theo dõi của cơ quan thuế, số hộ kinh doanh ngừng nghỉ trong 2 tháng 5 và 6 là 2.961 hộ. Trong đó, số hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử chỉ là 263 hộ (chiếm tỷ lệ 8,8%/số hộ ngừng nghỉ).
Sau một tháng triển khai cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.891 vụ việc, phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.
Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.
Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra do dự hơn khi cân nhắc chuyển từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện. Xu hướng này diễn ra rõ nét hơn tại châu Âu so với Mỹ, theo kết quả khảo sát được Shell công bố mới nhất
Tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá của nhiều mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh tại Mỹ đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, theo một báo cáo mới của Quốc hội Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường năng lượng khi giới đầu tư đánh giá lại tác động của những diễn biến chính trị phức tạp về địa chính trị tại khu vực Trung Đông.
Theo mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đưuojc điều chỉnh đồng loạt tăng.
Nhóm kim loại đóng vai trò dẫn dắt xu hướng đi lên của toàn thị trường. Nổi bật là nhóm kim loại quý. Đáng chú ý, giá bạc thiết lập đỉnh cao nhất trong hơn 13 năm.
Các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động thực hiện các chương trình khuyến mại với nội dung hấp dẫn, sáng tạo, hướng đến khách hàng và người tiêu dùng. Mức giảm giá, ưu đãi có thể lên đến 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ, theo quyết định của từng doanh nghiệp.
Giá đường 11 giảm 3,28% so với giá đóng cửa tuần trước đó, xuống mức 363 USD/tấn - mức thấp nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây, trong khi giá đường trắng giảm 2,28%, về mức 465 USD/tấn.
Đóng cửa tuần giao dịch vừa qua (2 - 6/6), lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường năng lượng. Trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt phục hồi bất chấp những lo ngại xoay quanh quyết định tăng sản lượng của OPEC+.
Tháng 4/2025, XK chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ với giá trị đạt gần 29 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch XK mặt hàng này đạt hơn 109 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố sáng 6/6, giá thuê nhà, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, điện sinh hoạt và ăn uống ngoài gia đình tăng theo nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9/2022, theo một khảo sát tư nhân mới công bố. Trong khi đó, chỉ số PMI chính thức được công bố cuối tuần qua cũng cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp trong hai tháng liên tiếp.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?