Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".
Bà Nguyễn Yến Linh, con gái ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (Masan, mã chứng khoán: MSN) đã hoàn tất việc mua gần 8,5 triệu cổ phiếu MSN trên tổng số 10 triệu đơn vị đã đăng ký mua trước đó. Lý do không hoàn tất giao dịch do “không đạt được thỏa thuận”.
Giao dịch được thực hiện từ ngày 29/10 đến ngày 18/11 theo phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận. Sau giao dịch, bà Nguyễn Yến Linh sở hữu 0,59% vốn của Masan Group.
Cổ phiếu MSN biến động quanh mốc 75.000 đồng/cp trong thời gian bà Yến Linh thực hiện giao dịch. Như vậy, con gái tỷ phú Đăng Quang đã chi ra khoảng hơn 600 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.
Theo thông tin được công bố, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hiện trực tiếp nắm giữ vỏn vẹn 18 cổ phiếu MSN. Trong khi đó, bà Nguyễn Hoàng Yến - vợ ông Nguyễn Đăng Quang đang sở hữu gần 50,9 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng tỷ lệ 3,36% vốn điều lệ Tập đoàn Masan.
Tổng cộng, gia đình Chủ tịch Masan đang nắm giữ hơn 59,3 triệu cổ phiếu, tương đương 4,13% vốn tại tập đoàn.
Theo báo cáo thường niên 2023, danh sách cổ đông lớn tại thời điểm cuối năm 2023 của Tập đoàn Masan bao gồm CTCP Masan (31,2%), Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương (13,2%) và SK Investment Vina I (9,2%).
Hồi đầu tháng 11, Masan thông báo SK Investment Vina I (SK Group) đã chuyển nhượng 76 triệu cổ phiếu thông qua phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của SK Group tại Masan giảm còn 3,67% vốn điều lệ, qua đó không còn là cổ đông lớn. Tuy nhiên, bên mua chưa được tiết lộ.
Đây là một trong những giao dịch đáng chú ý đối với cổ phiếu chưa chạm giới hạn sở hữu nước ngoài (non-FOL) tại Việt Nam. Số cổ phiếu còn lại của SK Group tại MSN sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo thông lệ.
Ngoài ra, SK Group sẽ chuyển nhượng 7,1% cổ phần WinCommerce (WCM) cho Masan Group với giá 200 triệu USD, tương đương mức định giá 2,8 tỷ USD.
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý III/2024 cho thấy Masan ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.487 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (20.155 tỷ đồng). Kết quả này được thúc đẩy từ sự tăng trưởng bền vững trong các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ.
Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt 4.233 tỷ đồng, tăng 13,2% so với quý III/2023. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 701 tỷ đồng, tăng vượt trội 1.349% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên bảng cân đối kế toán, Masan duy trì số dư tiền và tương đương tiền ở mức 16.333 tỷ đồng trong quý III/2024, ổn định so với 16.919 tỷ đồng vào quý IV/2023. Tỷ lệ nợ ròng/EBITDA trong 12 tháng gần nhất giảm xuống mức 3,4x, so với 3,9x vào cuối năm 2023, nhờ dòng tiền cải thiện từ hoạt động kinh doanh và dòng vốn tài trợ.
Ngày 01/11 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) công bố SK Investment Vina I Pte. Ltd. (“SK Group”) đã chuyển nhượng thành công 76 triệu cổ phiếu của Masan Group thông qua phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của SK Group tại MSN là 3,67% vốn điều lệ và qua đó không còn là cổ đông lớn tại MSN.
Tháng 11/2024, Sở GDCK Hà Nội tổ chức 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành. Theo đó, KBNN gọi thầu TPCP tại 5 kỳ hạn gồm 5, 10, 15, 20 và 30 năm, huy động được 20.760,5 tỷ đồng.
Tổng số tiền gửi vào hệ thống ngân hàng trong tháng 9 đạt 270.911 tỷ đồng. Nếu tính bình quân theo ngày, mỗi ngày tháng 9 có 9.030 tỷ đồng được gửi vào ngân hàng.
Phiên giao dịch ngày 3/12 dưới áp lực khối ngoại bán ròng, VN-Index không trụ vững ở mốc 1.250 diểm. Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày 4/12 lưu ý trong ngắn hạn, một số nhóm ngành cân nhắc chọn lọc cổ phiếu bao gồm phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp.
Trong thời gian từ 25/11-02/12, nhà điều hành đảo chiều hút ròng trên kênh thị trường mở, với tổng khối lượng 27,230 tỷ đồng, chủ yếu do kênh mua kỳ hạn ghi nhận khối lượng đáo hạn lớn.
VN-Index trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng cuối cùng trong năm 2024 đã rất nỗ lực để giữ mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên áp lực bán khiến cho thị trường "xanh vỏ đỏ lòng", chuyên gia dự báo thị trường sẽ tiếp tục giao dịch giằng co trong thời gian gần tới...
UOB duy trì dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 6.4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4/2024 đạt mức 5.2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6.6%.
Bộ Tài chính đang đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Việc này sẽ đảm bảo công bằng với hàng hóa trong nước và tăng thu ngân sách
Chiều 30/11, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tới hết ngày 30/6/2025.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật (Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia ).
Trong phiên cuối tháng 11/2024, khối ngoại mua ròng 334 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, điểm nhấn là 3 mã cổ phiếu FPT (237 tỷ đồng), MSN (88 tỷ đồng), HPG (72 tỷ đồng). Đây là phiên mua ròng thứ 6 của nhà đầu tư ngoại trên sàn HoSE. VN-Index tăng 8,35 điểm lên 1.250,46 điểm.
Giá vàng tăng lên ngưỡng 85,6 triệu đồng/lượng, nhận định về xu hướng giá vàng sắp tới, chuyên gia cho rằng xu hướng tăng của vàng sẽ khó đột biến sau giai đoạn tăng nóng vừa qua. Dự báo giá vàng trong nước cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 99,99 trong ngắn hạn sẽ khó tăng trở lại vùng 90 triệu đồng/lượng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Chứng khoán BOS mức tiền phạt 175 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả do hành vi báo cáo có nội dung sai lệch đối với các báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
KTT và TKG vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, riêng TKG còn không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với HNX. Do đó, HNX sẽ xem xét hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với 2 cổ phiếu trên...
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?