Chứng khoán MB chuẩn bị phát hành gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Doanh nghiệpĐây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
HĐQT CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã thông qua Nghị quyết chuyển giao dịch cổ phiếu MCH từ UPCoM sang HoSE. Thời điểm dự kiến niêm yết là trong năm 2025.
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - mã chứng khoán: MCH) vừa thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị về việc chuyển giao dịch cổ phiếu MCH từ hệ thống giao dịch UPCoM sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
Theo đó, Masan Consumer sẽ tiến hành đăng ký ngày chốt danh sách cổ đông để lập sổ đăng ký cổ đông với Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), đồng thời hoàn thiện và nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE. Dự kiến cổ phiếu MCH sẽ chính thức được niêm yết trên HOSE vào năm 2025.
Masan Consumer cũng lựa chọn Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap làm đơn vị tư vấn niêm yết cổ phiếu cho công ty.
Ở một diễn biến khác, Masan Consumer vừa công bố văn bản lấy ý kiến cổ đông về việc chào bán thêm cổ phần ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.
Cụ thể, Masan Consumer dự kiến phát hành hơn 326,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 45,1% (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua và cứ 1.000 quyền mua sẽ được mua 451 cổ phiếu phát hành thêm).
Giá phát hành là. 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, dự kiến Masan Consumer sẽ thu được hơn 3.268 tỷ đồng từ đợt phát hành này. Số tiền thu được giúp Masan Consumer tăng vốn điều lệ và điều chỉnh giá giao dịch.
Số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến hơn 3.268 tỷ đồng được dùng để trả nợ vay tại các ngân hàng và thanh toán tiền cho thuê văn phòng. Thời gian phát hành dự kiến được triển khai trong năm 2024 hoặc 2025. Thời điểm cụ thể do Hội đồng quản trị quyết định sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Một nội dung đáng chú ý khác, trong văn bản xin ý kiến cổ đông, Masan Consumer cũng trình đại hội thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2024 từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty, với mức tạm ứng cổ tức tối đa là 100%, tức 1 cổ phiếu được nhận tối đa 10.000 đồng.
Việc doanh nghiệp đều đặn chia cổ tức bằng tiền mặt cho thấy sự phát triển ổn định và khả năng sinh lời vững chắc. Đồng thời, đây cũng là nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng cho các cổ đông khi tham gia vào đợt phát hành cổ phiếu sắp tới của công ty.
Trước đó, vào ngày 26/9 vừa qua, Masan Consumer đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2023 (bổ sung) bằng tiền với tỷ lệ 168%, tức 1 cổ phiếu được nhận 16.800 đồng. Thời gian thực hiện chi trả cổ tức là ngày 4/10/2024.
Với việc nắm giữ khoảng 94% vốn tại Masan Consumer, Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (công ty mẹ) sẽ thu về phần lớn lượng cổ tức từ Masan Consumer.
Về kết quả hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, Masan Consumer ghi nhận 13.967 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu nhờ tăng trưởng của ngành hàng đồ uống, thực phẩm tiện lợi và gia vị. Cùng với đó, việc kiểm soát hiệu quả chi phí sản xuất giúp gia tăng lợi nhuận gộp của tập đoàn lên 6.492 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,2%.
Khấu trừ thuế phí, Masan Consumer báo lãi sau thuế 3.458 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 13,5% so với cùng kỳ.
Năm nay, Masan Consumer đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần từ 32.500 tỷ đồng đến 36.000 tỷ đồng, với mức tăng trưởng đóng góp chủ yếu của ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc gia đình, cá nhân. Bên cạnh các sản phẩm, ngành kinh doanh chủ chốt, Masan Consumer đang phát triển các năng lực và quy trình đổi mới nhằm hoàn thiện danh mục FMCG trong tương lai.
Masan Consumer được biết đến là doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh ổn định với mức tăng trưởng cao, vượt trội đáng kể so với các công ty cùng ngành FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.
Đây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Công ty CP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - Chủ đầu tư Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng ở Hải Phòng vừa phát hành thành công lô trái phiếu trị giá gần 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này liên tiếp ghi nhận kết quả kém khả quan.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Tập đoàn FPT vừa chốt ngày tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10%.
Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh vừa qua đã công bố danh sách các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ ba tháng trở lên. Trong đó, Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 2,1 tỷ đồng, số tháng mà công ty chậm đóng là 5 tháng.
Sữa Quốc tế LOF dự kiến thực hiện dự án kinh doanh sữa và đồ uống Philippines Lof International Dairy Products inc, với mục đích chính bán buôn đồ uống, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Ông Lê Văn Tân - Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn (Lasuco; HoSE: mã chứng khoán LSS) đã đăng ký mua 500.000 cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 5,4% vốn.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.
Pyn Elite Fund - quỹ ngoại đến từ Phần Lan báo cáo đã bán khớp lệnh qua sàn 1,1 triệu cổ phiếu DBC của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam trong phiên ngày 7/11, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu từ 21,1 triệu đơn vị (tương ứng tỷ lệ 7,2%) xuống còn hơn 20 triệu đơn vị (tương ứng tỷ lệ 5,98%).
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 13/11 thông báo đình chỉ các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán BCTC năm 2023 của CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: mã chứng khoán QCG).
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Ngày 15/11, ông Na Sungsoo - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Vina (VNSC) đã có đơn từ nhiệm các chức vụ vì lý do cá nhân.
Bộ Tài chính vừa kết luận việc thanh tra chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem); Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp; Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng; Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên, từ ngày 21/6/2024 đến ngày 2/8/2024.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
HĐQT CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (HNX: mã chứng khoán PMC) mới thông qua phương án chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 109%.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – Mã chứng khoán LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình vào ngày 16/11. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như phát hành cổ phiếu trả cổ tức, dự kiến đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.
Đầu tư khách sạn toàn cầu bùng nổ với RevPAR tăng 13%, giao dịch xuyên biên giới đạt mức cao và tổng giá trị giao dịch chạm 42,1 tỷ USD, do nhu cầu mạnh mẽ đối với khách sạn hạng sang và dịch vụ chọn lọc.
Mới thành lập chưa đầy 6 tháng, Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ đồng để sở hữu 17,2 triệu cổ phiếu VIB trở thành cổ đông lớn nhà băng này.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?