Trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,1%, tiếp theo là tôm loại khác (27,4%) và tôm sú (10,5%). Đáng chú ý, tôm loại khác ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục tới 124%.
Theo thông tin từ VAsep, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,1%, tiếp theo là tôm loại khác (27,4%) và tôm sú (10,5%). Đáng chú ý, tôm loại khác ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục tới 124%.
Về thị trường, Trung Quốc & HK đã vươn lên vị trí số 1 với kim ngạch đạt gần 595 triệu USD, tăng mạnh 81% so với cùng kỳ. Sự phục hồi tiêu dùng, nhu cầu cao dịp hè và nhu cầu cao đối với tôm hùm từ Việt Nam tiếp tục giúp Trung Quốc trở thành thị trường bứt phá nhất.
Nhóm thị trường CPTPP cũng ghi nhận kết quả tích cực với mức tăng 38%, trong đó Nhật Bản (tăng 19%), Australia (5%) và Canada (6%) đều có mức tăng trưởng khả quan. Nhật Bản tiếp tục là thị trường đơn lẻ lớn thứ ba của tôm Việt Nam, nhờ nhu cầu ổn định và tôm giá trị gia tăng (GTGT) là thế mạnh.
Thị trường EU tăng 16%, trong đó các nước như Đức, Bỉ và Pháp đều tăng trưởng hai con số. XK đi EU tiếp tục được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA, trong khi các đối thủ như Indonesia, Thái Lan không có.
Hàn Quốc cũng là điểm sáng với mức tăng 14% nhờ nhu cầu ổn định, truyền thống ưa chuộng tôm chế biến kỹ. Đài Loan tăng tới 27% – cho thấy sự lan tỏa tốt của tôm Việt tại Đông Á.
Ngược lại, thị trường Mỹ – từng là đầu tàu xuất khẩu của tôm Việt – lại có dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Dù tổng kim ngạch 6 tháng đạt 341 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ, nhưng diễn biến theo tháng cho thấy xu hướng thiếu khả quan: tháng 5 tăng vọt (+66%) do doanh nghiệp tranh thủ xuất hàng trước khi áp thuế, thì sang tháng 6 giảm mạnh 37%.
Mỹ trở thành thị trường nhiều rủi ro
Từ tháng 4/2025, chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 10% đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các nước. Đến tháng 7, mức thuế với Việt Nam được công bố là 20% (chính thức áp dụng từ 1/8). Cùng với đó là các nguy cơ từ thuế chống bán phá giá (AD) sơ bộ lên tới hơn 35% và thuế chống trợ cấp (CVD) cuối năm nay.
Các yếu tố thuế quan đã khiến thị trường Mỹ trở nên bất ổn, khó dự đoán. Nhập khẩu tôm của Mỹ tuy vẫn tăng trong 5 tháng đầu năm (+24% về giá trị), nhưng rõ ràng đây là kết quả của việc các doanh nghiệp "chạy đơn" trước ngày thuế có hiệu lực, không phải là tăng trưởng bền vững.
Ba “lưỡi kiếm thuế quan” đồng loạt treo lơ lửng khiến nhiều nhà nhập khẩu Mỹ dè chừng, trong khi doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khi định giá, lập kế hoạch sản xuất – giao hàng.
Giá tôm trong nước tăng theo đà nhu cầu và tâm lý thị trường
Trong nước, giá tôm chân trắng tại trại đã tăng liên tục trong tháng 7, đặc biệt ở các cỡ thương mại lớn như 30 và 40 con/kg. Tính đến tuần 29 (14–20/7/2025), mỗi loại tăng thêm 5.000 đồng/kg – tức tăng 20.000 đồng chỉ trong 2 tuần. Nguyên nhân là do các nhà máy đẩy giá thu mua để giữ tiến độ sản xuất, cộng thêm tâm lý thị trường tích cực khi Mỹ tạm lùi áp thuế đến 1/8.
Giá tôm sú cũng ghi nhận đà tăng mạnh, đặc biệt cỡ 20 con/kg đạt mức cao nhất từ đầu năm: 201.000 đồng/kg.
Kịch bản xuất khẩu trong tháng 7 và nửa cuối năm
Trong tháng 7, dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với tháng 5, tháng 6 do các đơn hàng “tránh thuế” đã được đẩy đi sớm. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.
Nửa cuối năm 2025, triển vọng xuất khẩu phụ thuộc lớn vào:
Nếu các mức thuế chính thức từ Mỹ không vượt kỳ vọng, Việt Nam có thể duy trì được nhịp xuất khẩu sang Mỹ ở mức ổn định thấp. Nhưng trong trường hợp thuế AD hoặc CVD ở mức cao, xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, kéo tụt tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Doanh nghiệp tôm Việt cần tái định vị chiến lược xuất khẩu
Trước những biến động từ thị trường và chính sách quốc tế, doanh nghiệp tôm Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu. Việc đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào Mỹ và tận dụng ưu đãi từ các hiệp định như EVFTA, CPTPP là hướng đi cần thiết.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, phù hợp với xu hướng thực phẩm tiện lợi và “ready-to-eat”. Một yếu tố then chốt là đảm bảo truy xuất nguồn gốc minh bạch, tránh rủi ro bị cáo buộc gian lận thương mại hay chuyển tải bất hợp pháp.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số toàn chuỗi – từ nuôi trồng, chế biến đến quản trị đơn hàng – sẽ giúp nâng cao khả năng thích ứng. Việc chủ động vùng nuôi đạt chuẩn và kiểm soát chi phí trong chuỗi cung ứng là giải pháp quan trọng để bảo vệ biên lợi nhuận.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ về tài chính và pháp lý để ứng phó linh hoạt với các chính sách thuế thay đổi bất ngờ từ các thị trường lớn.
CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket (mã chứng khoán CMN) vừa công bố ngày chốt quyền nhận cổ tức năm 2024. Cùng đó, Miliket đang có kế hoạch ngừng sản xuất dòng mì ký, một trong những dòng sản phẩm truyền thống, gắn liền với thương hiệu của Miliket, cùng với sản phẩm mì 2 tôm nổi tiếng.
Theo VAsep, 6 tháng đầu 2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ, tăng 20%, đạt 5,3 tỷ USD. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ.
Giá dầu Brent tiếp tục giảm nhẹ khoảng 0,1%, rơi xuống mốc 69,21 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm khoảng 0,21%, dừng ở mốc 67,2 USD/thùng.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2025, kim ngạch XK cá tra Việt Nam đạt 194 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu (XK) cá tra trong nửa đầu năm nay đạt 1,023 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận kết quả tích cực, dù môi trường thương mại quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sau chuỗi hồi phục ấn tượng trong tuần trước, thị trường cà phê nội địa hiện đang ở trạng thái “tạm nghỉ”, giá hồ tiêu ghi nhận cao nhất giữ mức 140.000 đồng/kg.
Giá dầu WTI đã ghi nhận mức tăng lên tới 1,75%, dừng ở mốc 67,54 USD/thùng, giá dầu Brent cũng đã tiệm cận ngưỡng 70 USD/thùng, leo lên mốc 69,52 USD/thùng.
Hai mặt hàng dầu thô chính đều giảm nhẹ dưới 0,3%, giá dầu Brent dừng ở mốc 68,52 USD/thùng giảm 0,28%; giá dầu WTI ghi nhận mức giảm 0,21%, xuống mốc 66,38 USD/thùng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (16/7), sắc xanh bao phủ lên hầu hết các mặt hàng chủ chốt trong nhóm nông sản. Trong đó, giá đậu tương đã chấm dứt chuỗi ba phiên suy yếu liên tiếp, quay đầu phục hồi hơn 1,8%, lên mức 372,4 USD/tấn.
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, nhóm kim loại trong phiên giao dịch hôm qua cũng tiếp tục nối dài đà suy yếu trong bối cảnh thị trường liên tục đón nhận những thông tin kém lạc quan về tình hình tiêu thụ.
Bộ Thương mại Mỹ vừa tuyên bố áp thuế chống bán phá giá 17,09% đối với cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico, đồng thời rút khỏi thỏa thuận thương mại song phương về mặt hàng này.
Giá dầu Brent dừng ở mốc 69,2 USD/thùng, tương ứng với mức giảm 1,63%. Giá dầu WTI cũng đã ghi nhận mức giảm lên tới 2,15%, rơi xuống mốc 66,98 USD/thùng.
Xì gà, giữ nguyên thuế suất hiện hành là 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối, tăng theo lộ trình là 20.000 đồng/điếu/năm từ năm 2027, lên mức 100.000 đồng/điếu đến năm 2031. Với thuốc lá sợi, thuốc lào và các dạng khác, tăng theo lộ trình là 20.000 đồng/100g hoặc 100ml/năm từ năm 2027, đến năm 2031 lên 100.000 đồng/100g hoặc 100ml.
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Trong đó, Bộ đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?