Chaebol Hàn Quốc - SK muốn hợp tác đầu tư 3 dự án nhà máy điện LNG tại Nghệ An, Thanh Hóa
Tập đoàn SK mong muốn đầu tư xây dựng ba trung tâm phát triển công nghiệp tích hợp cùng nhiều dự án điện khí LNG tại Nghệ An và Thanh Hóa.
Livzon Pharmaceutical Group – một trong những "ông lớn" ngành dược Trung Quốc – vừa chi hơn 5.700 tỷ đồng để thâu tóm gần 65% cổ phần Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP), doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thuốc kháng sinh tại Việt Nam.
ngày 22/5, Livzon Pharmaceutical Group (Trung Quốc) công bố thông tin về thương vụ mua cổ phần của một công ty tại Việt Nam. Trong thông báo được đưa ra, bên mua cho biết rằng, thông qua một công ty con đã ký thỏa thuận mua bán cổ phần với bên bán – đơn vị sở hữu cổ phần của công ty dược tại Việt Nam.
Giá trị thương vụ gần 5.731 tỷ đồng, tương ứng với 1,587 tỷ Nhân dân tệ, hay 1,728 tỷ Đô la Hong Kong, dựa theo tỷ giá tại ngày ký thỏa thuận. Sau khi hoàn tất thương vụ, công ty dược tại Việt Nam sẽ trở thành công ty con được Livzon sở hữu thông qua đơn vị trực tiếp mua lại cổ phần.
Phía Livzon không nêu cụ thể cái tên vừa thâu tóm cổ phần trong bản công bố thông tin. Song, dữ liệu được công bố về cấu trúc cổ đông và hoạt động kinh doanh đã gợi mở nhiều khả năng đây là CTCP Dược phẩm Imexpharm (Mã: IMP).
Thông tin về thương vụ M&A không quá bất ngờ khi nhiều lần nhóm cổ đông lớn của Dược phẩm Imexpharm bày tỏ mong muốn tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng cổ phần.
Người viết nắm được, công ty từ Trung Quốc đã chi ra 4.216,5 tỷ đồng để mua lại hơn 73,45 triệu cổ phiếu IMP do SK Investment nắm giữ, tương ứng với giá trị 57.400 đồng/cp. Cùng với mức giá trên, công ty này đã chi ra 862,54 tỷ đồng mua lại hơn 15 triệu cp của CTCP Đầu tư Bình Minh và 651,8 tỷ đồng trả cho CTCP Đầu tư KBA.
Đầu tư Bình Minh và Đầu tư KBA trở thành cổ đông lớn của Dược phẩm Imexpharm giữa năm 2021. Hai đơn vị công bố thông tin trở thành cổ đông lớn cùng năm SK Investment xuất hiện tại Dược phẩm Imexpharm sau khi mua một phần cổ phần từ nhóm VinaCapital.
Nói về mục tiêu thực hiện M&A, phía bên mua cho biết, “Thương vụ Mua lại sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Tập đoàn trong việc mở rộng ra thị trường quốc tế, phù hợp với chiến lược dài hạn về quốc tế hóa và phát triển bền vững trong lĩnh vực dược phẩm”.
Từ phía bên bán cổ phần của Dược phẩm Imexpharm, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tổ chức cuối tháng 4 vừa qua, ông Sung Min Woo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị đồng thời là Trưởng văn phòng của SK Group tại TP HCM và Phó chủ tịch công ty con SK Inc. đã có phần trả lời cổ đông.
Cuối năm trước, truyền thông đưa tin SK Group đang xem xét bán 65% vốn tại Imexpharm. Tập đoàn Hàn Quốc được cho là đã liên hệ với các công ty dược phẩm và các quỹ chuyên đầu tư vốn cổ phần tư nhân để khảo sát về sự quan tâm với phần chuyển nhượng trên.
Theo ông Min Woo, SK đang tiến hành đánh giá và cân nhắc các quyết định mang tính chiến lược nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư và kinh doanh trên toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam.
Việc thay đổi sở hữu tại Imexpharm, nếu có, cũng sẽ là một động thái trong số đó. Tuy nhiên ông nói rằng việc cơ cấu lại danh mục không nhất thiết dẫn tới việc thoái vốn IMP.
"Thời gian này, SK sẽ tiếp tục đồng hành cùng Imexpharm với tư cách là cổ đông lớn nhất và cam kết điều hành doanh nghiệp hiệu quả", ông Min Woo cho biết.
Không lâu sau đó, tổ chức ngoại quen mặt tại Việt Nam này đã thực hiện chuyển nhượng cổ phần cho đối tác như vừa phản ánh trên.
Về phần Tập đoàn Dược phẩm Livzon (Livzon Pharmaceutical Group Inc.), công ty được thành lập vào ngày 26/1/1985 tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là một trong những tập đoàn dược phẩm hàng đầu tại Trung Quốc (nằm trong Top 30), hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dược phẩm, bao gồm thuốc tân dược, thuốc sinh học, dược phẩm truyền thống Trung Quốc, nguyên liệu dược và thiết bị chẩn đoán.
Livzon hiện niêm yết cổ phiếu trên cả Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến (mã: 000513.SZ) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông (mã: 1513.HK), với hơn 9.000 nhân viên và mạng lưới kinh doanh trải rộng trong và ngoài Trung Quốc. Sản phẩm của Livzon xuất khẩu sang hơn 15 nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hàn quốc, Nga, Singapore, Thái Lan, Việt Nam…
Tiềm lực tài chính của công ty đến từ Trung Quốc mạnh hơn Imexpharm đáng kể. Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, Livzon ghi nhận tổng doanh thu đạt 11.812,34 triệu Nhân dân tệ (tương đương khoảng 41.343 tỷ đồng), lợi nhuận ròng đạt 2.061,1 triệu Nhân dân tệ (khoảng 7.214 tỷ đồng). Tổng tài sản của công ty vào thời điểm 31/12/2024 là 24.460 triệu Nhân dân tệ (khoảng 85.610 tỷ đồng). Vốn hóa thị trường của Livzon trên sàn Hồng Kông cuối năm 2024 đạt khoảng 31,570 triệu Đô la Hồng Kông (tương đương khoảng 94.710 tỷ đồng).
Về Imexpharm được thành lập vào năm 1977, tiền thân là Công ty Dược phẩm cấp II tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tên tuổi công ty gắn liền với Thầy thuốc nhân dân Trần Thị Đào, người hiện giữ vai trò tổng giám đốc.
Doanh nghiệp này hiện vận hành 4 nhà máy, trong đó có 12 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP và dẫn đầu thị phần thuốc kháng sinh tại Việt Nam (khoảng 10%).
Imexpharm hiện là đối tác sản xuất của nhiều hãng dược phẩm lớn trên thế giới như Sandoz Group AG, Pharmascience Inc (Canada) và Sanofi SA. Doanh nghiệp đang giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thuốc kháng sinh tại Việt Nam, chiếm khoảng 10% thị phần toàn quốc trong năm 2024.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IMP đóng cửa phiên 22/5 ở mức 50.600 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 7,65% so với đầu năm. Hồi tháng 9/2024, mã này từng lập đỉnh tại 97.000 đồng/cổ phiếu – trùng thời điểm xuất hiện tin đồn SK Group sẽ thoái vốn.
Năm 2025, Imexpharm đặt mục tiêu doanh thu gần 2.650 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm trước. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 494 tỷ đồng, tăng 22%. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp doanh nghiệp lập đỉnh lợi nhuận.
Tập đoàn SK mong muốn đầu tư xây dựng ba trung tâm phát triển công nghiệp tích hợp cùng nhiều dự án điện khí LNG tại Nghệ An và Thanh Hóa.
Công ty trí tuệ nhân tạo xAI của Elon Musk đang tiến gần đến việc hoàn tất thương vụ phát hành trái phiếu trị giá 5 tỷ USD do Morgan Stanley đứng đầu, bất chấp sự quan tâm khá dè dặt từ giới đầu tư.
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - VEC được phê duyệt đến hết năm 2026 là 39.366 tỷ đồng, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) công bố thông tin về ứng viên Thành viên độc lập HĐQT do Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt đề cử.
Ngày 17/6, Bamboo Airways công bố Nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Phương Thành đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc doanh nghiệp.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) sẽ trình lên ĐHĐCĐ thường niên 2025 diễn ra ngày 14/7 tới đây kế hoạch kinh doanh dự kiến thua lỗ và xin hủy phương án chi trả cổ tức năm 2023.
Ban lãnh đạo OpenAI hiện đang bàn bạc về khả năng cáo buộc Microsoft - nhà đầu tư lớn nhất của mình, có hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình hợp tác giữa hai bên.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết gần 24 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã chứng khoán NTC: UPCoM).
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị về kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào đầu tháng 8 tới đây.
DeepSeek chuẩn bị tung ra mô hình R2, trong bối cảnh phải đối mặt với nguy cơ siết chặt hơn nữa các lệnh hạn chế chip từ Mỹ.
Với 2 phương án phát hành cổ phiếu Nhà Khang Điền sẽ tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành lên mức 1,12 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 11.222,1 tỷ đồng.
Reddit vừa khởi kiện Anthropic - công ty đứng sau chatbot Claude AI - với cáo buộc thu thập trái phép hơn 100.000 bài đăng và bình luận của người dùng để huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của mình.
Cuộc đua giữa các ông lớn công nghệ trong lĩnh vực mạng xã hội ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang bước vào giai đoạn gay cấn. Trong khi OpenAI của Sam Altman chuẩn bị tung ra nền tảng đối trọng với X (Twitter cũ), Meta của Mark Zuckerberg lại nỗ lực tích hợp AI vào mọi sản phẩm, tạo nên một cuộc chiến mới về quyền lực dữ liệu và trải nghiệm người dùng trên mạng xã hội, theo chuyên trang công nghệ Freethink.
Trong tuần qua, Giám đốc điều hành Nvidia - Jensen Huang đã thực hiện chuyến công du châu Âu, mang theo sự hào hứng và tò mò đến mọi nơi ông ghé thăm. Thông điệp mà ông nhấn mạnh rất rõ ràng: Nvidia chính là công ty có thể giúp châu Âu xây dựng hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI), từ đó nắm quyền chủ động trong kỷ nguyên công nghệ đầy biến động này.
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đầu tư I.P.A công bố Đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/6 tại Hà Nội. Trong đó, Đầu tư I.P.A trình cổ đông không trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2024, đồng thời công bố đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT của bà Nguyễn Ngọc Thanh.
Bộ Xây dựng đã chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc – chủ sở hữu thương hiệu Sun PhuQuoc Airways (SPA).
CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) vừa có báo cáo đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng).
Hội đồng Quản trị Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã chứng khoán PGI) vừa ban hành Nghị quyết số 18/2025/PJICO/NQ-HĐQT về việc bổ nhiệm ông Trần Anh Tuấn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty, nhiệm kỳ 5 năm, bắt đầu từ ngày 16/6/2025.
Ngày 12/6, dịch vụ điện toán đám mây của Google - Google Cloud, gặp sự cố gián đoạn nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, khiến nhiều dịch vụ Internet lớn bị ngưng trệ hoặc hoạt động không ổn định.
Meta, công ty mẹ của Facebook, đã chính thức hoàn tất thương vụ mua lại 49% cổ phần của startup chuyên gắn nhãn dữ liệu Scale AI với giá trị 14,3 tỷ USD, theo Reuters.
CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: mã chứng khoán HQC) vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch HĐQT, ông Trương Anh Tuấn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?