Tin mới
  • Cổ phiếu VJC cất cánh nữ tỷ phú USD duy nhất Việt Nam 'bỏ túi' gần 20.584 tỷ đồng

  • Xuất khẩu tôm đạt hơn 2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

  • VN-Index vượt mốc 1.500, cách đỉnh lịch sử bao nhiêu điểm?

  • VPBANK: Tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng

  • Đưa sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch cảng hàng không toàn quốc

  • NHNN: Lãi suất tiền gửi duy trì ổn định, cho vay tiếp tục giảm

  • CẢNH BÁO BÃO WIPHA: Hà Nội trong 1 giờ tới sẽ có dông tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực nội thành

  • Khu Thương mại tự do Đà Nẵng có thể xây dựng ngay tại 5 vị trí

  • Dược Hậu Giang hoàn thành 60% mục tiêu lợi nhuận, tiền mặt rủng rỉnh

  • Infographic: Xuất khẩu Thủy sản của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

  • Bộ Tài chính đề xuất mức thuế 20% trên lãi bán chứng khoán hàng năm

  • Vị trí tâm bão số 3 nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

  • Lilama 10 (L10) bị xử phạt hơn 112 triệu khi không có Thành viên HĐQT độc lập

  • Chính thức 'chốt' ngày đưa Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 vào sử dụng

  • SHB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 46 nghìn tỷ đồng

  • Chứng khoán Rồng Việt phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu '3 không' để cơ cấu nợ

  • FPTS: Doanh thu môi giới giảm 36,7%, một Phó Tổng Giám đốc xin từ nhiệm

  • Giá vàng miếng SJC ngày 22/7 chạm mốc 122 triệu đồng/lượng

  • Một nhà băng vừa công bố tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng

  • Giá bạch kim neo ở vùng giá cao nhất trong 11 năm qua

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Xuất khẩu tôm đạt hơn 2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

18:04 |  22/07/2025

Trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,1%, tiếp theo là tôm loại khác (27,4%) và tôm sú (10,5%). Đáng chú ý, tôm loại khác ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục tới 124%.

Theo thông tin từ VAsep, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,1%, tiếp theo là tôm loại khác (27,4%) và tôm sú (10,5%). Đáng chú ý, tôm loại khác ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục tới 124%.

Về thị trường, Trung Quốc & HK đã vươn lên vị trí số 1 với kim ngạch đạt gần 595 triệu USD, tăng mạnh 81% so với cùng kỳ. Sự phục hồi tiêu dùng, nhu cầu cao dịp hè và nhu cầu cao đối với tôm hùm từ Việt Nam tiếp tục giúp Trung Quốc trở thành thị trường bứt phá nhất.

Nhóm thị trường CPTPP cũng ghi nhận kết quả tích cực với mức tăng 38%, trong đó Nhật Bản (tăng 19%), Australia (5%) và Canada (6%) đều có mức tăng trưởng khả quan. Nhật Bản tiếp tục là thị trường đơn lẻ lớn thứ ba của tôm Việt Nam, nhờ nhu cầu ổn định và tôm giá trị gia tăng (GTGT) là thế mạnh.

Thị trường EU tăng 16%, trong đó các nước như Đức, Bỉ và Pháp đều tăng trưởng hai con số. XK đi EU tiếp tục được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA, trong khi các đối thủ như Indonesia, Thái Lan không có.

Hàn Quốc cũng là điểm sáng với mức tăng 14% nhờ nhu cầu ổn định, truyền thống ưa chuộng tôm chế biến kỹ. Đài Loan tăng tới 27% – cho thấy sự lan tỏa tốt của tôm Việt tại Đông Á.

Ngược lại, thị trường Mỹ – từng là đầu tàu xuất khẩu của tôm Việt – lại có dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Dù tổng kim ngạch 6 tháng đạt 341 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ, nhưng diễn biến theo tháng cho thấy xu hướng thiếu khả quan: tháng 5 tăng vọt (+66%) do doanh nghiệp tranh thủ xuất hàng trước khi áp thuế, thì sang tháng 6 giảm mạnh 37%.

Mỹ trở thành thị trường nhiều rủi ro

Từ tháng 4/2025, chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 10% đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các nước. Đến tháng 7, mức thuế với Việt Nam được công bố là 20% (chính thức áp dụng từ 1/8). Cùng với đó là các nguy cơ từ thuế chống bán phá giá (AD) sơ bộ lên tới hơn 35% và thuế chống trợ cấp (CVD) cuối năm nay.

Các yếu tố thuế quan đã khiến thị trường Mỹ trở nên bất ổn, khó dự đoán. Nhập khẩu tôm của Mỹ tuy vẫn tăng trong 5 tháng đầu năm (+24% về giá trị), nhưng rõ ràng đây là kết quả của việc các doanh nghiệp "chạy đơn" trước ngày thuế có hiệu lực, không phải là tăng trưởng bền vững.

Ba “lưỡi kiếm thuế quan” đồng loạt treo lơ lửng khiến nhiều nhà nhập khẩu Mỹ dè chừng, trong khi doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khi định giá, lập kế hoạch sản xuất – giao hàng.

Giá tôm trong nước tăng theo đà nhu cầu và tâm lý thị trường

Trong nước, giá tôm chân trắng tại trại đã tăng liên tục trong tháng 7, đặc biệt ở các cỡ thương mại lớn như 30 và 40 con/kg. Tính đến tuần 29 (14–20/7/2025), mỗi loại tăng thêm 5.000 đồng/kg – tức tăng 20.000 đồng chỉ trong 2 tuần. Nguyên nhân là do các nhà máy đẩy giá thu mua để giữ tiến độ sản xuất, cộng thêm tâm lý thị trường tích cực khi Mỹ tạm lùi áp thuế đến 1/8.

Giá tôm sú cũng ghi nhận đà tăng mạnh, đặc biệt cỡ 20 con/kg đạt mức cao nhất từ đầu năm: 201.000 đồng/kg.

Kịch bản xuất khẩu trong tháng 7 và nửa cuối năm

Trong tháng 7, dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với tháng 5, tháng 6 do các đơn hàng “tránh thuế” đã được đẩy đi sớm. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.

Nửa cuối năm 2025, triển vọng xuất khẩu phụ thuộc lớn vào:

Nếu các mức thuế chính thức từ Mỹ không vượt kỳ vọng, Việt Nam có thể duy trì được nhịp xuất khẩu sang Mỹ ở mức ổn định thấp. Nhưng trong trường hợp thuế AD hoặc CVD ở mức cao, xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, kéo tụt tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Doanh nghiệp tôm Việt cần tái định vị chiến lược xuất khẩu

Trước những biến động từ thị trường và chính sách quốc tế, doanh nghiệp tôm Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu. Việc đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào Mỹ và tận dụng ưu đãi từ các hiệp định như EVFTA, CPTPP là hướng đi cần thiết.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, phù hợp với xu hướng thực phẩm tiện lợi và “ready-to-eat”. Một yếu tố then chốt là đảm bảo truy xuất nguồn gốc minh bạch, tránh rủi ro bị cáo buộc gian lận thương mại hay chuyển tải bất hợp pháp.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số toàn chuỗi – từ nuôi trồng, chế biến đến quản trị đơn hàng – sẽ giúp nâng cao khả năng thích ứng. Việc chủ động vùng nuôi đạt chuẩn và kiểm soát chi phí trong chuỗi cung ứng là giải pháp quan trọng để bảo vệ biên lợi nhuận.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ về tài chính và pháp lý để ứng phó linh hoạt với các chính sách thuế thay đổi bất ngờ từ các thị trường lớn.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/xuat-khau-tom-dat-hon-2-ty-usd-trong-6-thang-dau-nam-d29692.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.