Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Dữ liệu từ Vasep cho thấy, tính riêng tháng 3/2025, giá trị xuất khẩu (XK) đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20%, cho thấy đà tăng trưởng vẫn được duy trì dù có dấu hiệu chững lại so với hai tháng đầu năm.
Tôm và cá tra: Động lực chính của tăng trưởng
Tôm các loại tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch 931,6 triệu USD trong quý I, tăng 35,7%, trong đó tháng 3 đạt 327 triệu USD (tăng 20,4%). Sự tăng trưởng vượt bậc này đến từ nhu cầu mạnh mẽ tại các thị trường lớn như Trung Quốc (sau Tết Nguyên đán), Hoa Kỳ, và EU, nơi các hiệp định thương mại như EVFTA đang phát huy hiệu quả. Cá tra cũng không kém phần quan trọng, đóng góp 465 triệu USD trong quý I (tăng 13%) và 181 triệu USD trong tháng 3 (tăng 16,1%). Giá nguyên liệu ổn định cùng chiến lược đẩy mạnh sản phẩm giá trị gia tăng đã giúp hai mặt hàng này duy trì vị thế dẫn đầu.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá tra có phần chậm hơn tôm, phần nào phản ánh nhu cầu của thị trường chững lại trong những tháng đầu năm, trong bối cảnh biến động địa chính trị và áp lực thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, tôm Việt Nam dù giữ được đà tăng, vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador và Ấn Độ – những quốc gia có lợi thế về giá cả và quy mô sản xuất.
Cua, nhuyễn thể có vỏ tăng trưởng chậm lại trong tháng 3
Một điểm sáng đáng chú ý là sự bứt phá của nhóm cua, ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Cua, ghẹ đạt kim ngạch 86,4 triệu USD trong quý I, tăng 66%, nhờ nhu cầu tăng vọt từ Trung Quốc trong dịp Tết. Nhuyễn thể có vỏ (nghêu, sò, hàu) thậm chí còn gây ấn tượng hơn với mức tăng 115%, đạt 64,9 triệu USD. Dù giá trị tuyệt đối chưa cao, tốc độ tăng trưởng này cho thấy tiềm năng lớn của các nhóm sản phẩm nhỏ trong việc đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu. Tuy nhiên, đến tháng 3, các nhóm này có dấu hiệu tăng chậm lại (cua tăng 27,9%, nhuyễn thể có vỏ tăng 89,7%), phản ánh sự giảm nhiệt của nhu cầu sau mùa cao điểm vào Tết Nguyên đán.
Cá ngừ: Điểm tối giữa bức tranh sáng
Trái ngược với bức tranh chung, cá ngừ là nhóm sản phẩm duy nhất ghi nhận kim ngạch giảm trong tháng 3, đạt 83,3 triệu USD (giảm 0,7%), dù quý I vẫn tăng nhẹ 3,6% (222,7 triệu USD). Nguyên nhân chính là áp lực từ quy định IUU, trong đó quy định kích thước cá ngừ tối thiểu 0,5m đã khiến cho nguồn nguyên liệu để chế biến XK bị thắt chặt.
Ngoài ra, Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA) của Hoa Kỳ – thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam cũng đang là một thách thức đối với ngành cá ngừ. Tổ chức NOAA Hoa Kỳ bước đầu đã đưa thông báo sơ bộ là không công nhận tương đương cho ngành hải sản Việt Nam, đồng nghĩa với việc nếu không đáp ứng yêu cầu của NOAA đúng thời hạn, thì hải sản Việt Nam sẽ bị cấm NK vào Hoa Kỳ từ ngày 1/1/2026.
Nếu không nhanh chóng giải pháp khắc phục, cá ngừ Việt Nam có nguy cơ mất thị phần tại Mỹ, đồng thời tác động domino lên các sản phẩm khai thác khác như mực, bạch tuộc.
Các rào cản thương mại như MMPA, thẻ vàng IUU từ EU, và khả năng tăng thuế quan từ Hoa Kỳ dưới chính quyền mới là những thách thức mà ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục đối mặt và có giải pháp trong năm 2025.
Quý I/2025 đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông, lâm, thủy sản (NLTS) Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh nỗ lực của ngành trong việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng các cơ hội từ hội nhập quốc tế.
Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt tăng ở tất cả các địa phương, giao dịch trong khoảng 132.300 - 133.600 đồng/kg. Việc Mỹ dự kiến áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam thì ngành cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Từ 31/3/2025, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, Ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Giá dầu Brent đã tăng lên mốc 73,63 USD/thùng, tương ứng tăng 2,04%; giá dầu WTI cũng đã tăng 1,58% trong tuần này; kết phiên ở mốc giá 69,36 USD/thùng.
Theo MXV, giá dầu đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi thị trường đánh giá tác động từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tới tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ôtô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 27/3 dự báo điều chỉnh tăng theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Theo MXV, thị trường chứng kiến sắc xanh tràn ngập trên bảng giá kim loại trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Đáng chú ý là trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp đà tăng thêm 1,32% lên mức kỷ lục chưa từng có - 11.487 USD/tấn.
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
Bộ Tài chính dự kiến sẽ đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng nhập khẩu như ô tô, gỗ, khí hóa lỏng LNG, sản phẩm nông nghiệp (đùi gà, cherry, táo).
Các sản phẩm công nghệ thông tin, than, xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng được Bộ Tài chính đề xuất bổ sung vào đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2026.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3 đạt 162,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước
Sáng ngày 24/3, giá cà phê tại Tây Nguyên trong khoảng 132.900 - 134.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua nhưng tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với đầu tuần trước.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?