5,2 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/12 (theo thông tin từ Tổng cục Hải quan).
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2024 đạt 5,2 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên ngành cà phê Việt Nam vượt mốc 5 tỷ USD trong một năm. Trước đó, trong niên vụ 2023-2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024), xuất khẩu cà phê cũng lập kỷ lục tương tự.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh là yếu tố chính góp phần đạt thành tích này, bất chấp sản lượng giảm. Trong 11 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt 1,2 triệu tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân tăng hơn 35%, đạt mức cao nhất lịch sử là 5.720 USD/tấn vào tháng 10. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu cà phê đạt mức tăng trưởng ấn tượng 57% so với năm ngoái.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), nhận định: "Năm 2024 là một năm chưa từng có với giá cà phê Việt Nam liên tục đạt đỉnh cao, đưa thương hiệu cà phê Việt lên tầm thế giới."
Trước đó, xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2023-2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024) cũng đã lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD cho một niên vụ. Như vậy, 2024 là một năm thành công lớn về xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam khi vượt mốc 5 tỷ USD trong cả niên vụ và năm dương lịch và cà phê trở thành mặt hàng nông sản thứ 3 sau rau quả và gạo, có kim ngạch xuất khẩu vượt 5 tỷ USD.
Giá cà phê xuất khẩu tăng cao là nguyên nhân chính giúp cho cà phê Việt Nam đạt cột mốc quan trọng này về xuất khẩu. Bởi trong năm 2024, do sản lượng giảm khiến cho lượng cà phê xuất khẩu giảm khá nhiều. Trong 11 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu là hơn 1,2 triệu tấn, giảm tới 14% so với cùng kỳ năm 2023. Trong bối cảnh ấy, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 11 tháng qua lại tăng tới hơn 35% nhờ giá tăng cao kỷ lục.
Trong tháng 10, giá bình quân cà phê xuất khẩu đạt 5.720 USD/tấn, là mức cao nhất trong lịch sử và tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang tháng 11, giá bình quân cà phê xuất khẩu giảm nhẹ so với tháng 10, nhưng vẫn ở mức rất cao là 5.581 USD/tấn. Nhờ vậy, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 11 tháng năm nay đạt bình quân 4.052 USD/tấn, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết, năm 2024, cà phê là sản phẩm nông sản có giá tăng mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Còn theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), năm 2024 là một năm chưa từng có trong lịch sử cà phê Việt Nam cũng như cà phê thế giới, nhất là về giá cà phê. Giá cà phê Việt Nam lên ở mức cao nhất thế giới và giá cà phê Robusta có những thời điểm cao hơn cả giá cà phê Arabica. Còn trên sàn giao dịch London, lần đầu tiên trong lịch sử, giá cà phê Robusta vượt mốc 5.000 USD/tấn.
Bộ NN&PTNT đã tiếp tục phê duyệt đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 tái canh và ghép cải tạo gần 110 nghìn ha cà phê.
Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021 - 2025 không chỉ thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên mà còn được mở rộng ở các tỉnh cà phê khác như Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Mục tiêu của Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021 - 2025 là phấn đấu trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 107 nghìn ha cà phê; trong đó, trồng tái canh 75 nghìn ha, ghép cải tạo 32 nghìn ha.
Năng suất vườn cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân 3,5 tấn nhân/ha. Thu nhập/ha cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo tăng 1,5 - 2 lần so với trước khi tái canh.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (24/12) ghi nhận ở mức 120.500 - 121.300 đồng/kg, giá không đổi so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê hiện đã tăng gấp đôi.
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Đối với kim loại quý, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce. Đây cũng là lần đầu tiên giá bạc giảm xuống dưới mốc 30 USD/ounce kể từ giữa tháng 9.
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho thấy, các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng từ 329 - 478 đồng/lít, xăng RON95 đã vượt ngưỡng 21 nghìn đồng/lít.
Theo đại diện doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, nếu cơ quan quản lý không sử dụng quỹ bình ổn thì giá các loại xăng có thể tăng khoảng 400 - 550 đồng/lít, còn giá các loại dầu tăng từ 300 - 500 đồng/lít,kg.
Giá kim loại quý diễn biến phân hóa trong bối cảnh thông tin cơ bản trái chiều. Một mặt, giá các mặt hàng được hưởng lợi trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng, nhất là tại khu vực Trung Đông.
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
Theo MXV, sắc đỏ bao trùm thị trường nguyên liệu công nghiệp trong tuần giao dịch vừa qua, nhưng điểm sáng đáng chú ý đến từ đà tăng giá mạnh của mặt hàng ca cao.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang tích cực dữ trữ lượng hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, không để xẩy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.
Thị trường kim loại dẫn dắt đà giảm toàn thị trường với 8 trên 10 mặt hàng đồng loạt suy yếu. Trong đó, giá bạc quay đầu lao dốc 4% từ mức đỉnh của một tháng do hoạt động chốt lời mạnh mẽ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?