VN-Index mất mốc 1.320 điểm
Đây là phiên thứ 3 chỉ số chính liên tiếp đi xuống. Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp với 17.000 tỷ đồng được sang tay. Nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 1.650 tỷ đồng và bán trên 2.056 tỷ đồng.
Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index giảm hơn 10 điểm, lùi sát ngưỡng 1.300 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch 31/3, VN-Index giảm 10,6 điểm xuống mức 1.306,86 điểm; HNX-Index giảm 3,14 điểm xuống mức 235,06 điểm; UPCOM-Index giảm 0,57 điểm xuống 98,05 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 22.790 tỷ đồng.
Sắc đỏ lan rộng ra các nhóm cổ phiếu; trong đó, nhóm cổ phiếu dầu khí thậm chí không còn xuất hiện sắc xanh. Các mã BSR, OIL, PEQ, PLX, POS, PVB, PVC, PVD, PVS, TOS đều ở chiều giảm giá. Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng chỉ “lác đác” vài mã tăng giá. Cổ phiếu ngành bảo hiểm chìm trong sắc đỏ.
Xét theo ngành, nhóm hóa chất giảm sâu nhất (-4,88%), tiếp theo là viễn thông (-2,23%), công nghệ (-2,19%) và dầu khí (-1,35%). Các ngành khác như tài nguyên (-1,12%), dịch vụ tài chính (-0,95%), bất động sản (-0,59%) cũng chìm trong sắc đỏ.
Trong phiên giảm mạnh của thị trường, hàng loạt nhóm ngành chìm trong màu đỏ, như ngành dịch vụ tài chính với hàng loạt mã giảm mạnh như VIX (-2,39%), SSI (-1,3%), VND (-2,55%), SHS (-2,04%); tương tự là ngành bán lẻ với MWG (-1,34%), FRT (-2,37%), DWG (-1,05%), PET (-0,23%).
Cổ phiếu bất động sản có phần phân hóa, khi loạt mã lớn giảm điểm như TCH (-3,74%), DXG (-1,86%), VRE (-1,79%), SIP (-5,79%). Ở chiều ngược lại, vẫn có nhiều mã lớn khác của ngành tăng điểm tích cực như KBC (2,51%), DIG (0,25%), VHM (0,2%), PDR (0,26%), NVL (0,49%), NLG (0,88%).
Riêng nhóm ngân hàng, mặc dù ghi nhận sự phân hóa nhưng chỉ số ngành vẫn giảm 0,47%, với tổng giá trị giao dịch đạt 3.885 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khối ngoại lại đi ngược xu hướng khi bán ròng mạnh tay với tổng giá trị 1.363 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể, trên HoSE, khối ngoại bán ròng 1.282 tỷ đồng, tập trung vào VNM (-166 tỷ đồng), HPG (-136 tỷ đồng), SSI (-106 tỷ đồng), FPT (-106 tỷ đồng) và MSN (-100 tỷ đồng). Ngược lại, VIX được mua ròng 77 tỷ đồng, KBC và VCI lần lượt được mua ròng 49 tỷ đồng và 41 tỷ đồng. Một số mã khác như VHM, HDC cũng thu hút dòng tiền ngoại với giá trị mua ròng 24-27 tỷ đồng mỗi mã.
Theo đánh giá của nhiều công ty chứng khoán, VN-Index đã nhiều phiên liên tiếp không vượt ngưỡng cản 1.330 điểm cộng thêm áp lực chốt lời ngày càng tăng đang khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn.
Đây là phiên thứ 3 chỉ số chính liên tiếp đi xuống. Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp với 17.000 tỷ đồng được sang tay. Nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 1.650 tỷ đồng và bán trên 2.056 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/3/2025 là 78.712 tỷ đồng, đạt 8,98% kế hoạch, đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 31/3, giá vàng SJC và vàng nhẫn liện tục tăng nóng trở lại. Hiện tại, giá vàng trong nước đã leo lên đỉnh mới 101,5 triệu đồng/lượng.
FiinRatings ước tính 40.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ đáo hạn trong quý II, trong đó 16.500 tỷ đồng thuộc về nhóm bất động sản.
Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho biết đã bán ra 154.496 cổ phiếu SSI của Chứng khoán SSI - nơi cha mình làm chủ tịch HĐQT.NHH Đầu tư NDH.
Mới đây, Công ty cổ phần chứng khoán VPBank (VPBankS) với vai tro đại diện người sở hữu trái phiếu, đã có báo cáo gửi đến Uỷ ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) về sự kiện vi phạm ảnh hưởng tới quyền lợi trái chủ.
VietinBank thông báo điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 18/4/2025 thay cho ngày 1/4/2025 được dự kiến trước đó.
Ông Nguyễn Hữu Đặng - cựu phó chủ tịch HDBank, chủ tịch Vikki Bank đương nhiệm - muốn bán hết toàn bộ hơn 60,1 triệu cổ phiếu HDB đang nắm giữ.
Vàng nhẫn tại Bảo tín Minh Châu và Bảo tín Mạnh Hải có mức giá cao nhất là 98,6 – 100,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tính đến ngày 21/3, có 5 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong tháng 3 với tổng giá trị đạt 10.699 tỷ đồng.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, cả vàng nhẫn và vàng miếng các thương hiệu vẫn tiếp tục duy trì ở mốc cao, sát mức kỷ lục 100 triệu đồng/lượng. Chuyên gia nhận định, "ở thời điểm hiện tại, việc giải ngân vào vàng tiềm ẩn rủi ro lớn. Nhà đầu tư mua vào lúc này có nguy cơ cao rơi vào trạng thái 'đu đỉnh' tạm thời".
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND lên 26.000 (từ mức trước đó là 25.450) vào giữa năm và 25.700 (từ 25.000) cuối năm 2025.
Ngân hàng BIDV đang rao bán khoản nợ gần 3.100 tỷ đồng của Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải – chủ đầu tư dự án sân golf Mê Linh. Tài sản đảm bảo gồm hàng trăm nghìn mét vuông đất, tàu biển và máy móc.
Mở cửa sáng nay ngày 26/3, giá vàng SJC tăng thêm 600.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán, hiện niêm yết lần lượt ở mức 96,5 – 98,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3 (theo giờ thế giới), chỉ số S&P 500 tăng 0,16%, đạt 5.776,65 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,46% đạt 18.271,86 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 4,18 điểm, tương đương tăng 0,01%, đạt 42.587,5 điểm.
Công ty cổ phần Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc lãi trái phiếu năm 2024.
Novaland đã chậm thanh toán hơn 145,9 tỷ đồng lô trái phiếu mã NVLH2224006 được phát hành từ năm 2022.
Thanh khoản phiên hôm nay đạt 24.000 tỷ đồng, mức thanh khoản tích cực cho thấy dòng tiền đang vận động tốt trên thị trường. VN-Index tăng 1,6 điểm lên 1.331,92 điểm.
Theo thông tin từ Nikkei, Aeon Entertainment, một chi nhánh điều hành rạp chiếu phim tại Nhật Bản của tập đoàn Aeon sắp mở rộng sang thị trường Việt Nam.
Trong phiên đấu giá sắp tới, dự kiến diễn ra vào lúc 9h30 ngày 11/4/2025, Sacombank tiếp tục giảm giá thêm hơn 10 tỷ đồng khoản nợ liên quan 5.833 lượng vàng SJC, đưa giá khởi điểm xuống còn 317 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?