VN-Index giữ vững sắc xanh 5 phiên, nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào nhóm cổ phiếu nào?
Kết thúc phiên 12/3, VN-Index giữ vững sắc xanh 5 phiên nhưng xu hướng này có thể diễn ra trái chiều trong phiên tiếp theo.
Thị trường chứng khoán hôm nay (17/3) giao dịch tích cực, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản đã giúp VN-Index lấy lại đà tăng sau hai phiên điều chỉnh nhẹ cuối tuần trước.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/3, VN-Index tăng 10,11 điểm (0,76%) lên 1.336,26 điểm với 270 mã tăng, 185 mã giảm và 79 mã đứng giá. VN-Index tăng hơn 10 điểm, lên mức cao nhất trong vòng gần 3 năm qua. HNX-Index cũng tăng 4,04 điểm (1,66%) lên 246,77 điểm với 115 mã tăng, 64 mã giảm và 58 mã đứng giá. Thanh khoản giảm trên sàn HoSE giảm nhưng giữ trên 20.000 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch gần 20.700 tỷ đồng, giảm 2.400 tỷ đồng so với phiên trước.
Phiên hôm nay, các cổ phiếu bluechip phân hóa ở phiên sáng và bứt phá ở phiên chiều. Nhóm cổ phiếu VN30 chốt phiên có 17 mã tăng, 4 mã đứng giá và 9 mã giảm.
Trong đó, SHB tăng cao nhất khi tăng 5,14% lên 11.250 đồng/cổ phiếu, tiếp đến BCM tăng 3,54% lên 81.800 đồng/cổ phiếu, VPB tăng 3,06%, VCB tăng 1,97%, TPB tăng 1,55%, VNM tăng 1,45%, HPG tăng 1,09%.
Các mã: ACB, CTG, GAS, HDB, MWG, PLX, SSI, TCB, VIB, VJC tăng nhẹ.
Bốn mã dừng ở tham chiếu, gồm: MBB, SAB, SSB, STB.
Ở chiều ngược lại, BVH giảm 1,12%, FPT giảm 1,07%.
Các mã còn lại: BID, GVR, LPB, MSN, VHM, VIC, VRE giảm nhẹ.
Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thép đóng cửa trong sắc xanh. Bên cạnh HPG đã kể trên, DTL tăng 6,44% lên 10.750 đồng/cổ phiếu, NKG tăng 1,57%, HSG tăng nhẹ, SMC, VCA dừng ở tham chiếu. Ngược lại, TLH giảm 1,53%, HMC giảm nhẹ.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch trong sắc xanh chiếm đa số và chốt phiên tăng 0,72%. Bên cạnh SSI đã kể trên, BSI tăng 2,55%, DSE tăng 2,40%, TCI tăng 1,85%, HCM tăng 1,57%, TVS tăng 1,50%, VCI tăng 1,41%, CTS tăng 1,03%, FTS tăng 1%, AGR, APG, ORS, VDS tăng nhẹ, VIX dừng ở tham chiếu. Ngược lại, TVB, VND giảm nhẹ.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch sôi động trở thành điểm tựa chính của thị trường và chốt phiên tăng 1,11%. Ngoài các mã ACB, BID, CTG, HDB, LPB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã khác như: EIB tăng nhẹ, MSB tăng 4,31%, OCB tăng 2,69%, NAB tăng 6,53%.
Nhóm cổ phiếu bất động sản khởi sắc với mức tăng cao nhất thị trường, đạt 1,74%. Trong đó, DTA, FIR, HDC, tăng trần, DXG tăng 3,99%, ITC tăng 4,15%, KDH tăng 3,27%, NBB tăng 5,52%, NLG tăng 5,53%, PDR tăng 2,97%, SCR tăng 2,95%, TCH tăng 4,05%, TDC tăng 3,66%, VSI tăng 5,03%....
Bên cạnh đó, các nhóm ngành cổ phiếu như: tư liệu sản xuất tăng 1,13%, tiện ích tăng 1,07%, phân phối và bán lẻ hàng lâu bền, hàng tiêu dùng và trang trí, năng lượng tăng nhẹ.
Ở chiều ngược lại, các nhóm ngành cổ phiếu: viễn thông giảm 2,13%, phần mềm giảm 1,06%, bảo hiểm, vận tải, nguyên vật liệu, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, chăm sóc sức khỏe giảm nhẹ.
Khối ngoại cũng đảo chiều mua ròng với giá trị 159 tỷ đồng trên toàn thị trường. Theo đó, trên HoSE, khối ngoại mua ròng 204 tỷ đồng. VCB được khối ngoại mua mạnh nhất trên HoSE với giá trị 169 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng hơn 33 tỷ đồng trên HNX và 12 tỷ đồng trên thị trường UPCOM.
Theo nhiều chuyên gia phân tích, sau một thời gian tăng liên tiếp, VN-Index cũng cần có thời gian để hấp thụ lượng hàng chốt lời vùng 1.340 điểm. Do đó, nhịp điều chỉnh được xem là cần thiết để thị trường tích lũy quanh vùng 1.300 - 1.320 điểm. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, VN-Index đang có nhiều trợ lực tốt, đặc biệt là câu chuyện nâng hạng thị trường, vận hành hệ thống KRX và triển vọng về kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp.
Kết thúc phiên 12/3, VN-Index giữ vững sắc xanh 5 phiên nhưng xu hướng này có thể diễn ra trái chiều trong phiên tiếp theo.
VietinBank thông báo điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 18/4/2025 thay cho ngày 1/4/2025 được dự kiến trước đó.
Đây là phiên thứ 3 chỉ số chính liên tiếp đi xuống. Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp với 17.000 tỷ đồng được sang tay. Nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 1.650 tỷ đồng và bán trên 2.056 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Đặng - cựu phó chủ tịch HDBank, chủ tịch Vikki Bank đương nhiệm - muốn bán hết toàn bộ hơn 60,1 triệu cổ phiếu HDB đang nắm giữ.
Vàng nhẫn tại Bảo tín Minh Châu và Bảo tín Mạnh Hải có mức giá cao nhất là 98,6 – 100,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tính đến ngày 21/3, có 5 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong tháng 3 với tổng giá trị đạt 10.699 tỷ đồng.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, cả vàng nhẫn và vàng miếng các thương hiệu vẫn tiếp tục duy trì ở mốc cao, sát mức kỷ lục 100 triệu đồng/lượng. Chuyên gia nhận định, "ở thời điểm hiện tại, việc giải ngân vào vàng tiềm ẩn rủi ro lớn. Nhà đầu tư mua vào lúc này có nguy cơ cao rơi vào trạng thái 'đu đỉnh' tạm thời".
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND lên 26.000 (từ mức trước đó là 25.450) vào giữa năm và 25.700 (từ 25.000) cuối năm 2025.
Ngân hàng BIDV đang rao bán khoản nợ gần 3.100 tỷ đồng của Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải – chủ đầu tư dự án sân golf Mê Linh. Tài sản đảm bảo gồm hàng trăm nghìn mét vuông đất, tàu biển và máy móc.
Mở cửa sáng nay ngày 26/3, giá vàng SJC tăng thêm 600.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán, hiện niêm yết lần lượt ở mức 96,5 – 98,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3 (theo giờ thế giới), chỉ số S&P 500 tăng 0,16%, đạt 5.776,65 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,46% đạt 18.271,86 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 4,18 điểm, tương đương tăng 0,01%, đạt 42.587,5 điểm.
Công ty cổ phần Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc lãi trái phiếu năm 2024.
Novaland đã chậm thanh toán hơn 145,9 tỷ đồng lô trái phiếu mã NVLH2224006 được phát hành từ năm 2022.
Thanh khoản phiên hôm nay đạt 24.000 tỷ đồng, mức thanh khoản tích cực cho thấy dòng tiền đang vận động tốt trên thị trường. VN-Index tăng 1,6 điểm lên 1.331,92 điểm.
Theo thông tin từ Nikkei, Aeon Entertainment, một chi nhánh điều hành rạp chiếu phim tại Nhật Bản của tập đoàn Aeon sắp mở rộng sang thị trường Việt Nam.
Trong phiên đấu giá sắp tới, dự kiến diễn ra vào lúc 9h30 ngày 11/4/2025, Sacombank tiếp tục giảm giá thêm hơn 10 tỷ đồng khoản nợ liên quan 5.833 lượng vàng SJC, đưa giá khởi điểm xuống còn 317 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) do các vi phạm liên quan đến quy định về lưu trữ hồ sơ và báo cáo thông tin.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Đồng USD và giá vàng thường có một mối quan hệ nghịch đảo. Khi đồng USD suy yếu, giá vàng thường tăng lên và ngược lại. Điều này là do giá vàng được định giá bằng đồng USD, nên một đồng USD yếu hơn sẽ làm tăng giá trị vàng.
Tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến ngày 12/3 tăng 1,24% so với cuối năm 2024, cho thấy dấu hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ngụ quận 5) và ông Phan Thành Tâm (ngụ quận 1, TP HCM), bị xử phạt 1,5 tỷ đồng/người về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?