Trong chia sẻ mới nhất trên Facebook, CEO BKAV chia sẻ đã "đoán trước được sự rút lui khỏi thị trường của Vsmart" đồng thời nhấn mạnh "THAM VỌNG Bphone đứng trong Top 2 thị phần vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi".
Tuy nhiên, để có thể chiếm lĩnh Top 2 thị phần mảng điện thoại trong nước, việc đầu tiên Bphone phải làm là xuất hiện trên tay nhiều người dùng hơn nữa, chứ không chỉ dừng lại ở việc trên tay nhà sản xuất ở sân khấu sự kiện ra mắt.
Trong bài chia sẻ trên trang Facebook cá nhân với dòng đầu tiên “Cảm ơn Vsmart !”, CEO BKAV – Nguyễn Tử Quảng tự nhận mình có phần trong việc khởi xướng ngành công nghiệp smartphone do người Việt Nam làm chủ từ cách đây 11 năm. Cách đây 6 năm (năm 2015) BKAV lần đầu công bố smartphone do hãng sản xuất với thương hiệu Bphone và trải qua tới nay đã đến đời sản phẩm thứ 4. CEO Nguyễn Tử Quảng từng nhiều lần tiết lộ ông cùng cộng sự đã mất nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu trước khi biến Bphone thành một sản phẩm thương mại hóa.
Nhưng thực tế thì dù đã 11 năm trôi qua, trong đó có 6 năm sản xuất và kinh doanh smartphone, thì thương hiệu Bphone vẫn chỉ là một cái tên vô cùng mờ nhạt trong tâm trí người dùng, hiếm hoi chăng chỉ là những bài chia sẻ của cộng đồng người dùng trên fanpage do chính BKAV lập ra. Không những thế, doanh thu, doanh số của các đời Bphone đều hoàn toàn không được công bố bởi các hãng nghiên cứu độc lập.
Tất cả những gì người dùng biết tới là thông cáo chính thức từ Bphone, với không ít lần tuyên bố “cháy hàng”, “vượt qua ước tính”… Dù vậy, con số thực tế không được bên nào chứng thực, trái với các hãng khác thường có mặt trong báo cáo nghiên cứu thị trường tại Việt Nam.
Đơn cử như Vinsmart, hãng tung ra smartphone tại Việt Nam cách đây 3 năm và nhanh chóng có được thị phần đáng kể với những số liệu công khai từ cả công ty lẫn các đơn vị nghiên cứu thị trường độc lập. Báo cáo của Canalys tháng 3/2020, Vinsmart đứng thứ 5 trong danh sách hãng bán nhiều smartphone tại Việt Nam, vượt qua cả Apple. Samsung vẫn là thương hiệu số 1 với 33% thị phần, đứng sau lần lượt là Oppo (15%), Xiaomi (12%), Vivo (9%). Số liệu được tính toán dựa trên lượng máy nhập về hoặc bán tới nhà phân phối, nhà bán lẻ nhưng điều này cũng cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực của một thương hiệu smartphone Việt với các số liệu công khai, có kiểm chứng.
Sau 3 năm, Vinsmart có 1,2 triệu người dùng, 19 mẫu điện thoại trên thị trường và có được nhiều phản hồi tích cực. Trái với Bphone nhận mình ở phân khúc cao cấp về giá, Vinsmart hướng tới các dòng máy giá rẻ và tầm trung, nhóm đối tượng người dùng phổ thông hoặc mới bắt đầu chuyển sang smartphone. Vinsmart cũng từng có thời điểm nằm Top 3 thị phần smartphone Việt Nam và được vinh danh là Thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất tại Tech Awards 2020.
Dù không có được những số liệu đẹp như Vinsmart, Bphone rõ ràng cũng tạo ra được “điều gì đó” đối với dư luận khi luôn được người dùng Việt quan tâm mỗi lần ra mắt, trái với Vinsmart đa phần trong thầm lặng. Mỗi bài chia sẻ của người đứng đầu BKAV trên Facebook cũng được hàng nghìn lượt qua tâm mỗi lần, đặc biệt khi ông tiết lộ bất kỳ thông tin gì liên quan tới quá trình sản xuất smartphone hoặc các chia sẻ hay góc nhìn của ông Nguyễn Tử Quảng về Covid-19.
"Bạn nhắc đến vaccine tái tổ hợp làm tôi nhớ ra đây là một bằng chứng liên hệ rất rõ giữa virus máy tính với virus sinh học đó. Với loại vaccine mới này thì người ta LẬP TRÌNH ra nó thay vì nuôi cấy. Cũng vì vậy mà tốc độ chế tạo vaccine đáp ứng với biến thể mới nhanh hơn cách làm truyền thống. Vậy đó, chế tạo vaccine giờ giống như việc LẬP TRÌNH phần mềm diệt virus. Rất có sự liên hệ và đó là lý do vì sao tôi tham gia vào những công việc này", ông Nguyễn Tử Quảng chia sẻ.
Nhất là như vừa qua, CEO Nguyễn Tử Quảng đang thu hút được sự quan tâm của dư luận, khi chia sẻ trên tạp chí điện tử Vneconomy rằng: "Chúng tôi không muốn nói, do mọi người hỏi tôi mới chia sẻ thôi. Chứ thực ra Bkav nghiên cứu vaccine virus Corona (Covid-19) cách đây cả năm rồi". Cũng theo ông Quảng, bây giờ vaccine thế hệ mới dùng công nghệ là chủ yếu. Vaccine giống như in 3D. Vaccine truyền thống phải nuôi cấy trên các vật chủ khác hay phải có mẫu thật rồi cấy ghép lên các thứ khác sau mới nhân rộng ra và lấy được vaccine. Trong khi vaccine công nghệ mới giống như tạo hóa chất nhưng theo kiểu in 3D công nghệ nano, hàm lượng công nghệ rất cao.
Loại vaccine này lại sản xuất được số lượng lớn, còn nuôi cấy bình thường thì không thể làm được nhiều. Theo vị lãnh đạo này, lĩnh vực nghiên cứu sản xuất vaccine rất tiềm năng vì công nghệ rất cao. Bởi có thể hình dung virus biến thể rất nhanh. Nếu phương pháp truyền thống để chế tạo vaccine đáp ứng với các biến thể là nhiều năm. Nhưng phương pháp mới có thể điều chỉnh ngay bằng biện pháp công nghệ… giống như lập trình.
Quay lại về mảng smartphone, mới đây, CEO Nguyễn Tử Quảng đã thừa nhận Vinsmart xuất hiện cách đây 3 năm đã khiến ông đôi chút băn khoăn, nhưng bên cạnh đó là niềm vui vì biết BKAV không còn đơn độc trong sứ mệnh đưa smartphone Việt Nam cất cánh. Ông cũng tiếc nuối khi Vinsmart bất ngờ thông báo dừng phát triển smartphone, TV vào ngày 9/5 vừa qua.
Sự góp mặt của Vinsmart dù ngắn ngủi nhưng với CEO BKAV, điều này khẳng định “người Việt Nam chúng ta luôn khát khao và ủng hộ các sản phẩm Make in Việt Nam, đặc biệt là smartphone”, đồng thời giúp BKAV “tự tin khẳng định tham vọng Bphone đứng Top 2 thị phần vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi. Tôi phải cảm ơn Vsmart vì điều này”.
Tham vọng “Top 2 thị phần vào năm 2023” của Bphone được giới quan sát đánh giá là táo bạo khi đến thời điểm này hãng vẫn chưa chứng minh được gì trên hành trình đó. Việc nằm Top 2 có nghĩa phải đánh bật lần lượt Vivo, Xiaomi, Oppo – bộ ba hãng smartphone Trung Quốc đang rất mạnh tại Việt Nam mà trước đó, đối thủ họ phải vượt qua là Apple (dựa trên danh sách của Canalys). Tuy nhiên, không ai có thể nói trước được điều gì khi thị trường luôn có những biến động (Huawei là một ví dụ của sự sa sút ngoài kiểm soát), chưa kể đến việc những phát ngôn của phía nhà sản xuất Bphone luôn ẩn chứa sự lắt léo của ngôn từ khiến người đọc dễ hiểu nhầm.
Đáng chú ý là trong chia sẻ mới nhất của ông trên Facebook, CEO Nguyễn Tử Quảng cho rằng: "Smartphone là TINH HOA CÔNG NGHỆ. Làm chủ các công nghệ lõi khi nghiên cứu, thiết kế và sản xuất Smartphone là chúng ta đã nắm được hầu hết các lĩnh vực công nghệ khó nhất, MỚI NHẤT CỦA THẾ GIỚI. Trong hàng thập kỷ tới CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT của nhân loại sẽ VẪN XOAY QUANH SMARTPHONE".
Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cũng khẳng định: “Việc sản xuất điện thoại hoặc ti vi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng. Trong khi đó, việc phát triển các dòng ô tô đặc biệt thông minh, các ngôi nhà thông minh, thậm chí kiến tạo các thành phố thông minh... sẽ mang đến rất nhiều lợi ích và những trải nghiệm vượt trội cho nhân loại. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm dồn mọi nguồn lực cho mũi nhọn này.”
Chuyên gia công nghệ Bùi Trọng Hiếu, người từng nhiều năm làm việc ở thung lũng Silicon cũng chia sẻ, smartphone đang bước vào "kỉ nguyên tồn kho" và hầu như không còn cơ hội gây đột phá. Điều ấy theo ông lí giải việc vì rất nhiều đại gia trong thị trường điện thoại smartphone, từ Apple, Samsung tới Xiaomi, Oppo, Huawei, Sony đều đang rục rịch chuyển hướng sang lĩnh vực khác là ô tô điện, như những gì Vingroup đang làm.
Trong thời gian qua, BKAV đã có một số đóng góp nhất định trong việc đẩy lùi dịch COVID-19 tại Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là việc góp phần phát triển Bluezone, phần mềm theo dõi tiếp xúc được hàng triệu người Việt Nam cài đặt.
Tháng 4/2020, ông Nguyễn Tử Quảng từng tuyên bố tham gia sản xuất hai model máy thở khác nhau. Model "PB560" được sản xuất dựa trên thiết kế có sẵn của hãng Medtronic (Mỹ), trong khi model "BAC385" được BKAV thiết kế với sự hỗ trợ từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. CEO BKAV cũng từng cho biết sẽ "sẵn sàng sản xuất máy thở phi lợi nhuận cho mục đích chống dịch".
Nhưng đến thời điểm hiện tại, dù tình hình dịch Covid-19 đang vô cùng căng thẳng tại Việt Nam vcũng như trên thế giới nhưng các sản phẩm máy thở của BKAV vẫn chưa thấy xuất hiện.
Theo Vasep, 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ghi nhận kết quả khả quan với tổng kim ngạch đạt 335 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024.
Theo vasep, Trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 252 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. EU được coi là thị trường tăng trưởng ổn định nhất của tôm Việt trong nửa đầu năm 2025.
Thị trường kim loại chứng kiến lực bán áp đảo với 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt giảm giá. Đặc biệt là giá bạc khi có phiên thứ hai liên tiếp suy yếu, ghi nhận mức giảm hơn 0,7% về mức 39,22 USD/oz.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thông tin cho rằng sản lượng vụ mùa cà-phê Arabica của nước này thực tế chỉ đạt 30-32 triệu bao loại 60kg, thấp hơn đáng kể so với mức gần 37 triệu bao mà Cơ quan Cung ứng Quốc gia Brazil (Conab) công bố.
Giá cao su RSS3 trên sàn Osaka ghi nhận mức giảm gần 0,4% về mức 2.231 USD/tấn, trong khi giá cao su TSR20 Trên sàn Singapore đánh mất tới hơn 1% về mức 1.695 USD/tấn.
Thông tin từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), từ 1/8 này đơn vị sẽ triển khai mở rộng thí điểm kinh doanh xăng E10 tại một số cửa hàng thuộc hệ thống phân phối ở TPHCM cũng như một số tỉnh thành.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động giằng co trong phiên giao dịch hôm qua. Chốt phiên, lực bán mạnh trên thị trường năng lượng góp phần kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà suy yếu sang phiên thứ hai, dừng ở mức 2.238 điểm...
Trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,1%, tiếp theo là tôm loại khác (27,4%) và tôm sú (10,5%). Đáng chú ý, tôm loại khác ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục tới 124%.
Theo VAsep, 6 tháng đầu 2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ, tăng 20%, đạt 5,3 tỷ USD. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ.
Giá dầu Brent tiếp tục giảm nhẹ khoảng 0,1%, rơi xuống mốc 69,21 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm khoảng 0,21%, dừng ở mốc 67,2 USD/thùng.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2025, kim ngạch XK cá tra Việt Nam đạt 194 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu (XK) cá tra trong nửa đầu năm nay đạt 1,023 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận kết quả tích cực, dù môi trường thương mại quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sau chuỗi hồi phục ấn tượng trong tuần trước, thị trường cà phê nội địa hiện đang ở trạng thái “tạm nghỉ”, giá hồ tiêu ghi nhận cao nhất giữ mức 140.000 đồng/kg.
Giá dầu WTI đã ghi nhận mức tăng lên tới 1,75%, dừng ở mốc 67,54 USD/thùng, giá dầu Brent cũng đã tiệm cận ngưỡng 70 USD/thùng, leo lên mốc 69,52 USD/thùng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?