Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2021, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Mỹ, đạt 88.161 tấn, trị giá 969,2 triệu USD, tăng 33% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.
Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Mỹ
Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi mạnh mẽ. Thời điểm vaccine chưa được tiêm rộng rãi, nhập khẩu tôm vào Mỹ để phục vụ kênh bán lẻ tăng vọt do người tiêu dùng đã quen chế biến tôm tại nhà sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sau khi vaccine được tiêm rộng rãi đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong đó có tôm, tăng nhu cầu tại phân khúc dịch vụ thực phẩm, hoạt động ăn tối tại nhà hàng của người dân Mỹ.
Trong năm 2021, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 896.109 tấn, trị giá trên 8 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng và tăng 24% về giá trị so với năm 2020. Mức giá nhập khẩu trung bình đạt 8,94 USD/kg, tăng 4% so với năm 2020.
Ấn độ là thị trường đứng đầu cung cấp tôm cho Mỹ trong năm 2021 đạt hơn 340.000 tấn, trị giá 3 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng và 24% về trị giá so với năm 2020. Chỉ riêng tháng 12/2021, Ấn Độ xuất khẩu hơn 31.000 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 291,2 triệu USD, tăng 23% về khối lượng và 33% về trị giá so với tháng 12/2020.
Mức giá xuất khẩu trung bình trong tháng 12/2021 của Ấn Độ đạt 9,31 USD/kg, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020.Xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang Mỹ chiếm 38% tổng khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ trong năm 2021 và chiếm 37% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong năm 2021 đạt hơn 88.000 tấn
Đứng vị thứ 2 xuất khẩu tôm vào Mỹ trong năm 2021 là Ecuador với gần 184.000 tấn tôm, trị giá 1,36 tỷ USD, tăng 46% về khối lượng và tăng 73% về trị giá so với năm 2020. Xuất khẩu tôm của Ecuador sang Ấn độ chiếm 20,5% trong tổng khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ và chiếm 17% tổng trị giá nhập khẩu tôm của Mỹ.
Indonesia đứng thứ 3 cung cấp tôm cho Mỹ trong năm 2021, đạt 174.583 tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 9% về trị giá so với năm 2020. Trong năm 2021, Indonesia đã tuột mất vị trí thứ 2 cung cấp tôm cho Mỹ, thế nhưng lượng tôm xuất khẩu của Indonesia sang Mỹ không hề giảm.
Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Mỹ trong năm 2021, đạt 88.161 tấn, trị giá 969,2 triệu USD, tăng 33% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.
Tôm Việt Nam được nhập khẩu vào 17 bang của Mỹ, trong đó, New York có khối lượng nhập khẩu nhiều nhất với 31.647 tấn, chiếm 36% trong tổng lượng nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Mỹ, bang California nhập nhiều thứ hai với 23.995 tấn, chiếm 27% tổng khối lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm tôm được Mỹ nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2021 là tôm nuôi (tôm thẻ, tôm sú) lột bỏ đông lạnh. Sản phẩm này chiếm đến ¼ khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ, đạt 223.000 tấn với giá trị trên 2 tỷ USD.
Trong đó, Ấn Độ đúng vị trí đầu tiên cung cấp sản phẩm này cho Mỹ, Ecuador đứng thứ hai, Indonesia và Việt Nam lần lượt đứng thứ ba và tư. Mức giá nhập khẩu trung bình mặt hàng này từ Ấn Độ của Mỹ là 8,8 USD/kg, Ecuador 8,6 USD/kg, Indonesia 9,9 USD/kg và Việt Nam 12 USD/kg.
Nhu cầu tôm của Mỹ dự kiến vẫn ổn định trong năm 2022 và đây là thị trường trọng điểm doanh nghiệp luôn cần tập trung phát triển
Sản phẩm có khối lượng nhập khẩu lớn thứ 2 của Mỹ là tôm thịt đông lạnh loại khác (tôm nước lạnh, tôm biển, …) chiếm 19% khối lượng và 17% giá trị với 168 nghìn tấn, trị giá gần 1,4 tỷ USD. Trong đó, Ấn Độ vẫn là nguồn cung lớn nhất và Việt Nam đứng thứ tư. Mức giá trung bình nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ đạt 8,1 USD/kg, Việt Nam 10,6 USD/kg.
Tôm chế biến khác và tôm bột bao đông lạnh là 2 sản phẩm tiếp theo, chiếm lần lượt 13% và 16% khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ, với 120 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD. Ấn Độ đúng vị trí thứ nhất cung cấp sản phẩm này cho Mỹ, Việt Nam đứng thứ hai. Giá trung bình nhập khẩu của Ấn Độ đạt 10 USD/kg, Việt Nam 11,1 USD/kg.
Tiếp theo là tôm chế biến khác và tôm bao bột đông lạnh chiếm lần lượt 13% và 16% khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ, với 120 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD. Ấn Độ là nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ hai. Giá trung bình nhập khẩu của Ấn Độ đạt 10 USD/kg, Việt Nam 11,1 USD/kg.
Năm 2021, trên thị trường Mỹ, mặc dù giá trung bình xuất khẩu của tôm Việt Nam vẫn còn phải cạnh tranh mạnh với các nguồn cung đối thủ như Ấn Độ, Indonesia nhưng tốc độ tăng trưởng đã ghi nhận cao hơn các nước này. Với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của tôm Ecuador trên thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 4 trong top các nguồn cung tôm chính cho Mỹ với tỷ trọng giá trị tăng từ 10,7% năm 2020 lên 12% năm 2021 và tỷ trọng khối lượng tăng từ 8,8% lên 9,8% tổng nhập khẩu tôm của Mỹ.
Theo VASEP, dù hiện tình hình lạm phát tại Mỹ tăng mạnh trong tháng 1/2022, tuy nhiên chuyên gia nhận định kinh tế Mỹ vẫn ổn định nhờ các chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nhu cầu tôm của Mỹ dự kiến vẫn ổn định trong năm nay và đây là thị trường trọng điểm doanh nghiệp luôn cần tập trung phát triển.
VASEP cho rằng, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ, ngành tôm Việt Nam vẫn cần có chiến lược bài bản về cải thiện giá thành nuôi tôm và chế biến tôm, cải thiện hoạt động chế biến và nắm bắt đúng thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ.
Căn cứ sổ bộ theo dõi của cơ quan thuế, số hộ kinh doanh ngừng nghỉ trong 2 tháng 5 và 6 là 2.961 hộ. Trong đó, số hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử chỉ là 263 hộ (chiếm tỷ lệ 8,8%/số hộ ngừng nghỉ).
Sau một tháng triển khai cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.891 vụ việc, phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.
Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.
Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra do dự hơn khi cân nhắc chuyển từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện. Xu hướng này diễn ra rõ nét hơn tại châu Âu so với Mỹ, theo kết quả khảo sát được Shell công bố mới nhất
Tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá của nhiều mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh tại Mỹ đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, theo một báo cáo mới của Quốc hội Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường năng lượng khi giới đầu tư đánh giá lại tác động của những diễn biến chính trị phức tạp về địa chính trị tại khu vực Trung Đông.
Theo mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đưuojc điều chỉnh đồng loạt tăng.
Nhóm kim loại đóng vai trò dẫn dắt xu hướng đi lên của toàn thị trường. Nổi bật là nhóm kim loại quý. Đáng chú ý, giá bạc thiết lập đỉnh cao nhất trong hơn 13 năm.
Các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động thực hiện các chương trình khuyến mại với nội dung hấp dẫn, sáng tạo, hướng đến khách hàng và người tiêu dùng. Mức giảm giá, ưu đãi có thể lên đến 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ, theo quyết định của từng doanh nghiệp.
Giá đường 11 giảm 3,28% so với giá đóng cửa tuần trước đó, xuống mức 363 USD/tấn - mức thấp nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây, trong khi giá đường trắng giảm 2,28%, về mức 465 USD/tấn.
Đóng cửa tuần giao dịch vừa qua (2 - 6/6), lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường năng lượng. Trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt phục hồi bất chấp những lo ngại xoay quanh quyết định tăng sản lượng của OPEC+.
Tháng 4/2025, XK chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ với giá trị đạt gần 29 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch XK mặt hàng này đạt hơn 109 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố sáng 6/6, giá thuê nhà, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, điện sinh hoạt và ăn uống ngoài gia đình tăng theo nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9/2022, theo một khảo sát tư nhân mới công bố. Trong khi đó, chỉ số PMI chính thức được công bố cuối tuần qua cũng cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp trong hai tháng liên tiếp.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?