Tin mới
  • Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường

  • TP HCM: Đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tđến cuối năm 2025, đất ở có nơi gần 688 triệu đồng/m2

  • Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD

  • Dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2023

  • Lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới nhất có mức cao nhất là 20 triệu đồng

  • OCB lần đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt

  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

  • Doanh nghiệp không tự công bố thực phẩm bổ sung, siết chặt hậu kiểm, công khai chỉ tiêu chất lượng

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch công viên rộng 60,4ha tại Mê Linh

  • TP HCM: 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, đợt 2 công bố vào ngày 15/7

  • Becamex IDC tiếp tục có thay đổi ở cấp lãnh đạo

  • Cổ phiếu của Bamboo Capital, Xây dựng Tracodi bị cảnh báo

  • Xuất khẩu cà phê ước đạt 5,5 tỷ USD, vượt mốc kỷ lục của cả năm 2025

  • Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

  • 6 dự án đô thị lớn hơn 46.000 tỷ đồng tại Quảng Trị tìm nhà đầu tư

  • Sàn thương mại điện tử đóng thuế thay người bán, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?

  • Giá dầu đi lùi, lo ngại thuế quan Mỹ kìm hãm

  • Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh

  • Bộ trưởng Tài chính: Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,67%, cao nhất trong gần 20 năm

  • Thương vụ 'sang tay' Dự án Lam Hạ Center Point, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Mỹ

08:32 |  23/02/2022

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2021, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Mỹ, đạt 88.161 tấn, trị giá 969,2 triệu USD, tăng 33% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.

Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Mỹ
Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Mỹ

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi mạnh mẽ. Thời điểm vaccine chưa được tiêm rộng rãi, nhập khẩu tôm vào Mỹ để phục vụ kênh bán lẻ tăng vọt do người tiêu dùng đã quen chế biến tôm tại nhà sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sau khi vaccine được tiêm rộng rãi đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong đó có tôm, tăng nhu cầu tại phân khúc dịch vụ thực phẩm, hoạt động ăn tối tại nhà hàng của người dân Mỹ.

Trong năm 2021, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 896.109 tấn, trị giá trên 8 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng và tăng 24% về giá trị so với năm 2020. Mức giá nhập khẩu trung bình đạt 8,94 USD/kg, tăng 4% so với năm 2020.

Ấn độ là thị trường đứng đầu cung cấp tôm cho Mỹ trong năm 2021 đạt hơn 340.000 tấn, trị giá 3 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng và 24% về trị giá so với năm 2020. Chỉ riêng tháng 12/2021, Ấn Độ xuất khẩu hơn 31.000 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 291,2 triệu USD, tăng 23% về khối lượng và 33% về trị giá so với tháng 12/2020.

Mức giá xuất khẩu trung bình trong tháng 12/2021 của Ấn Độ đạt 9,31 USD/kg, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020.Xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang Mỹ chiếm 38% tổng khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ trong năm 2021 và chiếm 37% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong năm 2021 đạt hơn 88.000 tấn
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong năm 2021 đạt hơn 88.000 tấn

Đứng vị thứ 2 xuất khẩu tôm vào Mỹ trong năm 2021 là Ecuador với gần 184.000 tấn tôm, trị giá 1,36 tỷ USD, tăng 46% về khối lượng và tăng 73% về trị giá so với năm 2020. Xuất khẩu tôm của Ecuador sang Ấn độ chiếm 20,5% trong tổng khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ và chiếm 17% tổng trị giá nhập khẩu tôm của Mỹ.

Indonesia đứng thứ 3 cung cấp tôm cho Mỹ trong năm 2021, đạt 174.583 tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 9% về trị giá so với năm 2020. Trong năm 2021, Indonesia đã tuột mất vị trí thứ 2 cung cấp tôm cho Mỹ, thế nhưng lượng tôm xuất khẩu của Indonesia sang Mỹ không hề giảm.

Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp tôm cho Mỹ trong năm 2021, đạt 88.161 tấn, trị giá 969,2 triệu USD, tăng 33% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.

Tôm Việt Nam được nhập khẩu vào 17 bang của Mỹ, trong đó, New York có khối lượng nhập khẩu nhiều nhất với 31.647 tấn, chiếm 36% trong tổng lượng nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Mỹ, bang California nhập nhiều thứ hai với 23.995 tấn, chiếm 27% tổng khối lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Sản phẩm tôm được Mỹ nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2021 là tôm nuôi (tôm thẻ, tôm sú) lột bỏ đông lạnh. Sản phẩm này chiếm đến ¼ khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ, đạt 223.000 tấn với giá trị trên 2 tỷ USD.

Trong đó, Ấn Độ đúng vị trí đầu tiên cung cấp sản phẩm này cho Mỹ, Ecuador đứng thứ hai, Indonesia và Việt Nam lần lượt đứng thứ ba và tư. Mức giá nhập khẩu trung bình mặt hàng này từ Ấn Độ của Mỹ là 8,8 USD/kg, Ecuador 8,6 USD/kg, Indonesia 9,9 USD/kg và Việt Nam 12 USD/kg.

Nhu cầu tôm của Mỹ dự kiến vẫn ổn định trong năm 2022 và đây là thị trường trọng điểm doanh nghiệp luôn cần tập trung phát triển
Nhu cầu tôm của Mỹ dự kiến vẫn ổn định trong năm 2022 và đây là thị trường trọng điểm doanh nghiệp luôn cần tập trung phát triển

Sản phẩm có khối lượng nhập khẩu lớn thứ 2 của Mỹ là tôm thịt đông lạnh loại khác (tôm nước lạnh, tôm biển, …) chiếm 19% khối lượng và 17% giá trị với 168 nghìn tấn, trị giá gần 1,4 tỷ USD. Trong đó, Ấn Độ vẫn là nguồn cung lớn nhất và Việt Nam đứng thứ tư. Mức giá trung bình nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ đạt 8,1 USD/kg, Việt Nam 10,6 USD/kg.

Tôm chế biến khác và tôm bột bao đông lạnh là 2 sản phẩm tiếp theo, chiếm lần lượt 13% và 16% khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ, với 120 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD. Ấn Độ đúng vị trí thứ nhất cung cấp sản phẩm này cho Mỹ, Việt Nam đứng thứ hai. Giá trung bình nhập khẩu của Ấn Độ đạt 10 USD/kg, Việt Nam 11,1 USD/kg.

Tiếp theo là tôm chế biến khác và tôm bao bột đông lạnh chiếm lần lượt 13% và 16% khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ, với 120 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD. Ấn Độ là nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ hai. Giá trung bình nhập khẩu của Ấn Độ đạt 10 USD/kg, Việt Nam 11,1 USD/kg.

Năm 2021, trên thị trường Mỹ, mặc dù giá trung bình xuất khẩu của tôm Việt Nam vẫn còn phải cạnh tranh mạnh với các nguồn cung đối thủ như Ấn Độ, Indonesia nhưng tốc độ tăng trưởng đã ghi nhận cao hơn các nước này. Với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của tôm Ecuador trên thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 4 trong top các nguồn cung tôm chính cho Mỹ với tỷ trọng giá trị tăng từ 10,7% năm 2020 lên 12% năm 2021 và tỷ trọng khối lượng tăng từ 8,8% lên 9,8% tổng nhập khẩu tôm của Mỹ.

Theo VASEP, dù hiện tình hình lạm phát tại Mỹ tăng mạnh trong tháng 1/2022, tuy nhiên chuyên gia nhận định kinh tế Mỹ vẫn ổn định nhờ các chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nhu cầu tôm của Mỹ dự kiến vẫn ổn định trong năm nay và đây là thị trường trọng điểm doanh nghiệp luôn cần tập trung phát triển.

VASEP cho rằng, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ, ngành tôm Việt Nam vẫn cần có chiến lược bài bản về cải thiện giá thành nuôi tôm và chế biến tôm, cải thiện hoạt động chế biến và nắm bắt đúng thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/viet-nam-dung-vi-tri-thu-4-cung-cap-tom-cho-my-d5191.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.