Báo cáo được công bố nhân Ngày Hạnh phúc quốc tế 20/3 được thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu từ người dân ở hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ về đánh giá cuộc sống của họ trong ba năm trước đó (2021-2023). Điểm hạnh phúc được tính trên thang điểm từ 0 đến 10, dựa trên điểm trung bình trong khoảng thời gian 3 năm.

Việt Nam đứng thứ mấy trong số các quốc gia hạnh phúc nhất tại châu Á?

Theo đó Việt Nam đã đạt 6,043 điểm và tăng 11 bậc trên bảng xếp hạng thế giới so với năm 2023. Singapore tiếp tục đứng thứ 2 liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất châu Á và xếp hạng 30 trong số 143 địa điểm được khảo sát trong báo cáo.

Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp, Phần Lan đứng đầu danh sách các thế giới, cùng với Thụy Điển, Đan Mạch và Iceland. Ngược lại, Anh và Mỹ bất ngờ tụt hạng, nằm ngoài top 20 như mọi năm.

8 trong số 10 quốc gia hạnh phúc nhất đều nằm ở châu Âu, trong đó Đan Mạch giành vị trí thứ 2 với 7,58 điểm, ngang bằng với số điểm của Phần Lan trong năm ngoái. Iceland đứng thứ 3. Afghanistan và Lebanon, là hai quốc gia bất hạnh nhất trên trái đất với số điểm lần lượt là 1,72 và 2,70 do bị tàn phá bởi chiến tranh.

John Helliwell, giáo sư danh dự của Trường Kinh tế Vancouver thuộc Đại học British Columbia (Canada), đồng thời là biên tập viên sáng lập của Báo cáo Hạnh phúc thế giới, cho biết Phần Lan có điểm số rất cao về các khía cạnh trong cuộc sống của người dân, các cơ hội giáo dục và chất lượng y tế rất cao và được phân bổ rộng rãi. Những người nhập cư hạnh phúc vì người dân sẵn sàng chia sẻ với những người mới đến.

Năm nay lần đầu tiên báo cáo đưa ra thứ hạng riêng biệt theo nhóm tuổi nên trong nhiều trường hợp có ghi nhận sự khác biệt lớn so với xếp theo thứ hạng tổng thể. Kết quả cho thấy Đan Mạch là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đối với những người từ 60 tuổi trở lên, Lithuania đứng đầu danh sách hạnh phúc nhất đối với trẻ em và thanh niên dưới 30 tuổi.

Báo cáo chi ra những người trẻ tuổi cho rằng họ kiệt sức và chịu áp lực vì những lo toan trong cuộc sống. Họ nhận thấy tấm bằng đại học không đảm bảo tương lai tài chính của họ. Họ buộc phải tự xoay sở khi có ít cơ hội tiếp cận các khóa học nghề và giáo dục nâng cao có thể giúp nâng cao vị thế xã hội, thu nhập và lòng tự trọng của họ.

Xếp sau Singapore ở châu Á lần lượt là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam,Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Mông Cổ. Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, đứng ở vị trí thứ 126 trên 143 địa điểm được khảo sát.