Trung gian thương mại
Trade Intermediaries

Hình minh họa (Nguồn: managementcareer)
Trung gian thương mại (Trade Intermediaries)
Khái niệm
Trung gian thương mại trong tiếng Anh gọi là Trade Intermediaries.
Căn cứ theo qui định tại Luật Thương mại 2005:
"Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá và đại lí thương mại".
Đặc điểm
– Do chủ thể trung gian thực hiện lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao
– Bên thực hiện dịch vụ trung gian phải là thương nhân; có tư cách pháp lí độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba
– Dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng dịch vụ
Phân loại trung gian thương mại
Người trung gian: Là một công ty kinh doanh độc lập hoạt động như cầu nối người sản xuất và các khách hàng cuối cùng hoặc những người mua công nghiệp.
Người bán buôn hàng hóa thực sự: Là loại trung gian mua hàng trả tiền ngay và sở hữu hàng hóa.
Đại lí: Là người kinh doanh đàm phán và thực hiện việc mua, bán nhưng không sở hữu những hàng hóa kinh doanh.
Người bán buôn: Là tổ chức kinh doanh chủ yếu thực hiện việc mua, sở hữu, lưu kho và vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, và bán lại hàng hóa (thường là với khối lượng nhỏ hơn) cho người bán lẻ hoặc các khách hàng công nghiệp hay những người sử dụng để kinh doanh.
Người bản lẻ: Những người kinh doanh chủ yếu bán hàng hóa cho khách hàng cuối cùng.
Người môi giới: Là người dẫn mồi (go - between) giữa người mua hoặc người bản; được xem như không có rủi ro về sở hữu hàng hóa, thường là không quan tâm tới sản phẩm về vật chất và không được xem như là một đại diện lâu dài của cả người mua lẫn người bán.
Đại lý bán: Là một thành viên kênh độc lập, có thể là cá nhân hay tổ chức, người có nhiệm vụ trong việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty sản xuất nhưng không sở hữu sản phẩm được bán.
Nhà phân phối: Là một trung gian bán buôn, đặc biệt là trong kênh phân phối lựa chọn hoặc phân phối độc quyền cho hàng hóa công nghiệp trong đó nhà sản xuất mong đợi các trợ giúp xúc tiến; thường được đồng nghĩa với nhà bán buôn.
Đại lí bổ trợ: Là một công ty kinh doanh cung cấp các dịch vụ phân phối chuyên môn hóa ngoài các nhiệm vụ mua, bán, chuyển quyền sở hữu (ví dụ như các công ty vận tải, các nhà kho...).
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?