Hòa Bình chấm dứt hoạt động nhiều dự án vì bị doanh nghiệp 'ngâm' quá lâu

Theo thông tin mới nhất từ UBND tỉnh Hòa Bình ngày 26/12, địa phương này vừa đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động của dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá sét Phú Lai - Đoàn Kết, huyện Yên Thủy do Công ty Cổ phần Xi măng X18 là nhà đầu tư.

Dự án do Công ty Cổ phần Xi măng X18 là chủ đầu tư, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác đá sét làm nguyên liệu xi măng cho Công ty Cổ phần X18; Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường.

Theo báo cáo của nhà đầu tư, dự án đã được Sở Xây dựng Hòa Bình thẩm định thiết kế cơ sở, Sở Công thương Hòa Bình thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công. Tuy nhiên, nhà đầu tư chưa cung cấp tài liệu kiểm chứng.

Ngày 11/11/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án. Tại thời điểm kiểm tra, nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện thủ tục pháp lý về đất đai, xây dựng, đồng thời doanh nghiệp này chưa ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.

Tại vị trí thực hiện dự án chỉ có các hộ gia đình, cá nhân đang trồng cây keo. Theo đó, nhà đầu tư đã chậm đưa dự án vào hoạt động khoảng 12 năm.

Đối chiếu với các quy định hiện hành, UBND tỉnh Hòa Bình đã đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động của dự án mỏ đá, sét của Công ty Cổ phần Xi măng X18.

Cũng trong ngày 26/12, còn có 2 dự án khác cũng bị UBND tỉnh Hòa Bình ra thông báo thu hồi chủ trương đầu tư do chậm tiến độ và không thực hiện đúng các cam kết với địa phương này.

Đó là dự án Nhà máy Sản xuất cơ kim khí tại thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn do Công ty TNHH Cơ kim khí Việt Mỹ Hòa Bình là chủ đầu tư. Theo chủ trương đầu tư được duyệt, thời hạn hoàn thành đầu tư và đưa dự án đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2017.

Tại thời điểm kiểm tra ngày 25/10/2022 dự án đã chậm tiến độ 5 năm, doanh nghiệp cũng chưa triển khai thực hiện dự án ngoài thực địa, chưa thực hiện nghĩa vụ bảo đảm thực hiện đầu tư (ký quỹ hoặc có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ), chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, xây dựng (chưa được giao đất, cấp phép xây dựng) với lý do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Hiện trạng vị trí thực hiện dự án vẫn còn 3 hộ dân đang sinh sống.

Đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình chưa nhận được đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nêu trên, căn cứ quy định hiện hành, UBND tỉnh Hòa Bình đã ra thông báo đồng ý chấm dứt hoạt động của dự án này.

Tương tự, dự án Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp tại thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn do Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hùng Thoa là nhà đầu tư cũng bị UBND tỉnh Hòa Bình chấm dứt hoạt động.

Tại thời điểm kiểm tra ngày 21/7/2022 thì dự án này đã chậm tiến độ 4 năm. Tổng diện tích đất mà dự án được được giao khá lớn, lên tới 2.556,4m2/3.000m2.

Tuy nhiên, sau 4 năm doanh nghiệp chưa triển khai thực hiện dự án ngoài thực địa, chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, xây dựng (chưa được giao đất đủ theo diện tích được duyệt và cấp phép xây dựng).

Khu vực dự án được UBND tỉnh quy hoạch là đất ở (Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đến năm 2025, tầm nhìn 2035).

Hòa Bình chấm dứt hoạt động nhiều dự án vì bị doanh nghiệp 'ngâm' quá lâu
Hòa Bình chấm dứt hoạt động nhiều dự án vì bị doanh nghiệp 'ngâm' quá lâu. Ảnh minh họa

Do vậy, Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư (thời điểm Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 có hiệu lực).

Thời gian qua trên cả nước còn tồn tại rất nhiều dự án đầu tư dang dở, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài. Thực tế này đã phát sinh những hệ lụy, trở thành rào cản, điểm nghẽn cho phát triển kinh tế của các địa phương. Gần đây, nhiều địa phương đã có hàng loạt động thái mạnh tay, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Không khó để tìm ra những dự án dang dở, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài nhiều năm ở các địa phương hiện nay. Những tồn tại trên đang gây lãng phí nguồn lực cho Nhà nước, doanh nghiệp, địa phương, đồng thời gây bức xúc cho người dân. Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, có hàng nghìn dự án giai đoạn 2016 - 2021 chậm tiến độ. Trong đó có nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn, trọng điểm đều chậm tiến độ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ có thể do chủ đầu tư không đủ năng lực (tài chính, kinh nghiệm); thủ tục phê duyệt dự án, quy hoạch, giấy phép xây dựng... kéo dài; thị trường thay đổi, nếu cứ theo phương án đầu tư cũ trước khi giao đất thì thua lỗ; đặc biệt là do vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng...

Ngày 13/7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành liên quan tới việc triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo”.

Sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, các địa phương như Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh… đã có nhiều động thái mạnh mẽ, cụ thể các địa phương trên đã rà soát, chấm dứt hàng chục dự án đã bị doanh nghiệp “ngâm” quá lâu dẫn tới lãng phí đất đai, ảnh hưởng tới người dân.

Khởi công xây cảng biển hơn 14 nghìn tỷ tại Quảng Trị ngay quý I/2023

Ban quản lý khu kinh tế Quảng Trị vừa phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu bến cảng Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị).

Theo đó, dự án có quy mô diện tích lập quy hoạch là 685 ha, bố trí 10 bến cảng với tổng chiều dài bến 3.000m, rộng 50m.

Bến có thể tiếp nhận tàu container 100.000 DWT, tàu hàng rời 100.000 DWT, tàu tổng hợp 50.000 DWT. Công suất trung bình mỗi bến khoảng 3 triệu tấn/năm. Đồng thời, quy hoạch các bến cho tàu công vụ gần khu vực gốc đê chắn sóng với tổng chiều dài 700m. Luồng tàu được thiết kế với chiều rộng 170m, cao độ -18.1m (hệ Nhà nước).

Cùng đó, khu kho, xưởng, bãi hàng có diện tích 109,37 ha, được bố trí ngay sau bến cảng để thực hiện các chức năng về dịch vụ lưu kho lưu bãi, logistics, dịch vụ sửa chữa, vệ sinh container và thiết bị....

Khu bến cảng Mỹ Thủy sẽ phục vụ trực tiếp cho khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, kết hợp tiếp chuyển hàng cho CHDCND Lào, Đông Bắc Vương quốc Thái Lan trên tuyến hàng lang kinh tế Đông - Tây. Qua đó, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giao thông kết nối từ cảng tới mạng giao thông Quốc gia sẽ thông qua đường quốc lộ 15D (cảng Mỹ Thủy - cửa khẩu La Lay); đường ven biển (kết nối QL9), QL49C, QL49B (cảng Cửa Việt - Cảng Mỹ Thủy - Cảng Chân Mây (Huế).

Dự kiến trong quý I/2023, dự án đầu tư xây dựng cảng Mỹ Thủy sẽ thi công. Ảnh: Phối cảnh bến cảng Mỹ Thủy
Dự kiến trong quý I/2023, dự án đầu tư xây dựng cảng Mỹ Thủy sẽ thi công. Ảnh: Phối cảnh bến cảng Mỹ Thủy.

Thông tin với Báo Giao thông, ông Phan Phùng Hải, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị cho biết hiện tại, chủ đầu tư dự án cảng Mỹ Thủy đang triển khai các thủ tục để chuẩn bị triển khai. Dự kiến trong quý I/2023, dự án sẽ triển khai thi công.

Dự án Đầu tư xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) do Công ty cổ phần liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) làm chủ đầu tư, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tại Quyết định số 16 ngày 4/1/2019.

Tổng vốn đầu tư là 14.234 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án là 2.143 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ được thực hiện từ năm 2018 - 2025 với 4 bến, tổng vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu 750 tỷ đồng.

Dự án được kỳ vọng tạo sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, làm thay đổi bộ mặt kinh tế Quảng Trị.

Dự án đã được khởi công giai đoạn 1 vào ngày 27/2/2020. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thi công xây dựng. Trước đó, chủ đầu tư của dự án là CTCP Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (Công ty MTIP) đã nhiều lần bị UBND tỉnh Quảng Trị hối thúc tiến độ đầu tư.

Phát lộ hàng trăm dự án điện mặt trời tại Khánh Hòa, Ninh Thuận dính sai phạm

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có kết luận kiểm toán chuyên đề 640 về đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi và hỗ trợ thuế, đất đai, bảo vệ môi trường cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Kết luận 640 của KTNN nêu rõ, Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đã ký hợp đồng mua điện đối với hàng trăm dự án ĐMTMN khi các thủ tục liên quan đến đất đai của các trang trại nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất/đăng ký biến động sang đất nông nghiệp khác; chưa có chứng nhận PCCC, giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền nhưng vẫn được nghiệm thu và đấu nối bán điện lên lưới.

Theo KTNN, phần lớn các nhà đầu tư trong lĩnh vực ĐMTMN ở Khánh Hòa mới được thành lập hoặc các doanh nghiệp tư nhân, chưa có nhiều kinh nghiệm về đầu tư. Vì thế, trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đất đai, môi trường. Nhà đầu tư chỉ tập trung quan tâm đến việc đấu nối chuyên ngành điện lực, hoàn thành lắp đặt thiết bị điện và xác nhận ngày vận hành để đưa vào phát điện.

Tại thời điểm nghiệm thu đấu nối, có 50 hệ thống ĐMTMN chưa có giấy phép xây dựng hoặc văn bản xác nhận kết cấu công trình và an toàn chịu lực; có 50 hệ thống ĐMTMN chưa có văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy và có 156 hệ thống ĐMTMN chưa chuyển mục đích, chưa đăng ký biến động sang đất nông nghiệp khác. Tại thời điểm kiểm tra, đối chiếu có 20 hệ thống ĐMTMN chưa có giấy phép xây dựng/văn bản xác nhận kết cấu công trình và an toàn chịu lực; có 21 hệ thống ĐMTMN chưa có văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy và có 58 hệ thống ĐMTMN chưa chuyển mục đích/đăng ký biến động sang đất nông nghiệp khác.

KTNN cũng phát hiện việc nhiều dự án ĐMTMN ở Khánh Hòa được xây dựng trên cùng một mảnh đất, địa điểm được chia nhỏ công suất dưới 1 MW để tránh làm thủ tục phê duyệt quy hoạch và miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực… Chẳng hạn, hai dự án trang trại điện mặt trời (công suất 993,6 và 999,8 KWp) của Công ty TNHH Năng lượng sạch và Công ty TNHH Năng lượng xanh Ninh Hòa cùng triển khai tại thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa.

Nhiều dự án ĐMTMN tại Ninh Thuận đấu nối sai gây quá tải cho hệ thống truyền tải điện. Ảnh: Tiền Phong
Nhiều dự án ĐMTMN tại Ninh Thuận đấu nối sai gây quá tải cho hệ thống truyền tải điện. Ảnh: Tiền Phong

Tại khu công nghiệp Diên Phú, huyện Diên Khánh cũng có hai dự án điện mặt trời (công suất 356,4 và 648 KWp) của Công ty CP Đầu tư VCN triển khai tại một địa điểm. Còn tại bãi vật liệu D, E hồ Tà Rục (xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm) có 3 dự án điện mặt trời (công suất 999, 998,8 và 998,8 KWp) của Công ty TNHH Nông trại Solar Tân Văn Thủy, Tân Cam Phước Tây và Công ty TNHH Nông nghiệp Việt Thắng. Nhiều dự án ĐMTMN ở các huyện khác cũng xảy ra hiện tượng chia nhỏ dự án dưới 1 MW như thế để “lách luật”.

Cụ thể, ngày 22/9/2020 Bộ Công thương ban hành văn bản số 7088/BCT-ĐL hướng dẫn phát triển ĐMTMN có nêu: Trường hợp nhiều hệ thống ĐMTMN có tổng công suất trên 1 MW (trong đó mỗi hệ thống có công suất không quá 1 MW - PV) trên 1 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp của một hoặc nhiều nhà đầu tư mua lại nhiều hệ thống ĐMTMN nằm liền kề nhau, có tổng công suất trên 1 MW được ký hợp đồng mua bán điện riêng biệt và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực...

Tuy nhiên, Quyết định số 13/2020 của Thủ tướng Chính phủ không quy định trường hợp nhiều hệ thống ĐMTMN triển khai lắp đặt trên cùng một địa điểm. Vì thế, các nhà đầu tư đã lợi dụng nhằm chia nhỏ ĐMTMN thành nhiều hệ thống có công suất dưới 1 MW, tránh làm thủ tục phê duyệt quy hoạch và miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Trước đó, Bộ Công thương cũng đã có kết luận 1424 rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển ĐMTMN tại Ninh Thuận. Kết luận của Bộ Công Thương chỉ rõ loạt vi phạm của Công ty Điện lực Ninh Thuận trong quá trình thực hiện phát triển ĐMTMN. Liên quan đến các hệ thống ĐMTMN của Công ty CP Phát triển Zeus, Công ty TNHH Năng lượng Hoàng Quân, Công ty TNHH Thảo Nguyên Farm, Bộ Công Thương kết luận thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối ĐMTMN vượt quá thời hạn quy định của Bộ nêu tại Thông tư số 18/2020 về việc quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

Ngoài ra, Công ty Điện lực Ninh Thuận ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong đơn đăng ký phát triển, thỏa thuận đấu nối. Việc này trái với quy định tại Thông tư số 18 của Bộ Công Thương. Chưa hết, Công ty Điện lực Ninh Thuận thỏa thuận, chấp thuận đấu nối hệ thống ĐMTMN gây quá tải hệ thống điện là trái quy định. Công ty Điện lực Ninh Thuận còn thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện không đúng đối tượng là hệ thống ĐMTMN quy định tại Quyết định số 13/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Khu đô thị xanh Đông Bắc – Dự án biệt thự, liên kế tại Bình Định

Dự án khu đô thị Xanh Đông Bắc với loại hình biệt thự, liên kế có vị trí nằm tại thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Khu đô thị xanh Đông Bắc được triển khai trên quỹ đất có tổng diện tích khoảng 45ha gồm các khu nhà ở thấp tầng. Tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 2.255 tỷ đồng.

Dự kiến khu đô thị xanh Đông Bắc cung cấp ra thị trường khoảng 650 căn với diện tích đa dạng.

Dự án Đông Bắc sở hữu những tiện ích nội khu gồm: hồ điêu hồ, công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí, khu vực tản bộ, sân thể thao ngoài trời, khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em, khu mua sắm - ẩm thực, an ninh khu vực,…

Từ dự án khu đô thị xanh Đông Bắc cư dân có thể dễ dàng di chuyển trong bán kính 5km chẳng hạn đến UBND thị trấn Diêu Trì, Chi cục Thuế Tuy Phước, ga Diêu Trì, Trường Tiểu học số 2 thị trấn Diêu Trì, công viên Long Vân,…

Phối cảnh dự án khu đô thị xanh Đông Bắc
Phối cảnh dự án khu đô thị xanh Đông Bắc.

Khu đô thị xanh Đông Bắc được đầu tư bởi liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư nhà An Bình và Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (cả 2 công đều thuộc Tập đoàn Capital House).

Công ty Cổ phần Đầu tư nhà An Bình được thành lập vào ngày 03/10/2019, đặt trụ sở tại: Tầng 1, tòa nhà CT2 Ecolife Riverside, đường Điện Biên Phủ, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, do Trần Công Tưởng là người đại diện pháp lý của doanh nghiệp.

Sau tháng 12/2020, UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án khu đô thị xanh Đông Bắc của liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư nhà An Bình và Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô.

Giá biệt thự, liên kế tại khu đô thị xanh Đông Bắc sẽ được chủ đầu tư công bố trong thời gian tới. Dự án được triển khai vào quý I/2021 và dự kiến hoàn thành vào quý I/2026.