Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý do dính hàng loạt sai phạm lĩnh vực chứng khoán như: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 154/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt; HoSE: mã chứng khoán PDR). Địa chỉ trụ sở chính của công ty tại số 39 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM.
Cụ thể, Phát Đạt bị xử phạt hành chính số tiền 92,5 triệu đồng đối với hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật . Phát Đạt không công bố thông tin (CBTT) định kỳ trên hệ thống chuyên trang thông tin Trái phiếu doanh nghiệp của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu sau: Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được kiểm toán năm 2022, bán niên năm 2023 và năm 2023; Không CBTT bất thường trên hệ thống CBTT của UBCKNN và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), trang thông tin điện tử của Công ty các tài liệu sau: Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) số 01A/2021/QĐ-HĐQT ngày 04/01/2021 phê duyệt, thông qua các hợp đồng/giao dịch giữa Công ty và các bên liên quan trong năm 2021; Nghị quyết HĐQT số 01/2023/QĐ-HĐQT ngày 03/01/2023 phê duyệt, thông qua các hợp đồng/giao dịch giữa Công ty và các bên có liên quan trong năm 2023; Nghị quyết HĐQT số 13/2023/QĐ-HĐQT ngày 30/03/2023 thông qua giao dịch với bên có liên quan; CBTT không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống CBTT của UBCKNN và HoSE, trang thông tin điện tử của Công ty các tài liệu sau: Báo cáo tài chính riêng năm 2024 đã được kiểm toán; Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán.
Xử phạt hành chính số tiền 65 triệu đồng đối với hành vi Công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật. Phát Đạt CBTT không đầy đủ về các giao dịch giữa Công ty với người có liên quan của người nội bộ tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2023, năm 2024 theo quy định tại Phụ lục V về Báo cáo tình hình quản trị công ty ban hành kèm Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Phát Đạt bị xử phạt hành chính số tiền 150 triệu đồng đối với hành vi Công bố thông tin sai lệch . Phát Đạt CBTT sai lệch về chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 tại Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất Quý IV/2024 so với chỉ tiêu tại Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất đã được kiểm toán năm 2024, cụ thể: Lợi nhuận sau thuế tại Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất Quý IV/2024 là 515.401.405.989 đồng và 522.781.474.017 đồng; tuy nhiên, Lợi nhuận sau thuế tại Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất đã được kiểm toán năm 2024 là 149.604.280.338 đồng và 155.183.720.727 đồng.
Xử phạt số tiền 187,5 triệu đồng đối với hành vi Sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ không đúng với phương án đã được Hội đồng quản trị công ty thông qua hoặc nội dung đã công bố thông tin cho nhà đầu tư . Phát Đạt sử dụng 1.394.156 triệu đồng trong tổng số tiền 2.045.000 triệu đồng thu được từ các đợt chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ các mã trái phiếu (PDRH2123005, PDRH2123006, PDRH2123007, PDRH2123008, PDRH2123010 và PDRH2224001) cho mục đích hoàn trả tiền mượn cho Công ty cổ phần Địa Ốc Sài Gòn – KL (1.356.700 triệu đồng), Công ty cổ phần Bất động sản Đầu tư và Phát triển Cao ốc Bình Dương (12.230 triệu đồng) và các mục đích khác (25.226 triệu đồng); không đúng với phương án đã được Hội đồng quản trị Công ty thông qua hoặc nội dung đã công bố thông tin cho nhà đầu tư.
Tổng mức phạt hành chính cho tất cả các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Phát Đạt là 495 triệu đồng. Sự việc lần này cho thấy vấn đề nghiêm trọng trong công tác minh bạch tài chính và quản trị doanh nghiệp tại Phát Đạt, đồng thời đặt ra cảnh báo đối với các doanh nghiệp khác trong việc tuân thủ nghiêm túc các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Về tình hình kinh doanh, tính đến cuối năm 2024, tổng nợ phải trả của Phát Đạt hơn 12.690 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ là các khoản phải trả ngắn hạn khác có tổng giá trị trên 5.700 tỷ đồng, giảm 26% so với đầu năm; kế đến là tổng dư nợ vay trên 5.340 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm.
Phát Đạt có dư nợ tín dụng hơn 3.900 tỷ đồng, trong đóMB (3.480 tỷ đồng); VietinBank (435 tỷ đồng), được bảo đảm bằng nhiều tài sản như quyền sử dụng đất dự án Bắc Hà Thanh – Bình Định, khu đất quận Hải Châu – Đà Nẵng, khu đất quận 3 – TP HCM, khu đất Bình Dương, Khu du lịch Bến Thành – Long Hải, hơn 5 triệu cổ phiếu PDR… Công ty không có dư nợ trái phiếu.
Tổng tài sản ghi nhận trên 24.100 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với đầu năm. Trong đó, giá trị tồn kho tại các dự án được ghi nhận trên 13.400 tỷ đồng, tăng 11% và chiếm hơn 56% tổng giá trị tài sản.
Kế đến là các khoản phải thu ngắn hạn được ghi nhận hơn 7.760 tỷ đồng, tăng 87% so với đầu năm và chiếm 32% tổng giá trị tài sản. Ngoài các khoản phải thu cũ từ nhóm Danh Khôi Holding, công ty phát sinh các khoản phải thu mới từ 2 cá nhân có tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng, chủ yếu từ các giao dịch tại dự án Quy Nhơn Iconic.
Kết quả kinh doanh trong năm ghi nhận 1.223 tỷ đồng doanh thu và 367 tỷ đồng lãi ròng (số liệu đã được Phát Đạt thông báo điều chỉnh sau khi phát hành BCTC quý IV/2024), tương đương thực hiện được 42% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận năm.
Dòng tiền kinh doanh của Phát Đạt ghi nhận âm gần 2.870 tỷ đồng, riêng quý cuối năm âm 1.680 tỷ đồng. Với sự bù đắp từ dòng tiền dương ở hoạt động đầu tư và tài chính, dòng tiền thuần trong quý cuối năm của Phát Đạt còn 123 tỷ đồng nhưng cả năm vẫn âm 846 tỷ đồng - mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Ở một diễn biến khác, Phát Đạt vừa thông báo ngày chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 là ngày 20/05/2025.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của Phát Đạt dự kiến được tổ chức trong tháng 06/2025. Địa điểm và thời gian chính thức sẽ được Công ty cập nhật và thông báo trong các văn bản tiếp theo.
Với mục tiêu giải quyết các nhu cầu cá nhân, ông Vũ dự định bán toàn bộ 1,436 triệu cổ phiếu PDR mà ông đang nắm giữ, tương đương 0,16% vốn điều lệ của Phát Đạt.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Các mức xử phạt dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 132/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) do vi phạm về công bố thông tin và vi phạm quy định về giao dịch.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Sau khi lập kỷ lục, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt. Các chuyên gia cảnh báo vàng có thể còn giảm tiếp, nhưng nền tảng hỗ trợ dài hạn vẫn chưa mất. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm -
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tạm thời hoãn áp mức thuế lên tới 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo áp lực ngày càng lớn lên nhiều ngành công nghiệp trong nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sáchgồm 13 Ủy viên. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn chính sách là gì?
Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã chứng khoán NVL) vừa báo cáo về việc không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 2,92 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.
Thông tin giúp cổ phiếu nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ có thể đến từ những tín hiệu tích cực tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của VIC diễn ra trong ngày hôm nay.
Theo ghi nhận sáng ngày 24/4, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty Phú Quý và Doji cùng niêm yết từ 119-121,5 triệu đồng/lượng, tăng 2 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố thông báo về việc bán giải chấp cổ phiếu ký quỹ của một số cổ đông nội bộ và liên quan tại Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group – Mã chứng khoán DIG).
Dù tiền gửi dân cư vẫn tiếp tục tăng thêm 123.000 tỷ đồng (tăng 1,74% so với cuối năm 2024) song tiền gửi tổ chức giảm mạnh đã khiến tổng huy động vốn của ngân hàng sụt giảm.
Sáng ngày 23/4, giá vàng đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng, hạ 2 triệu đồng/lượng so với giá kết phiên ngày hôm qua. Giá mua vào hiện ở mức 120 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 122 triệu đồng/lượng.
Phiên 22/4, VN-Index giảm 9,94 điểm (-0,82%), xuống 1.197,13 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để lướt sóng ngắn hạn với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục trong phiên ngày 23/4.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?