Ra mắt năm 2019, Pi Network là dự án tiền mã hóa cho phép khai thác trên điện thoại mà không cần thiết bị chuyên dụng. Được sáng lập bởi Nicolas Kokkalis và nhóm nghiên cứu từ Đại học Stanford, dự án thu hút hàng triệu người dùng nhưng vẫn gây tranh cãi về giá trị thực sự.
Tiền ảo Pi là gì?
Pi là một đồng
tiền mã hóa thuộc dự án Pi Network, ra đời vào năm 2019. Token PI là đơn vị tiền
tệ của hệ sinh thái này.
Pi Network là dự án tiền mã hóa đang thu hút sự quan tâm dư luận.
Ngày 20/2, đồng Pi vừa chính thức lên sàn OKX với biến động giá mạnh. Mặt khác, nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa lớn đã từ chối niêm yết Pi, bao gồm Bybit.
Trước đó, chưa được niêm yết chính thức trên
các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn, mà chỉ được giao dịch trong cộng đồng người
dùng thông qua mô hình P2P (ngang hàng).
Pi Network hoạt động dựa trên hệ thống blockchain
riêng với cơ chế đồng thuận SCP, thay vì Proof of Work (PoW) như Bitcoin hay
Proof of Stake (PoS) như Ethereum.
Mặc dù Pi Network đã mở mạng chính nhưng việc niêm yết trên các
sàn lớn vẫn gây tranh cãi do lo ngại về tính ổn định và nguy cơ lừa đảo.
Cụ thể, theo ghi nhận từ sàn OKX, cặp giao dịch
PI/USDT bắt đầu được niêm yết với biên độ dao động mạnh. Mức giá thấp nhất trong 24 giờ là 0,1 USDT (tiền ảo
ngang giá đồng USD), trong khi mức cao nhất đạt 2,2 USDT. Vào lúc 16h50 chiều
20/2, giá giao dịch của đồng Pi trên OKX đang ở mức 1,56 USDT, tăng gần 1,5%
trong một khoảng thời gian ngắn sau khi lên sàn.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, tiền ảo Pi không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, cá nhân có hành vi sử dụng tiền ảo Pi để giao dịch thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Pi Network ra đời và hình thành như thế nào?
Pi Network là một dự án tiền mã hóa được phát triển bởi
một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Stanford.
Mục tiêu chính của Pi Network là tạo
ra một hệ sinh thái tiền mã hóa có thể khai thác ngay trên điện thoại di động
mà không cần sử dụng thiết bị chuyên dụng như các loại tiền mã hóa truyền thống,
tiêu biểu là Bitcoin.
Pi Network thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng nhờ
vào cơ chế khai thác (mining) không tiêu tốn tài nguyên, cho phép người dùng đào
Pi chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng di động.
Tuy nhiên, dự án này
cũng gây ra nhiều tranh luận về tính khả thi, liệu đây có phải là một bước đột
phá mới trong lĩnh vực blockchain hay chỉ là một mô hình tiếp thị thu hút người
dùng mà không có giá trị thực sự?
Pi Network khác gì các dự án tiền mã hóa khác?
Pi Network sở hữu một số đặc điểm khác biệt so với các
dự án tiền mã hóa khác, giúp nó trở thành một trong những mạng lưới blockchain
có lượng người dùng lớn:
Khai thác miễn phí trên điện thoại: Khác
với Bitcoin hay Ethereum yêu cầu máy tính mạnh để giải thuật toán phức tạp, Pi
Network cho phép người dùng khai thác coin chỉ bằng cách đăng nhập ứng dụng và
nhấn vào nút “Mine” mỗi ngày. Cách tiếp cận này giúp Pi Network trở nên dễ tiếp
cận hơn với mọi đối tượng.
Không tiêu tốn tài nguyên phần cứng: Một
trong những hạn chế lớn nhất của Bitcoin là yêu cầu phần cứng mạnh và tiêu thụ
điện năng lớn để khai thác. Trong khi đó, quá trình đào Pi không làm hao tổn
pin, CPU hay bộ nhớ điện thoại, đảm bảo thiết bị vẫn hoạt động bình thường mà
không bị nóng lên hay chậm đi.
Mạng lưới phát triển mạnh mẽ: Theo
báo cáo từ Pi Network, cộng đồng người dùng đã mở rộng lên đến hàng chục triệu
thành viên trên toàn cầu. Điều này cho thấy sự quan tâm lớn từ người dùng đối với
dự án, tạo tiền đề cho việc hình thành một hệ sinh thái mạnh mẽ trong tương
lai.
Tập trung vào bảo mật và tính phi tập
trung: Pi Network áp dụng Stellar Consensus Protocol (SCP) –
một giao thức đồng thuận giúp tăng cường tính bảo mật và hạn chế gian lận trong
hệ thống. Nhờ SCP, Pi Network có thể đạt được sự đồng thuận mà không cần tốn
nhiều tài nguyên như cơ chế Proof of Work (PoW) của Bitcoin.
Giao dịch tiền ảo Pi tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Pi Network hoạt động như thế nào?
Pi Network sử dụng mô hình khai thác phi tập trung,
trong đó mỗi người dùng có thể tham gia vào mạng lưới với các vai trò khác
nhau:
Pioneer (Người tiên phong): Là
người dùng thông thường, chỉ cần mở ứng dụng mỗi 24 giờ một lần và nhấn vào nút
khai thác để nhận Pi. Đây là cấp độ phổ biến nhất trong mạng lưới.
Contributor (Người đóng góp): Sau
khi khai thác Pi trong 3 ngày liên tục, người dùng có thể tạo vòng tròn bảo mật
bằng cách thêm những người dùng đáng tin cậy vào danh sách của mình. Vòng tròn
bảo mật giúp tăng cường sự an toàn của mạng lưới.
Ambassador (Đại sứ): Người
dùng sẽ nhận được thêm phần thưởng Pi khi mời bạn bè tham gia vào hệ sinh thái
của Pi Network. Đây là cách mà dự án khuyến khích mở rộng cộng đồng.
Node (Nút mạng): Là
những người chạy ứng dụng Pi Node trên máy tính, giúp duy trì hoạt động của mạng
lưới bằng cách xác thực giao dịch và đóng vai trò như một phần của hệ thống
blockchain.
Ai sáng lập ra đồng Pi? Sự im lặng của đội ngũ sáng lập
Pi Network được sáng lập bởi Tiến sĩ Nicolas Kokkalis,
cùng với Tiến sĩ Chengdiao Fan và Vincent McPhillip.
Pi Network được sáng lập bởi Tiến sĩ Nicolas Kokkalis, cùng với Tiến sĩ Chengdiao Fan và Vincent McPhillip. (từ phải sang trái)
- Tiến sĩ Nicolas Kokkalis: Nhà sáng lập chính, có bằng
Tiến sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học Stanford. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực
blockchain và phân tán. Ông từng giảng dạy môn Ứng dụng phi tập trung của
blockchain tại Stanford vào năm 2018.
- Tiến sĩ Chengdiao Fan: Đồng sáng lập, chuyên nghiên
cứu về xã hội học và tác động của công nghệ đến con người.
- Vincent McPhillip: Trước đây là đồng sáng lập, nhưng
đã rời khỏi dự án vào năm 2021.
Theo một số nguồn tin, Kokkalis từng hướng dẫn Vitalik
Buterin, "cha đẻ" của Ethereum, về hợp đồng thông minh (Smart
Contract). Tuy nhiên, thông tin này không có nhiều bằng chứng xác thực.
Điều đáng chú ý là trên hồ sơ LinkedIn của Nicolas
Kokkalis, không có bất kỳ đề cập nào đến Pi Network. Điều này làm dấy lên nghi
ngờ về vai trò thực sự của ông trong dự án này.
Nicolas Kokkalis cũng không xuất hiện trên bất cứ phương tiện truyền thông nào trong hơn ba năm qua. Một số chuyên gia so sánh sự "biến mất" của
Kokkalis với Satoshi Nakamoto, người sáng lập ẩn danh của Bitcoin. Nakamoto đã
rời khỏi cộng đồng Bitcoin từ năm 2012, để lại một hệ sinh thái phi tập trung vận
hành tự động.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là Bitcoin đã có
giá trị thực tế trên thị trường, trong khi Pi vẫn gặp khó khăn trong việc giao dịch chính thức.
Bên cạnh đó, tài khoản X (Twitter) của Kokkalis chỉ có
4 bài đăng, trong đó 2 bài từ năm 2013 và 2 bài từ năm 2021. Đồng sáng lập
Chengdiao Fan cũng gần như không có hoạt động gì trên mạng xã hội.
Cộng đồng đặt câu hỏi: Liệu Kokkalis có còn tham gia dự
án hay đã rời bỏ nó?
Giao dịch tiền ảo Pi: Rủi ro nhiều hơn cơ hội
Pi Network là một dự án tiền mã hóa thu hút sự quan
tâm lớn trên toàn cầu, nhưng bên cạnh những hứa hẹn về một hệ sinh thái tiền số
có thể khai thác miễn phí, dự án cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Một trong những vấn
đề đáng lo ngại nhất là việc giao dịch đồng Pi theo hình thức P2P
(giao dịch ngang hàng). Việc mua bán Pi thông qua giao dịch tự phát giữa các
cá nhân tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo, bởi không có cơ chế bảo vệ, người mua
có thể chuyển tiền nhưng không nhận được Pi.
Hơn nữa, Pi Network đã nhiều lần
cảnh báo rằng những ai thực hiện giao dịch ngoài hệ thống có thể bị khóa
tài khoản vĩnh viễn, dẫn đến mất toàn bộ số Pi đã khai thác.
Ngoài ra, vì đồng Pi chưa được công nhận là tài sản hợp
pháp tại nhiều quốc gia, các giao dịch Pi hiện nay không có sự bảo vệ pháp
lý, nghĩa là nếu xảy ra tranh chấp, người tham gia không có cơ sở pháp lý để
đòi quyền lợi.
Không chỉ riêng giao dịch Pi, khi tham gia vào Pi
Network, người dùng cũng cần cẩn trọng với một số yếu tố khác. Hiện tại, đồng
Pi chưa có giá trị chính thức. Dù đã được niêm yết nhưng giá trị dao động lớn, khó lường. Việc đầu
tư hay mua bán trong khi chưa có cơ sở rõ ràng về giá trị có thể dẫn đến rủi ro
lớn.
Hơn nữa, mặc dù Pi Network không yêu cầu người dùng nạp
tiền để tham gia, nhưng mô hình phát triển mạng lưới dựa trên việc mời thêm
người mới dễ bị lợi dụng để tạo ra các mô hình đa cấp hoặc các giao
dịch phi pháp.
Người dùng cũng cần cân nhắc về vấn đề bảo mật thông tin cá
nhân, bởi quá trình xác thực danh tính (KYC) yêu cầu cung cấp dữ liệu cá
nhân như số điện thoại, giấy tờ tùy thân. Nếu thông tin này bị sử dụng sai mục
đích, nguy cơ mất an toàn dữ liệu là rất lớn.
Với những yếu tố trên, việc tham gia Pi Network cần được
xem xét kỹ lưỡng. Người dùng không nên mua bán Pi ngoài hệ thống, tránh
những lời mời gọi đầu tư không minh bạch và cần theo dõi sát sao các thông tin
chính thức từ đội ngũ phát triển để đưa ra quyết định đúng đắn.
Dù Pi Network
có tiềm năng hay không, thì ở thời điểm hiện tại, tính rủi ro vẫn cao hơn cơ
hội.
Ngày 20/2/2025, tiền ảo Pi Network chính thức được niêm yết trên một số sàn giao dịch quốc tế, thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng "đào Pi" suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh sự hứng khởi của các nhà đầu tư, nhiều chuyên gia, nhà đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch loại tiền ảo này.
Mở cửa phiên giao dịch 11/4, giá vàng 9999 của SJC tăng 2,8 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm qua, lên mức 103,4-106,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đến hết tháng 12/2024 lần đầu tiên lập kỷ lục đạt 7,065 triệu tỷ đồng, tăng 8,15% so với thời điểm cuối năm 2023, theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố.
Trong phiên giao dịch ngày 10-4, thị trường chứng khoán ghi nhận mức tăng lịch sử với khoảng 98% cổ phiếu trên cả hai sàn tăng giá, trong đó 519 mã tăng kịch trần – con số cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thông tin từ Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC), Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn vừa đăng ký mua vào 23 triệu cổ phiếu HQC nhằm nâng cao tỉ lệ sở hữu. Lượng cổ phiếu này tương ứng gần 4% KLCP đang lưu hành của doanh nghiệp.
Ngày 10/4, thị trường tài chính trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phục hồi mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với hàng loạt quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày, nhưng tăng thuế đối ứng với Trung Quốc lên 125%.
Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026, sau khi tăng mạnh ở mức 7,1% vào năm ngoái. Mặc dù duy trì triển vọng tích cực cho Việt Nam trong năm nay và năm sau, nhưng ADB cũng nhấn mạnh những rủi ro đối với tăng trưởng khi các dự báo này được tính toán trước khi Hoa Kỳ công bố các biện pháp thuế quan.
VN-Index chốt phiên giảm hơn 38 điểm, về dưới 1.100 điểm. Thanh khoản sàn HoSE tiếp tục ở mức cao, trên 32.400 tỷ đồng với 351 mã giảm điểm, chỉ 133 mã tăng giá.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào thứ Ba (8/4) theo giờ thế giới, khi đợt phục hồi chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sự lo lắng của nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kết phiên giao dịch chiều ngày 8/4, VN-Index tiếp tục giảm mạnh, mất 77,88 điểm, tương đương 6,43% và đóng cửa ở mức 1.132,79 điểm. Theo chuyên gia khuyến nghị, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp diễn đà lao dốc trong các phiên tới. Ở thời điểm hiện tại nhà đầu tư không nên vội vàng bắt đáy
Thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi sau khi chạm đáy 1,5 năm, trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng cho thấy xu hướng tăng trong phiên ngày thứ Ba.
Sau kỳ nghỉ lễ, thị trường vàng mở cửa với sắc đỏ bao trùm khi các doanh nghiệp lớn đồng loạt điều chỉnh mạnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn, có nơi hạ tới 600.000 đồng mỗi lượng.
Ngày 8/4, VN-Index vừa mở cửa đã 'bốc hơi' hơn 60 điểm, xuống còn 1.148 điểm, với hơn 400 mã giảm giá, trong đó có hơn 110 mã nằm sàn (chiếm hơn 25%) và chỉ có 25 mã tăng giá.
Trong nước, dù cũng biến động mạnh theo thị trường quốc tế, nhưng kim loại quý ghi nhận mức giảm tương đối hạn chế, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đang phổ biến ở mức 97,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 100,1 triệu đồng/lượng. Với những diễn biến tiêu cực của thị trường kim loại quý những phiên cuối tuần, các chuyên gia đã trở nên bi quan hơn với triển vọng của nó trong tuần này.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?