Phân tích của iPrice cho thấy, các thương hiệu Việt Nam dường như lại đang “lép vế” trên kênh mua sắm online, khiến các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ đánh mất nhiều cơ hội quan trọng để vượt khó và phát triển sau dịch.
Bất chấp những bất ổn do đại dịch COVID-19 gây ra, Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường nhiều hứa hẹn cho thương mại điện tử (TMĐT). Giữa tình hình dịch phức tạp, các giao dịch trực tuyến trở thành cầu nối để người dân tiếp cận được các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Tuy vậy, các thương hiệu Việt Nam dường như lại đang “lép vế” trên kênh mua sắm này, khiến các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ rõ rệt đánh mất nhiều cơ hội quan trọng để vượt khó và phát triển sau dịch.
Để thấy được vị thế của hàng Việt trên TMĐT, nền tảng so sánh giá iPrice đã phân tích gần 1 triệu lượt click trên nền tảng iprice.vn trong vòng 12 tháng qua, từ đó tìm ra sự khác biệt giữa các sản phẩm mang thương hiệu Việt so với sản phẩm có thương hiệu từ nước ngoài trên 4 sàn TMĐT đa ngành phổ biến nhất là Shopee Việt Nam, Lazada Việt Nam, Tiki và Sendo.
Thương hiệu Việt mờ nhạt trước đối thủ ngoại
Quy mô và tiềm năng của ngành TMĐT tại Việt Nam từ lâu đã được biết đến. Sách trắng Thương mại điện tử 2021 từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết hiện có đến 49,3 triệu người tiêu dùng Việt tham gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Cộng với hoạt động giãn cách xã hội diễn ra trên diện rộng thời gian qua và thực tế các chuỗi cung ứng truyền thống như chợ bị tê liệt thì TMĐT càng đóng một vai trò quan trọng.
Hồi tháng 9, một báo cáo của Công ty thanh toán Visa cho thấy những con số hết sức ấn tượng: có đến 87% người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện mua sắm trực tuyến giao hàng tận nhà và có đến 82% trải nghiệm các dịch vụ này lần đầu tiên là sau khi đại dịch xảy ra. Có thể thấy, TMĐT trong mùa dịch không còn đơn thuần là một sự lựa chọn trong số các kênh phân phối mà đã trở thành yếu tố sống còn để các doanh nghiệp trong nước vượt khó và tiếp tục phát triển.
Tuy vậy, đáng lo ngại khi các doanh nghiệp trong nước vẫn đang rất loay hoay trong việc tận dụng kênh phân phối này. Khi nghiên cứu top các mặt hàng được tìm mua từ các sàn TMĐT thông qua việc đếm số lượt tìm kiếm và click vào sản phẩm, iPrice đã phát hiện ra thực tế là các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trên sàn TMĐT trong năm 2020 và nửa đầu 2021. Ngược lại, có đến 83% số sản phẩm được quan tâm nhất trên các sàn TMĐT là hàng ngoại nhập.
Thương hiệu Việt mờ nhạt trước đối thủ ngoại
Đáng lo ngại hơn khi con số này còn có dấu hiệu suy giảm từ 2020 sang 2021. Cụ thể, tỷ lệ hàng hóa mang thương hiệu Việt trong top 1200 sản phẩm bán chạy chỉ chiếm 20% trong thời điểm dịch năm 2020. Trong đó, khi so sánh giữa các sàn, thương hiệu Việt được tìm mua nhiều nhất trên sàn TMĐT Sendo với tận 25% trong số 300 sản phẩm phổ biến trên sàn Sendo là hàng Việt Nam, theo sau là Tiki (23%), Lazada Việt Nam (18%) và Shopee Việt Nam (13%).
Bước sang nửa đầu năm 2021, các mặt hàng thuộc thương hiệu trong nước chỉ còn chiếm 14% các sản phẩm được người tiêu dùng tìm mua, cho thấy một sự suy giảm rõ so với năm trước. Dẫn đầu trong chỉ số này giữa các sàn năm 2021 tiếp tục là hai sàn nội địa Tiki (21%) và Sendo (16%).
Việc hai sàn nội Sendo và Tiki xếp cao nhất về lượng hàng Việt trong các sản phẩm bán chạy phần nào cho thấy tính phù hợp cao và sự hỗ trợ tích cực của hai sàn này cho các doanh nghiệp Việt. Tiki là sàn duy nhất trong bốn sàn bắt buộc tất cả người bán phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Quy định này vô hình chung làm giảm một lượng nhà bán chuyên nhập hàng ngoại về bán lại và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nội.
Trong khi đó, Sendo ghi dấu ấn trong năm 2021 với các chương trình Gian Hàng Việt phối hợp cùng Bộ Công Thương và tích cực xúc tiến đưa nông sản các tỉnh trên cả nước lên sàn trong mùa dịch. Lãnh đạo Sendo gần đây cũng không giấu mong muốn biến sàn này thành địa chỉ kinh doanh trực tuyến của các thương hiệu Việt Nam.
Dẫu vậy, thực tế số liệu đã cho thấy việc các sàn nội tạo điều kiện cho hàng Việt là một mặt nhưng để hàng Việt phổ biến hơn trên TMĐT thì cần xuất phát từ chính bản thân nỗ lực của doanh nghiệp trong nước.
Điểm sáng hàng bách hóa: Hàng Việt chiếm tỉ trọng cao
Điều đáng mừng là hàng Việt bán chạy trong danh mục bách hóa online chiếm tỉ trọng cao trên hai sàn nội địa. Sendo có đến 81% sản phẩm thuộc nhà sản xuất trong nước và con số này ở sàn Tiki là 63%.
Theo báo cáo TMĐT Quý II/2021 từ iPrice và số liệu từ Google, lượt tìm kiếm từ khóa liên quan đến cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223% trong Quý II năm 2021. Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố. Tất cả cho thấy nhu cầu mùa dịch của khách hàng tập trung chủ yếu cho ngành hàng này.
Mặt khác, báo cáo iPrice ghi nhận thêm các sản phẩm bán chạy trên hai sàn nội địa còn có nông sản, đặc sản chiếm 27% các sản phẩm bán chạy. Điều này cho thấy, những mặt hàng đặc sản và nông sản trên môi trường online cũng dần được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn.
Điểm sáng hàng bách hóa: Hàng Việt chiếm tỉ trọng cao
Số liệu thu thập thực tế trên sàn Sendo cho ngành hàng nông sản đặc sản có nguồn gốc Việt Nam, báo cáo cho thấy số mặt hàng nông sản đặc sản Việt Nam bán trên sàn Sendo tăng vọt 50% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, trong năm 2020, con số này cũng đã tăng 29% so với năm 2019.
Sàn này cũng cho biết số lượng đơn hàng mua nông sản đặc sản có nguồn gốc Việt Nam trong năm 2021 cũng tăng đến 45% so với năm ngoái. Một số sự kiện nổi bật bao gồm xúc tiến thành công 100 tấn rau Hải Dương và 100 tấn vải thiều Bắc Giang trên sàn Sendo. Rõ ràng, ảnh hưởng của dịch trong hai năm 2020 và 2021 đã vô tình tạo nên những điều kiện kích thích sự phát triển của ngành nông nghiệp trực tuyến về cả cung và cầu.
Như vậy, bản đồ nông sản đặc sản, bách hóa Việt Nam trên sàn thương mại điện tử đã và đang được tô vẽ bởi các doanh nghiệp nước nhà. Thế nhưng, việc chuyển mình thành ngành ”gà đẻ trứng vàng” cho TMĐT hậu đại dịch thành công hay không cần nhiều nỗ lực và tạo điều kiện từ nhiều phía, tương tự như các chương trình xúc tiến nông sản của Bộ Công Thương các tháng vừa qua.
Công ty CP Hàng không Vietjet (HoSE: mã chứng khoán VJC) công bố kế hoạch chào bán 20.000 trái phiếu 3 không gồm: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, tổng giá trị 2.000 tỷ đồng.
Văn Phú Invest dự kiến dùng 14 triệu cổ phiếu VPI thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức liên quan Chủ tịch Tô Như Toàn làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu.
Số liệu tổng kết của SCIC cho thấy, năm 2024 SCIC đã đạt được những kết quả kinh doanh nổi bật. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 11.140 tỷ đồng, bằng 166% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 11.117 tỷ đồng, bằng 167% kế hoạch năm.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) vừa công bố tình hình kinh doanh 11 tháng đầu năm 2024, với doanh thu thuần đạt 122.298 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 98% kế hoạch năm.
Trong hai ngày 23 và 24/12 vừa qua, thị trường trái phiếu ghi nhận hai thương vụ phát hành quy mô lớn với tổng giá trị lên đến 8.000 tỷ đồng, đến từ Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Tổng hợp An Thịnh và Công ty CP Phát triển và Đầu tư Kinh doanh Minh An.
Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) vừa thông báo nhận chuyển nhượng 99,9% vốn tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk. Công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trụ sở chính tại phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 23/12, HĐQT ORS ra Nghị quyết thông qua việc không triển khai đợt phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) năm 2024. Ở chiều ngược lại, Công ty vẫn sẽ tiếp tục đợt phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank - HNX: mã chứng khoán BAB).
Ngày 24/12, Bộ Tài chính cho biết, đến tháng 12/2024, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với 5 doanh nghiệp.
Yeah1 - Nhà sản xuất gameshow "Anh trai vượt ngàn chông gai" cho biết cổ phiếu YEG tăng trần 5 phiên giao dịch liên tiếp do diễn biến khách quan cung cầu của thị trường chứng khoán.
Apple đang tiến gần đến mức định giá thị trường chứng khoán lịch sử 4.000 tỷ USD. Giá trị của nhà "Táo khuyết" được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư lạc quan trước những cải tiến trí tuệ nhân tạo (AI).
CTCP Tập đoàn Yeah1 là nhà sản xuất gameshow "Anh trai vượt ngàn chông gai" (mã chứng khoán YEG:HoSE) được yêu cầu giải trình cổ phiếu bất ngờ tăng trần 5 phiên giao dịch liên tiếp từ ngày 17/12 đến ngày 23/12.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (HNX: mã chứng khoán DHT) vừa công bố Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của Tổng cục Thuế.
Gần 5 triệu cp HMD của CTCP Hóa chất Minh Đức sẽ bắt đầu giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 27/12, với giá tham chiếu 14,800 đồng/cp, tương ứng vốn hóa gần 74 tỷ đồng.
Theo phương án chào bán, Đất Xanh sẽ chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp - thấp hơn 30% so với giá trên sàn hiện nay. Với giá bán trên, số tiền huy động dự kiến là hơn 1.800 tỷ đồng. DXG có kế hoạch góp 1.559 tỷ đồng cho CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An - công ty con Đất Xanh.
HĐQT CII sẽ trình phát hành 2 gói trái phiếu chuyển đổi ra công chúng để trình ĐHĐCĐ với tổng giá trị phát hành 4.500 tỷ đồng. Đồng thời, CII cũng thông qua việc triển khai chương trình quay số trúng thưởng (không bao gồm cổ đông là cán bộ/nhân viên).
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, Mã chứng khoán DIG, sàn HoSE) vừa có thông báo số 381/TB-DIC Group-HĐQT về việc dừng triển khai chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ngày 20/12, CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã: HHV) công bố Nghị quyết về việc tăng tỷ lệ sở hữu tại 2 dự án cao tốc là Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần từ công ty mẹ là Tập đoàn Đèo Cả.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?